【lich thi dau bong da hang nhat anh】Khi con trẻ
“Gia Mỹ,lich thi dau bong da hang nhat anh người bạn thân nhất của tớ... Đêm qua tớ nằm mơ thấy tụi mình chơi nhảy dây cùng nhau dưới sân trường rất vui. Sáng thức dậy đến lớp, tớ mới nhận ra rằng cậu đã chuyển đi trường khác mất rồi. Tớ buồn và nhớ cậu vô cùng nên hôm nay tớ viết thư cho cậu...”.
Đừng bắt con trẻ đạo văn
Một buổi tối con gái ngồi bên bàn học cặm cụi viết như thế.
Tôi đứng sau lưng con cũng bồi hồi với nét chữ học trò trên trang giấy trắng. Con nhìn tôi cười toe giải thích đây là một bài tập làm văn đề bài là viết thư cho một người bạn thân kể về tình hình học tập của em trong thời gian qua.
“Mẹ biết không, con thích mở bài như thế này hơn vì theo bài cô đưa tham khảo và bảo ghi nhớ thì lúc nào cũng bằng câu: “Đã lâu lắm rồi mình không viết thư cho bạn. Hôm nay mình nhớ bạn quá nên mình viết thư hỏi thăm bạn...”, hay là phần cuối thư phải có câu: “Thôi thư mình viết đã dài, mình xin dừng bút tại đây...”. Có 45 bạn trong lớp đều mở đầu và kết thúc như thế nên con thấy cũng... kỳ!”. Con muốn viết kết bài như thế này: “Mỗi tháng mình sẽ viết cho cậu một lá thư hoặc gửi bưu thiếp cho cậu. Khi nào cậu nhận được nhớ hồi âm cho mình nhé. Chúng mình mãi mãi là bạn tốt của nhau!”.
Tôi thở phào may là con gái nhỏ của tôi còn biết có chữ...“kỳ”. Con tâm tư: “Con ráng không nhìn bài văn tham khảo vì con sợ đọc xong rồi con không suy nghĩ ra những câu văn hay hơn để làm thành bài văn của mình!”.
Con gái thích các bài tập làm văn và tôi cũng khuyến khích con viết theo cách con nghĩ nhưng phải bám sát dàn ý để không lạc đề. Gần đây tôi phát hiện con thường phải “đánh vật” để chỉnh sửa đoạn văn trong bài văn mẫu thành ý của mình.
Ví dụ như đề bài: Viết thư chúc mừng sinh nhật người thân (ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè...), trong văn mẫu có đoạn: “Con rất buồn vì sinh nhật năm nay của cô không có con!”, bé con viết lại: “Chị xin lỗi vì sinh nhật năm nay của em chị đã không đến dự được!”. Loanh quanh cả buổi cuối cùng con gái chỉ chép lại ý tưởng không phải của chính mình rồi đọc thuộc!
Việc cô giáo phát một bài văn mẫu để học trò tham khảo trước khi viết một chủ đề nào đó khiến tư duy của trẻ bị động. Thay vì những suy nghĩ hồn nhiên, trong sáng của tuổi học trò được thắp lên bởi chính tiềm năng của các em thì văn mẫu đã thổi tắt ý tưởng tốt đẹp khi còn trong trứng nước.
Có thể hiểu vì để an toàn cho thành tích chung của lớp, cô giáo đã chủ động cho các em viết tập làm văn mà không có “cơ hội” sai hoặc sót ý. Nhưng theo tôi, các con đang tập làm văn thôi mà! Đã là tập làm thì phải có sai sót, lủng củng, ngây ngô... để từ đó cô góp ý, xây dựng, chỉnh sửa thành một bài văn hoàn chỉnh từ ý tưởng của chính con trẻ.
Trẻ con như búp măng non trên cành, người lớn uốn chiều nào trẻ sẽ phát triển theo chiều đó. Hãy lắng nghe khi con trẻ nói: “Đó không phải là ý tưởng của con!”.
Theo Tuổi Trẻ
(责任编辑:World Cup)
- ·Tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ thay đổi như thế nào?
- ·Học tập và làm theo Bác, xây dựng đội ngũ cán bộ tiên phong, gương mẫu
- ·Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao
- ·Sôi nổi Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2023
- ·Những tác hại kinh hoàng của gói hút ẩm không phải ai cũng biết
- ·Bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng công tác đoàn, hội, đội
- ·Cầu nối ý Đảng
- ·Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3
- ·CTCP Sữa Việt Nam báo lãi trước thuế quý IV/2018 tăng 28%, đạt 2.668 tỷ đồng
- ·Xã hội hóa mạnh mẽ các bộ môn võ thuật
- ·Mức đóng bảo hiểm xã hội 2018 sẽ thay đổi thế nào khi tiền lương tăng
- ·Nâng cao chất lượng sản phẩm
- ·Người bí thư chi bộ gương mẫu
- ·Khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên
- ·Hà Nội: 1.448 thủ tục hành chính đã triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4
- ·Vị “già làng” nặng nghĩa tình với cộng đồng
- ·Quốc hội sẽ tiến hành bầu Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 8 tháng 10
- ·Lựa chọn những vấn đề cốt lõi để tuyên truyền xây dựng Đảng về đạo đức
- ·Quảng Ninh: Đắm tàu chở hàng khiến 2 mẹ con trong một gia đình tử vong
- ·Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024