【nhận định bóng đá keo nha cai】Người lính và “Những chặng đường chinh chiến”…
Ngày 27-1-2024,ườilínhvàNhữngchặngđườngchinhchiếnhận định bóng đá keo nha cai hơn 50 năm ngày liệt sĩ Nguyễn Xuân Thư (Thanh Chương, Nghệ An), Trung đoàn phó Trung đoàn 10, Sư đoàn 4, Quân khu 9 hy sinh, chúng tôi - thế hệ trẻ hôm nay có dịp tìm hiểu về anh. Cũng như bao anh hùng liệt sĩ khác, hình ảnh của anh đã góp phần khắc họa nên chân dung những người lính bộ đội Cụ Hồ, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, của dân tộc.
Một tấm hình hiếm hoi của liệt sĩ Nguyễn Xuân Thư (thứ 2, hàng đứng phía sau, từ trái qua)
“Còn người, còn trận địa”
Như một cơ duyên, tôi biết, nghe kể và được gia đình liệt sĩ Nguyễn Xuân Thư tặng quyển sách “Những chặng đường chinh chiến” của anh. Qua những hồi ký, những câu chuyện của đồng đội kể lại và qua những trận đánh của Trung đoàn 10, chúng tôi cảm nhận được những hy sinh vô cùng to lớn của các anh cho Tổ quốc. Đặc biệt, lật giở từng trang ký ức của những người đồng đội một thời cùng liệt sĩ Nguyễn Xuân Thư vào sinh ra tử từ miền Trung, Tây nguyên, Đông Nam bộ đến vùng cực Nam của Tổ quốc, chúng tôi càng cảm thấy xúc động, tự hào hơn.
Theo lời kể của người thân trong gia đình, liệt sĩ Nguyễn Xuân Thư cũng như bao nhiêu người con đất Việt khác, 8 năm trời từ Bắc vào Nam chiến đấu, gia đình chỉ nhận được vài bức thư ngắn ngủi được viết vội trên đường hành quân và một số thông tin qua anh em đồng đội cung cấp trong những lần có dịp về thăm quê. Đến khi anh hy sinh, giấy bảo tử cũng chỉ ghi ngắn gọn vài dòng. Anh đã theo đoàn quân Nam tiến mãi mãi không trở về…
Tuổi thiếu niên Xuân Thư là một cậu bé rất nhanh nhẹn, nhưng cũng thể hiện bản tính gan góc, táo bạo. Như bao chàng thanh niên lúc bấy giờ, Nguyễn Xuân Thư muốn nhập ngũ, làm nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc. Vào một ngày mùa hè tháng 5-1964, anh học xong lớp 7 thì có lệnh nhập ngũ. Đúng như ý nguyện, không cần đắn đo suy nghĩ, anh hăng hái đăng ký tham gia. Anh được đưa đi tham gia lớp huấn luyện cấp tốc 3 tháng ở xã Nghi Thiết (Cửa Lò), Nghi Lộc, Nghệ An. Trời chuyển sang thu, tầm giữa tháng 9-1964, anh Nguyễn Xuân Thư cùng các đồng đội được lệnh lên xe tiến về phía Nam. Và anh được bàn giao cho Trung đoàn 95, biên chế về Đại đội 18 súng máy cao xạ (12,8mm). Trung đoàn 95 được thành lập vào ngày 19-9-1945 tại tỉnh Quảng Trị. Đây là đội vũ trang đầu tiên của tỉnh này trong thời kỳ chống thực dân Pháp.
Chúng tôi có dịp gặp, trò chuyện với Trung tá Hoàng Đình Kiền, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, hiện sống tại thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, người đã gắn bó với liệt sĩ Nguyễn Xuân Thư từ tháng 11-1964 đến ngày liệt sĩ Nguyễn Xuân Thư hy sinh. Trung tá Hoàng Đình Kiền cho biết hai người là đồng đội đã sống, chiến đấu bên nhau với khoảng thời gian khá dài, nên rất thấu hiểu về nhau.
Theo lời kể của Trung tá Hoàng Đình Kiền, ngày 20-11-1964, Trung đoàn 10 nhận lệnh của Bộ Quốc phòng hành quân vào Nam chiến đấu. Đoàn hành quân bộ vượt Trường Sơn. Càng tiến sâu vào phía Nam, đoàn càng gặp khó khăn. Gạo hết, muối không còn, do đường vận chuyển tiếp tế từ đồng bằng lên bị địch càn quét, phong tỏa. Bộ đội nhịn đói, ăn củ, lá rừng thay cơm tiếp tục hành quân. Đói cơm thiếu muối hành quân vất vả ngày đêm làm nhiều đồng chí bị kiệt sức. Đặc biệt, thời tiết rừng Trường Sơn vô cùng khắc nghiệt, bộ đội lại hành quân vào giữa mùa mưa, sức khỏe bị giảm sút nhanh, bệnh sốt rét phát triển mạnh, thiếu thuốc men, không có bệnh viện, bệnh xá… nên nhiều cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn chưa trọn lời thề sát cánh cùng đồng chí, đồng bào miền Nam chiến đấu đã vĩnh viễn nằm lại nơi bìa rừng, góc suối của dãy Trường Sơn.
Ròng rã hơn hai tháng trời đêm ngủ ngày đi, trèo rừng lội suối vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, hạ tuần tháng 1-1965, Tiểu đoàn 13 - đơn vị hành quân sau cùng của trung đoàn đã có mặt tại Khu 6 tỉnh Gia Lai. Vừa trải qua một cuộc hành quân đầy gian khổ, bộ đội chưa có lấy một ngày nghỉ ngơi, Trung đoàn 10 đã được lệnh bước vào chiến đấu. Trận phục kích địch trên đường số 19 là trận đánh đầu tiên của trung đoàn trên chiến trường miền Nam. Với tinh thần “Còn người còn trận địa”, trận đánh kết thúc, hai đại đội biệt kích địch bị diệt gọn.
Kết thức 4 trận đánh trên đường số 19 và tập kích vào đồn giặc, Trung đoàn 10 được mặt trận Quân khu 5 giao nhiệm vụ cùng với các đơn vị bạn tập kích tiêu diệt căn cứ Kan Nắk. Ở Tây nguyên, căn cứ Kan Nắk được ví là “một pháo đài” bất khả xâm phạm.
Trận đánh cuối cùng
Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Thiếu tá Nguyễn Xuân Thư, Trung đoàn phó Trung đoàn 10 đã đi từ Bắc chí Nam. Và anh đã mãi nằm lại ở trận đánh chi khu Long Mỹ, tỉnh Chương Thiện (nay là tỉnh Hậu Giang). Trong ký ức của Trung tá Hoàng Đình Kiền, chi khu Long Mỹ có vị trị rất đặc biệt. Chỉ cần địch mất chi khu Long Mỹ sẽ kéo theo mất cả huyện Long Mỹ, đe dọa cả tỉnh Chương Thiện và Cần Thơ. Vì vậy đêm 26, rạng ngày 27-1-1973, được sử chỉ đạo của Quân khu 9, Trung đoàn 10 đã sử dụng 2 tiểu đoàn 7 và 8 tiến công tiêu diệt chi khu Long Mỹ để dành thêm đất, thêm dân trên địa bàn chiến lược, đồng thời phối hợp với chiến trường chung gây sức ép với Mỹ, Thiệu trên bàn Hội nghị Paris.
Để cứu vãn tình thế đó, sáng ngày 27-1-1973 (còn mấy giờ nữa là ký Hiệp định Paris), địch điều quân tới phản kích. Bộ đội ta vẫn kiên cường bám trụ trận địa, một tấc không đi, một ly không rời. Địch dùng máy bay F105 pháo binh suốt nhiều giờ liền, thay nhau ném hàng chục trái bom, bắn hàng trăm quả đạn pháo, nhằm dập nát, hủy diệt trận địa của Tiểu đoàn 7. Tiếng bom đạn gầm rú. Đất trời lại chao đảo trùng triềng, khói lửa mịt mù. Nhiều công sự bị đánh sập gây cho Tiểu đoàn 7 thương vong lớn. Một quả bom đã rơi trúng căn hầm chỉ huy của tiểu đoàn. Thiếu tá Nguyễn Xuân Thư, Trung đoàn phó và Đại úy Nguyễn Đức Nhiễm, Chính trị viên Tiểu đoàn 7 bị trúng bom của địch đã anh dũng hy sinh. Thiếu tá Nguyễn Xuân Thư, một cán bộ trưởng thành từ cấp tiểu đoàn, rồi lên cấp trung đoàn hy sinh khi mới 26 tuổi đời, trẻ nhất trong số cán bộ cấp trung đoàn của Quân khu 9 lúc bấy giờ, đã để lại biết bao tiếc thương cho đồng chí, đồng đội...
Trong ký ức của ông Sáu Cử, một đồng đội của liệt sĩ Nguyễn Xuân Thư, đến bây giờ ông vẫn còn nhớ y nguyên tính nết của Trung tá Nguyễn Xuân Thư. “Anh Hai Thư rất nóng tính. Nhưng tính nóng của anh không bị người ta ghét, bởi anh nóng tính nhưng không bao giờ để bụng…”, ông Sáu Cử kể lại.
Chiến trường ác liệt, suốt gần 40 năm sau ngày liệt sĩ Nguyễn Xuân Thư hy sinh, với đủ mọi cách, gia đình mới tìm thấy mộ anh. Và, trong chiều ngày 27-4-2011, liệt sĩ đã về tới quê cha đất tổ. Đất mẹ ôm anh vào lòng…
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Sắp cưới rồi mà cô ấy còn tránh 'chuyện ấy'
- ·Ba du khách tử vong ở Đà Nẵng trúng chất độc ảnh hưởng tim mạch
- ·Nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình
- ·Trên 11.000 công nhân, người lao động được tuyên truyền về luật bảo hiểm
- ·Khóc nghẹn cảnh bé sơ sinh mắc bệnh não úng thủy
- ·Làm cho đô thị đẹp hơn
- ·138 đơn vị máu được hiến tặng
- ·Câu chuyện một người dạy bơi
- ·Có tiền tỷ trong tay vẫn giả nghèo “nuôi” sỹ diện cho cả nhà chồng
- ·Bảy mục tiêu lớn trong bảo vệ, chăm sóc trẻ em
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 4/2017
- ·Đối thoại với 50 hộ nghèo
- ·Hạt đậu Lào biến thành… thần dược
- ·Cảnh giác với tội phạm cướp tài sản kiểu mới
- ·Hai cơ sở pháp lý có thể truy tố BS Tường tội “Giết người”?
- ·Về xóm đũa Tân Long
- ·Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6, Quảng Ninh, Lạng Sơn có gió mạnh cấp 6
- ·Bão số 9 gây nhiều thiệt hại tại các địa phương
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 11/2017
- ·Huyện Vị Thủy có 76.128 người tham gia bảo hiểm y tế