【soi kèo vigo】Kiến nghị giải pháp nhằm tăng hiệu quả quản lý rủi ro ở Hải quan Quảng Ngãi
Quản lý rủi ro là một phương pháp quản lý hải quan hiện đại,ếnnghịgiảiphápnhằmtănghiệuquảquảnlýrủiroởHảiquanQuảngNgãsoi kèo vigo được quy định thành tiêu chuẩn trong Công ước KYOTO của Tổ chức Hải quan thế giới. Quản lý rủi ro chính là công cụ then chốt giúp cơ quan Hải quan giải quyết những vấn đề bằng việc áp dụng một cách có hệ thống các quy trình, biện pháp nhằm hướng các nguồn lực vào các lĩnh vực có nguy cơ ảnh hưởng đến các mục tiêu đề ra qua đó hỗ trợ tối đa tính hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý. Áp dụng quản lý rủi ro là phương tiện hữu hiệu để đảm bảo cùng lúc thực hiện công tác kiểm soát hải quan và tạo thuận lợi cho thương mại. Nhờ có việc lựa chọn hàng hóa XNK và hành khách XNC trọng điểm để kiểm tra, quá trình thông quan và giải phóng hàng háa được diễn ra nhanh hơn. Các lô hàng, hành khách và phương tiện vận tải được xác định có độ rủi ro thấp sẽ ít bị Hải quan can thiệp và khâu làm thủ tục được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
Kết quả trong triển khai công tác QLRR
Quản lý rủi ro là một trong những nội dung quan trọng trong triển khai thực hiện hải quan hiện đại và trong bối cảnh hiện nay, việc áp dụng rộng rãi thủ tục hải quan điện tử thì phương pháp quản lý rủi ro là một trong những công cụ cần thiết nhất.
Việc áp dụng quản lý rủi ro không những đem lại hiệu quả tối ưu cho cơ quan Hải quan trong bối cảnh hạn chế về nguồn lực hiện nay mà còn đem lại những lợi ích rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp bằng việc đánh giá và lựa chọn kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, minh bạch hoá hoạt động hải quan.
Chính vì thế để việc triển khai có hiệu quả, ngay từ đầu bộ phận quản lý rủi ro (sau này là phòng Quản lý rủi ro) đã thực hiện việc xây dựng các danh mục rủi ro, hồ sơ rủi ro, hồ sơ doanh nghiệp và xây dựng các tiêu chí phân tích phục vụ cho việc phân luồng tờ khai.
Bên cạnh đó, phòng Quản lý rủi ro cũng tăng cường rà soát các mặt hàng có khả năng gian lận về thuế, giá để đưa vào danh sách mặt hàng trọng điểm cần kiểm tra.
Phối hợp với các đơn vị liên quan như phòng Chống buôn lậu và Xử lý vi phạm, Đội Kiểm soát Hải quan, các Chi cục tiến hành thu thập thông tin doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật, xây dựng các hồ sơ rủi ro và chia sẻ cho các đơn vị khác tham khảo, cũng như tham gia ý kiến về việc xây dựng, phát triển doanh nghiệp ưu tiên.
Thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chính sách mặt hàng để kịp thời ngăn chặn các hành vi cố ý gian lận của doanh nghiệp. Kiểm tra việc triển khai thực hiện áp dụng các tiêu chí rủi ro tại các Chi cục Hải quan; theo dõi, đánh giá tính hiệu quả của các tiêu chí phân tích để đề xuất việc tiếp tục thực hiện hay hủy hiệu lực.
Cùng với việc áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nên trong những năm vừa qua việc xây dựng và áp dụng tiêu chí rủi ro trong phạm vi toàn Cục được thực hiện đúng quy định, mang lại hiệu quả cao trong việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại đơn vị. Bên cạnh đó, việc tự động phân luồng tờ khai nhanh chóng cũng giúp cho doanh nghiệp chủ động được thời gian giao nhận hàng, kịp thời đưa hàng hóa về nơi sản xuất, giảm bớt nhân lực, chi phí đi lại làm thủ tục hải quan, lưu kho lưu bãi.
Còn đó những khó khăn, hạn chế
Quản lý rủi ro là công tác nghiệp vụ mới và khó, đòi hỏi cán bộ làm công tác Quản lý rủi ro phải tinh thông nghiệp vụ và giàu kinh nghiệm thực tế để có thể nắm bắt kịp thời các chính sách; thu thập, phân tích thông tin về DN, hàng hóa XNK; sàng lọc các đối tượng trọng điểm và đề xuất xây dựng các tiêu chí phù hợp, đảm bảo thực hiện tốt công tác kiểm soát hải quan và tạo thuận lợi thương mại.
Bên cạnh sự nỗ lực triển khai và những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện công tác quản lý rủi ro tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua vẫn còn một số hạn chế. Đó là Cục Hải quan Quảng Ngãi là một trong những đơn vị mới được thành lập với biên chế ban đầu có 14 cán bộ công chức; trong những năm gần đây mà đặc biệt là từ năm 2009, được sự quan tâm của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan nên số lượng biên chế được tăng lên.
Tuy nhiên do mới được tuyển dụng nên số cán bộ công chức này chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế về thủ tục hải quan cũng như khả năng nhận biết các dấu hiệu vi phạm trong bộ hồ sơ hải quan cũng như công tác thu thập, phân tích thông tin, xác định đối tượng trọng điểm có rủi ro cao. Trong khi đó, tại một số khâu nghiệp vụ đòi hỏi phải bố trí cán bộ công chức có kinh nghiệm như giám sát quản lý, giá tính thuế, kiểm tra sau thông quan,.. nên lực lượng làm công tác quản lý rủi ro còn khá mỏng.
Thông tin, dữ liệu đóng vai trò hết sức quan trọng trong quản lý hải quan hiện đại, đặc biệt là trong việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, là căn cứ để đưa ra các quyết định về hình thức, mức độ kiểm tra hải quan. Tuy nhiên, thời gian qua tại đơn vị công tác này vẫn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến việc thông tin phục vụ cho việc phân tích, đánh giá của phòng Quản lý rủi ro còn hạn chế. Công tác thu thập, xử lý thông tin còn phân tán, chồng chéo và không tập trung về một đầu mối nhất định như mảng thông tin thuộc lực lượng QLRR, lực lượng kiểm soát chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan, giá thuế…
Hệ thống thông tin đã được xây dựng từng bước đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, tuy nhiên nhiều phần mềm hệ thống còn phân tán, chưa đồng bộ, chưa tích hợp lại với nhau thành một khối thống nhất; cơ sở dữ liệu còn phải thực hiện thao tác truyền nhận giữa các cấp nên dễ dẫn đến sai lệch. Hạ tầng mạng còn yếu, hiện tượng lỗi, tắc nghẽn hệ thống vẫn còn xảy ra phổ biến.
Một số kiến nghị, giải pháp
Quản lý rủi ro chính là công cụ then chốt trong toàn bộ hoạt động nghiệp vụ hải quan, do đó cần được nhận thức đầy đủ, thống nhất trong tất cả các khâu từ trước, trong và sau thông quan, kiểm tra, giám sát hải quan. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan hiện đại cho toàn thể cán bộ công chức cũng như cộng đồng doanh nghiệp; xem công tác quản lý rủi ro là nhiệm vụ của tất cả công chức làm công tác nghiệp vụ chứ không riêng của bộ phận quản lý rủi ro. Để từ đó định hướng việc thực hiện phối hợp thu thập, phân tích thông tin, đánh giá hiệu quả, chất lượng áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình nghiệp vụ hải quan.
Tăng cường công tác thu thập, trao đổi, cung cấp thông tin giữa Phòng Quản lý rủi ro với các đơn vị nghiệp vụ trong Cục. Các thông tin thu thập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị như đối tượng trọng điểm về buôn lâụ, nguy cơ vi phạm của người XNK cần phải được cung cấp kịp thời đến bộ phận quản lý rủi ro để phân tích, đánh giá.
Kiến nghị với các bộ ngành cấp trên chỉ đạo các ngành tại địa phương như Công an, Thuế, Quản lý thị trường, Viện Kiểm sát, Kế hoạch Đầu tư,…tăng cường phối hợp thực hiện các thông tư liên tịch về trao đổi, cung cấp thông tin nghiệp vụ. Xác định đây là một kênh thông tin rất cần thiết cho lực lượng Hải quan tiến hành xây dựng các hồ sơ rủi ro, xác định đối tượng trọng điểm, phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát hải quan.
Hệ thống thông tin, dữ liệu cần được xây dựng trên cơ sở tích hợp thành một khối thống nhất nhằm phục vụ tốt hơn trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Đặc biệt là cơ sở dữ liệu cần phải tập trung, đáp ứng tốt nhất yêu cầu chia sẻ, tra cứu trực tiếp, hạn chế việc truyền nhận dữ liệu giữa các cấp, dễ gây nên sai lệch số liệu.
Quản lý rủi ro là một trong những công cụ chính trong việc thực hiện triển khai thành công thủ tục hải quan điện tử, kỹ thuật quản lý rủi ro là phương tiện hữu hiệu để đảm bảo cùng lúc thực hiện công tác kiểm soát hải quan và thuận lợi hóa thương mại. Do đó, trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh công tác quản lý rủi ro, góp phần triển khai thực hiện thành công chương trình phát triển, hiện đại hóa Cục Hải quan Quảng Ngãi, trong đó đặc biệt là triển khai thành công dự án VNACCS/VCIS theo đúng kế hoạch của Tổng cục Hải quan.
(责任编辑:World Cup)
- ·Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng đột biến, Tổng cục Thống kê khẳng định 'hợp xu thế'
- ·Nhập khẩu lạm phát
- ·U19 Bình Dương có chiến thắng đầu tay
- ·Vòng loại cuối cùng World Cup 2022 khu vực châu Á, Việt Nam
- ·Bộ Y tế cho ra mắt ứng dụng hỏi đáp về dịch do virus corona
- ·Lâm Đồng chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án Hồ chứa Đan Kia 2
- ·Đội tuyển Việt Nam đánh bại Lào trong ngày ra quân AFF Cup 2020
- ·Thủ tướng yêu cầu chấm dứt tình trạng “chạy” dự án, lợi ích nhóm
- ·Bộ trưởng TT&TT chúc Báo chí luôn giữ được tinh thần Cách mạng
- ·Barca gặp CLB Đức ở tứ kết Europa League
- ·Máy bay vận tải quân sự của Nga rơi ở Syria, gần 40 người thiệt mạng
- ·Danh tính 25 dự án đường bộ ưu tiên đầu tư; Nhiều dự án điện gió vướng giải phóng mặt bằng
- ·Tuyến đường thịnh vượng mới
- ·Miền Trung thúc tiến độ đầu tư xây dựng nhà máy nước
- ·Hướng dẫn cách tính điểm tốt nghiệp THPT 2018
- ·Đồng Tháp chấp thuận chủ trương đầu tư dự án giáo dục vốn 175 tỷ đồng
- ·Đề xuất sửa quy định đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập
- ·Hậu Giang: Phát triển khu công nghiệp, tạo quỹ đất thu hút đầu tư
- ·Ô tô 7 chỗ hot Toyota Rush mốc 600 triệu giá ‘về tay’ gần 900 triệu, dân Việt choáng váng
- ·Giải vô địch xe đạp địa hình quốc gia 2021: Bình Dương giành 3 huy chương vàng