【nhận định hạng 2 hàn quốc】Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Tạo không gian vui chơi an toàn,n mnhận định hạng 2 hàn quốc lành mạnh cho trẻ trong đợt dịch Covid-19
Thời gian tiếp xúc internet ngày càng cao
Là công nhân Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú (huyện Đồng Phú) thời gian đi làm tại công ty của chị Bùi Thị Kim Yến ở ấp 3, xã Tiến Hưng, thành phố Đồng Xoài thường hơn 8 giờ mỗi ngày, chưa kể thường xuyên phải tăng ca. Do dịch bệnh, con gái hơn 3 tuổi của chị không thể đến trường, phải nhờ người thân trông giúp. Vì vậy, thời gian bé tiếp xúc với tivi, điện thoại tương đối nhiều. Chị Yến cho biết: “Biết bé không được đến trường sẽ ít có cơ hội vận động, giao tiếp, nhưng vì quá bận rộn và mệt mỏi sau giờ tan ca, tôi chỉ có thể cho con giải trí bằng cách xem những clip trên YouTube. Giờ bé chỉ ngồi yên khi được xem điện thoại, ngay cả trong lúc ăn cũng phải cho xem điện thoại bé mới chịu ăn”.
Hay tại gia đình ông Phạm Thế Hùng ở phường Tân Đồng, thành phố Đồng Xoài. Để giúp các con yên tâm đi làm, ông Hùng đã nhận trông giữ cháu trong giai đoạn các trường học phải tạm đóng cửa để phòng, chống dịch Covid-19. Ông Hùng cho biết: “Ở nhà phòng dịch, các cháu lớn phải thường xuyên lên mạng học online, còn các cháu nhỏ thì lên mạng chơi game và xem các chương trình giải trí nên thời gian tiếp xúc với internet tăng gấp đôi. Để quản lý, hướng dẫn các cháu sử dụng internet hiệu quả và an toàn không phải là điều dễ dàng”.
Hiện nay, lứa tuổi được tiếp cận với internet ngày càng trẻ hóa, thời gian sử dụng cũng dần tăng lên. Theo Viện Nghiên cứu phát triển bền vững và tổ chức cứu trợ trẻ em, Việt Nam hiện có khoảng 66,1% trẻ em được tiếp cận các thiết bị có kết nối internet. Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận của internet thì vẫn còn đó những nguy hiểm, rủi ro khó nhận biết để tự phòng tránh. Bởi hầu hết trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về internet.
Nguy cơ mất an toàn từ mạng xã hội
Internet là không gian thu nhỏ nhưng đa chiều, thế giới ảo nhưng gây tổn thương cho trẻ hoàn toàn có thật. Nhiều trẻ bị tác động tiêu cực từ mạng xã hội mà làm hại chính bản thân. Thậm chí nhiều em có hành vi cực đoan, bạo lực hoặc bị gạ gẫm quấy rối tình dục. Những kẻ xấu lợi dụng kết bạn trên mạng để khai thác thông tin cá nhân phục vụ cho việc mua bán, bắt cóc hay chiếm đoạt, hành hạ, mời gọi trẻ em chơi các trò chơi trực tuyến. Từ những video có nội dung nhảm nhí, vô bổ, cho tới những video hướng dẫn tự sát cũng được tung lên mạng, tiềm ẩn mối nguy hiểm khó lường với trẻ, nếu phụ huynh không cảnh giác và quan tâm con cái.
Minh chứng như trường hợp em N.Đ.H ở xã An Phú, huyện Hớn Quản. Trong suốt 4 năm tiểu học, H luôn là học sinh khá giỏi, là niềm tự hào của ba mẹ. Thế nhưng, khi H bước sang năm lớp 5, mẹ em đi làm xa nhà, ba lại quá bận bịu công việc nương rẫy. Thiếu sự quan tâm, kèm cặp sâu sát của ba mẹ, lại cộng thêm bị bạn bè rủ rê lôi kéo, em đã bắt đầu nghiện game online, đến nay đã gần 4 năm. Anh Nguyễn Văn Hiến, ba của em H, tâm sự: Từ ngày nghiện game, kết quả học tập của con ngày càng sa sút, các trò chơi game online khiến con trở nên bạo lực. Để chơi game, con thường xuyên trốn nhà, trốn học, trộm cắp vặt... việc quản lý con vô cùng khó khăn.
Đồng hành và hướng dẫn trẻ sử dụng mạng an toàn
Để hạn chế đến mức thấp nhất những mặt trái của internet đối với trẻ em, đòi hỏi sự tìm hiểu một cách thấu đáo cũng như những giải pháp từ nhiều phía liên quan, như: Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định liên quan đến phòng, chống xâm hại trẻ em. Các ngành chức năng, doanh nghiệp viễn thông cần ngăn chặn những thông tin xấu trên mạng có nguy cơ xâm hại trẻ em, tạo môi trường an toàn trên mạng cho trẻ; xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng... Tuy nhiên, quan trọng nhất là các bậc phụ huynh phải quan tâm hướng dẫn con cái sử dụng internet một cách hiệu quả, phát huy những thế mạnh của internet trong học tập.
Ông Trần Văn Xuân, Phó giám đốc Sở Lao đông - Thương binh và Xã hội chia sẻ: Trong đợt dịch Covid-19, trẻ em ít được tiếp xúc với cộng đồng, vì vậy cha mẹ “phải là bạn của con”, thường xuyên trò chuyện với con để các em nói ra được vấn đề của mình. Đó chính là cách bảo vệ trẻ tốt nhất cả ngoài đời thực lẫn trên không gian mạng. Ngoài ra, cần tạo không gian vui chơi an toàn, lành mạnh để các em giải trí, cân bằng cuộc sống.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, trẻ em không thể đứng ngoài thế giới của internet - vạn vật kết nối. Đã đến lúc việc giáo dục trẻ em các kỹ năng biết tự bảo vệ mình trên môi trường mạng cũng cần thiết như những kỹ năng trong cuộc sống hằng ngày. Cần có một cơ chế sàng lọc, kiểm soát những thông tin độc hại đối với trẻ em. Để làm được điều này phải có sự phối hợp và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý về công nghệ thông tin, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kỹ thuật số, nhà trường và mỗi gia đình.
(责任编辑:La liga)
- ·Phát hiện hai kháng thể tiêu diệt cả virus corona đột biến
- ·Vietnamese President, Malaysian PM lauds strong progress of strategic partnership
- ·PM Chính asks northern border province Lai Châu to focus on infrastructure, eco agriculture
- ·NA Vice Chairman meets Belgium's Walloon Parliament leader
- ·Lễ hội Hoa đăng Tây Thiên 'thất thủ' vì dòng người đổ về quá đông
- ·Minister applauds results of defence cooperation with EU
- ·Vice President’s visit hoped to promote ties with Norway: Ambassador
- ·VietnamPlus awarded first
- ·Bắt ổ bạc tại nhà, phó giám đốc Sở Y tế đưa ra chứng cứ ngoại phạm
- ·President concludes US trip for APEC Leaders’ Week, bilateral activities
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 311 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·MoT to adjust draft road, traffic legislation to ensure smooth implementation
- ·Việt Nam puts forth recommendations at Asia
- ·UK appreciative of Việt Nam's role in ASEAN
- ·Trung ương sẽ lấy phiếu tín nhiệm các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư
- ·Việt Nam fosters relations with Belgian legislature, EP
- ·President meets Vietnamese community in US
- ·Draft amended Land Law to be submitted at NA’s next session, pending further revisions
- ·Nhật phạt tù người bán lại khẩu trang kiếm lời giữa dịch Covid
- ·VN upholds peaceful resolution principle of international disputes