【tỷ số hy lạp】Các khả năng diễn biến dịch Covid
I. Các đặc trưng cơ bản của quá trình dịch xuất hiện và kết thúc
Việc lây nhiễm Covid-19 có thể diễn ra ở một số địa phương trong một thời gian dài,áckhảnăngdiễnbiếndịtỷ số hy lạp song không phải cứ có lây nhiễm là có dịch. Chỉ khi số người nhiễm tính theo dân số, ví dụ trong 100.000 dân hoặc 1 triệu dân vượt qua một ngưỡng nhất định thì mới gọi là có dịch. Khi Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố dịch Covid-19 đã mang tính chất dịch toàn cầu, vào ngày 11.3.2020, thì bình quân cứ 1 triệu dân có 10 người nhiễm Covid-19 đang phải điều trị ở các cơ sở y tế. Đây là ngưỡng có dịch. Nếu sau khi dịch xuất hiện, bùng phát, đạt đỉnh rồi giảm dần, thì số người đang được điều trị (ĐĐT) trên 1 triệu dân sẽ giảm dần. Khi số người ĐĐT/1 triệu dân nhỏ hơn 10, lúc đó hết dịch, song vẫn còn lây nhiễm quy mô nhỏ. Cuộc sống như vậy là bình thường mới.
Lây nhiễm Covid-19 được theo dõi qua nhiều tham số, trong đó có:
- Tham số 1: Số ca nhiễm mới phát sinh mỗi ngày (NM). Vì số ca nhiễm mới hằng ngày giao động mạnh, nên nếu chỉ căn cứ vào sự tăng giảm của số ca nhiễm của mỗi ngày mà khẳng định dịch tăng hay giảm thì không chính xác nên hầu hết các nước tính giá trị trung bình 7 ngày gần nhất của các ca nhiễm và gán con số này cho ngày được xem xét. Ví dụ ngày 1.9.2021 số ca nhiễm mới ở TP.HCM là 5.368 (F0), song nếu tính số bình quân 7 ngày từ 26.8 - 1.9.2021 là 5.208 ca nhiễm mới thì các tổ chức y tế các nước sẽ ghi số ca nhiễm mới bình quân của 7 ngày này cho ngày 1.9.2021 là 5.208 F0.
- Tham số 2: Tổng số ca nhiễm (TSN). Cộng số ca nhiễm mới mỗi ngày kể từ khi có lây nhiễm hoặc từ khi bắt đầu có dịch ở một địa bàn đến ngày gần nhất, ta có tổng số ca nhiễm TSN. Ví dụ tổng số ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam từ 13.1.2020 đến 12.5.2021 là 3.623 người, còn từ 12.5.2021 đến 1.9.2021 là 473.530 người. Tức là số người nhiễm Covid-19 ở làn sóng thứ 4 đến nay đã gấp 130 lần số người nhiễm của 3 làn sóng trước cộng lại.
- Tham số 3: Số người đang điều trị ở các cơ sở y tế (ĐĐT).
- Tham số 4: Tổng số người chết tính đến ngày gần nhất (TSC).
Để có thể so sánh được tình hình dịch giữa các địa phương, 4 loại tham số trên còn được tính cho 100.000 dân hoặc 1 triệu dân của 1 địa phương. Ngưỡng có dịch 10 người ĐĐT/1 triệu dân hay 1 người ĐĐT/100.000 dân là một loại tham số như vậy.
- Tham số 5: Tổng số người ra viện, khỏi bệnh tính đến ngày gần nhất.
Khi dịch Covid-19 xuất hiện (số người ĐĐT/1 triệu dân >10 hay số người ĐĐT/100.000>1), thời điểm T0, Hình 1, thông thường sau đó dịch lan chậm (số ca nhiễm mới bình quân 7 ngày NM tăng chậm), tổng số ca nhiễm tăng từ A đến B, Hình 1. Sau đó dịch sẽ bùng phát (số ca nhiễm mới bình quân 7 ngày NM tăng rất mạnh) tại thời điểm T1, Hình 1, tổng số ca nhiễm tăng từ B đến C. Nếu địa phương chống dịch tốt, sau khi số ca nhiễm mới đạt đỉnh ở thời điểm TĐNM, số ca nhiễm mới bình quân 7 ngày NM sẽ giảm, sau thời gian điểm T2 sẽ giảm mạnh (từ điểm C’ đến D’), trong khi tổng số người nhiễm TSN vẫn tăng, song chậm dần, từ C lên D, Hình 1. Nếu địa phương kiên trì các biện pháp chống dịch, số ca nhiễm mới bình quân 7 ngày sẽ tiếp tục giảm từ D’ xuống E’, sau thời điểm T3, song giảm chậm, tổng số người nhiễm tăng rất chậm từ D lên E, Hình 1. Cuối cùng, tại thời điểm T4, khi số người ĐĐT/100.000 dân còn nhỏ hơn 1 người thì hết dịch, chuyển sang trạng thái bình thường mới, chung sống với lây nhiễm quy mô nhỏ.
Tức là một làn sóng dịch điển hình, khi chống dịch có kết quả, sẽ được mô tả qua Mô hình diễn biến dịch 4 pha (Hình 1): Pha 1- Dịch tăng chậm (đoạn A - B của đường TSN, T0 - T1), Pha 2 - Dịch bùng phát (đoạn B - C của đường TSN, T1 - T2), Pha 3 - Dịch giảm nhanh (đoạn C - D của đường TSN và đoạn C’ - D’ của đường NM, T2 - T3), Pha 4 - Dịch giảm chậm và kết thúc (đoạn D - E của đường TSN và đoạn D’ - E’ của đường MN, T3 - T4), Hình 1.
Hình 1: Mô hình diễn biến dịch 4 pha điển hình, chống dịch có kết quả
(TĐNM: Thời điểm các ca nhiễm mới (bình quân 7 ngày) đạt đỉnh)
II. Diễn biến dịch của các tỉnh, thành phố phía nam đến 1.9.2021 và các khả năng diễn biến dịch đến cuối tháng 9.2021
Diễn biến dịch ở một địa phương phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
1. Dân số, 2. Mật độ dân số, 3. Cơ cấu lao động, 4. Các biện pháp phòng chống dịch đang được áp dụng, 5. Sự tự giác tham gia của người dân trong phòng chống dịch, 6. Năng lực của hệ thống y tế, 7. Đặc điểm văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của nhân dân, 8. Tiêm vắc xin và tác dụng của vắc xin, 9. Vị trí địa lý (tiếp giáp với các địa phương khác), 10. Kết nối giao thông với các địa phương khác (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không).
Nhiều yếu tố như: các biện pháp phòng chống dịch, năng lực của hệ thống y tế, sự tự giác tham gia của người dân, tiêm vắc xin thay đổi thường xuyên trong quá trình chống dịch. Vì vậy, việc dự báo, mô phỏng định lượng diễn biến dịch của một địa phương là hết sức khó khăn, vì không thể cập nhật kịp thời và định lượng các yếu tố thường xuyên thay đổi này, trong khi các nhà quản lý luôn muốn biết dự báo tình hình dịch sẽ như thế nào?
Trong bối cảnh đó, để giúp các nhà quản lý điều hành việc chống dịch, chúng tôi không tìm cách dự báo chính xác diễn biến dịch sau 15 ngày, 1 tháng (vì điều này không khả thi), mà căn cứ vào các số liệu thực tế của diễn biến dịch ở các địa phương, cố gắng tìm cách nhận ra các khả năng diễn biến dịch sau 15 ngày, 1 tháng, 3 tháng để
- Khẳng định, thúc đẩy tiếp tục thực hiện các biện pháp chống dịch hiệu quả
- Thay đổi các biện pháp phòng chống dịch không phù hợp, kém tác dụng
- Bổ sung các giải pháp mới để giảm hơn nữa mức độ lây nhiễm, tử vong
- Tránh được các nguy cơ có thể xảy ra sau 1 tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng bằng các biện pháp quyết liệt, hiệu quả để ngăn chặn các nguy cơ này không xảy ra
- Thấy được thời cơ tổ chức phòng chống dịch có phân biệt theo tính chất lây nhiễm khác nhau ở các địa bàn, để hạn chế tối đa tác hại đến đời sống và kinh tế của các biện pháp phòng chống dịch.
Với tinh thần này, trên cơ sở Mô hình diễn biến dịch 4 pha ở trên, chúng tôi phân loại trạng thái dịch của các tỉnh, thành phố phía Nam tính đến ngày 1.9.2021 và xem xét các khả năng diễn biến dịch đến 15.9.2021. Các con số về số người nhiễm ở các địa phương vào ngày 15.9.20212 không phải là mục đích của phân tích, mà chỉ để nói lên xu hướng diễn biến dịch đến 15.9.2021 và sau đó so với giai đoạn trước 1.9.2021.
1. Vĩnh Long(dân số 1 triệu người): Pha 4 của diễn biến dịch (Hình 1, 2)
Hình 2: Diễn biến dịch ở Vĩnh Long đến 1.9.2021 (Pha 4)
- Diễn biến dịch đến 1.9.2021 tương ứng với Pha 4, Hình 1. Đến 15.9.2021 số ca nhiễm bình quân 7 ngày sẽ giảm chậm, tổng số người nhiễm sẽ khoảng 2.200 người.
- Tỉ lệ nhiễm trên 100.000 dân ngày 1.9.2021 là 213 người, khá thấp so với bình quân cả nước (485 người/100.000 dân).
2. Bến Tre(dân số 1,3 triệu người): Pha 3 của diễn biến dịch (Hình 1, 3)
Hình 3: Diễn biến dịch ở Bến Tre đến 1.9.2021 (Pha 3)
- Diễn biến dịch đến ngày 1.9.2021 tương ứng với đầu Pha 3, Hình 1, dịch giảm nhanh. Đến ngày 15.9.2021 số ca nhiễm bình quân 7 ngày sẽ giảm, tổng số người nhiễm sẽ đạt khoảng 1.900 người.
- Tỉ lệ nhiễm trên 100.000 dân ngày 1.9.2021 là 140 người, bằng khoảng 29% bình quân của cả nước (485 người/100.000 dân).
3. Long An(dân số 1,7 triệu người): Pha 2 của diễn biến dịch (Hình 1, 4)
Hình 4: Diễn biến dịch ở Long An đến 1.9.2021 (Pha 2).
- Diễn biến dịch đến ngày 1.9.2021 tương ứng với Pha 2, Hình 1, dịch đang bùng phát. Đến ngày 15.9.2021 số ca nhiễm bình quân 7 ngày có thể giảm nhẹ, tổng số người nhiễm khoảng 30.000 người.
- Tỉ lệ nhiễm trên 100.000 dân ngày 1.9.2021 là 1.360 người, rất cao, gấp 2,8 lần bình quân của cả nước (485 người/100.000 dân).
4. Bình Dương(dân số 2,6 triệu người): Pha 2 của diễn biến dịch (Hình 1, 5)
Hình 5: Diễn biến dịch ở Bình Dương đến 1.9.2021 (Pha 2)
- Diễn biến dịch đến 1.9.2021 tương ứng với Pha 2, Hình 1, dịch bùng phát. Đến ngày 15.9.2021 số ca nhiễm bình quân 7 ngày sẽ giảm nhẹ, dịch chuyển sang Pha 3, tổng số người nhiễm khoảng 150.000 người.
- Tỉ lệ nhiễm trên 100.000 dân ngày 1.9.2021 là 5.769 người, rất cao, gấp gần 12 lần bình quân cả nước (485 người/100.000 dân).
5. Đồng Nai(dân số 3,2 triệu người): Pha 2 của diễn biến dịch (Hình 1, 6)
Hình 6: Diễn biến dịch ở Đồng Nai đến 1.9.2021 (Pha 2).
- Diễn biến dịch đến ngày 1.9.2021 tương ứng với Pha 2, Hình 1, dịch bùng phát. Đến ngày 15.9.2021 số ca nhiễm bình quân 7 ngày có thể giảm nhẹ, tổng số người nhiễm đạt khoảng 35.000 người.
- Tỉ lệ nhiễm trên 100.000 dân ngày 1.9.2021 là 770 người, cao hơn gấp 1,5 lần bình quân của cả nước (485 người/100.000 dân).
6. TP.HCM(dân số 9,2 triệu người): Pha 2 của diễn biến dịch (Hình 1, 7)
Hình 7: Diễn biến dịch ở TP.HCM đến 1.9.2021 (Pha 2)
- Diễn biến dịch đến 1.9.2021 tương ứng với Pha 2, Hình 1, dịch bùng phát. Đến ngày 15.9.2021 số ca nhiễm bình quân 7 ngày ít thay đổi, tổng số người nhiễm đạt khoảng 290.000 người đến 300.000 người.
- Tỉ lệ nhiễm trên 100.000 dân ngày 1.9.2021 là 2.485 người, rất cao, gấp gần 5 lần bình quân cả nước (485 người /100.000 dân).
Từ phân tích 1 tham số - Tổng số người nhiễm của các địa phương từ 1.6.2021 - 1.9.2021, theo Mô hình diễn biến dịch 4 pha như trên, chúng ta phân loại trạng thái dịch của từng địa phương (đang ở pha nào) vào ngày 1.9.2021, nhận dạng số người nhiễm vào ngày 15.9.2021 và khả năng diễn biến dịch đến cuối tháng 9.2021 như sau, Bảng 1.
Từ Bảng 1 chúng ta rút ra một số nhận xét và kiến nghị:
1. Trong các tỉnh, thành phố phía Nam xem xét ở đây, ngày 1.9.2021 có 5 tỉnh, thành phố (Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh và Ninh Thuận) đang ở Pha 4 của Mô hình diễn biến dịch 4 pha: Dịch giảm chậm và tiến tới hết dịch. Các địa phương này cần kiên trì các biện pháp chống dịch cho đến khi hết dịch (số người ĐĐT/100.000 dân không quá 1 người). Tùy tình hình dịch các địa bàn quận, huyện ở các địa phương có thể nới lỏng các biện pháp chống dịch, song không được để lây nhiễm tăng trở lại, làm chậm lại quá trình cả tỉnh, thành phố tiến đến hết dịch. Nhiều khả năng các tỉnh, thành phố này sẽ hết dịch vào cuối 9.2021.
2. Có 5 tỉnh, thành phố (Bến Tre, Tiền Giang, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Đà Nẵng) ngày 1.9.2021 đang ở Pha 3 của diễn biến dịch: Dịch giảm nhanh. Do đó cần kiên trì các biện pháp phòng chống dịch, để chuyển sang Pha 4: Dịch giảm chậm và hết dịch. Biện pháp nới lỏng cục bộ ở một số quận, huyện có thể được xem xét, song không được làm đảo ngược hoặc chậm lại quá trình dịch giảm, chuyển từ Pha 3 sang Pha 4, Hình 1. Nhiều khả năng các tỉnh, thành phố này sẽ chuyển thành công sang Pha 4 vào cuối 9.2021
3. Có 10 tỉnh, thành phố ngày 1.9.2021 đang ở Pha 2 - Dịch bùng phát, Hình 1, sẽ chứng kiến số người nhiễm gia tăng khá mạnh từ 1.9.2021 - 15.9.2021, Bảng 1. Các địa phương này cần kiên trì các biện pháp phòng chống dịch để chuyển từ Pha 2 sang Pha 3: Dịch giảm mạnh. Nếu các tỉnh, thành phố này thực hiện phòng chống dịch quyết liệt, hiệu quả thì cuối 9.2021 có thể chuyển từ Pha 3 sang Pha 4. Việc nới lỏng cục bộ phòng chống dịch ở các quận, huyện khi tỉnh, thành phố đang ở ngay Pha 2 - Dịch bùng phát, là rất rủi ro, cần phải được xem xét hết sức thận trọng, xuất phát từ 2 nguy cơ sau:
Bảng 1: Trạng thái dịch (ở pha nào) ngày 1.9.2021 và khả năng diễn biến dịch sau 1.9.2021 đến 15.9.2021 của các tỉnh, thành phố phía Nam
(TSN: Tổng số nhiễm) Nguồn: Cục Thống kê, TP.HCM
Nguy cơ thứ 1:khi dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch căn bản, ngay cả khi đã tiêm vắc xin đủ 2 mũi cho hơn 60% dân số trở lên và khi số ca nhiễm mới mỗi ngày (bình quân 7 ngày) đã giảm so với đỉnh hơn 90% thì dịch vẫn có thể tái bùng phát. Đây là bài học rất thời sự tại một số nước như Anh, Israel.
- Tại Anh, làn sóng dịch thứ 3 đạt đỉnh ngày 10.1.2021 với số ca nhiễm mới bình quân 7 ngày là 59.410. Bằng các biện pháp siết chặt trở lại dịch giảm, sau 4 tháng, ngày 9.5.2021 số ca nhiễm mới bình quân 7 ngày chỉ còn 2.023, tức là đã giảm 96,6% so với lúc đạt đỉnh. Sau đó, do nới lỏng các biện pháp phòng dịch, dịch đã bùng phát trở lại sau 2 tháng rưỡi. Ngày 21.7.2021, số ca nhiễm mới bình quân 7 ngày đạt đỉnh 47.101, gấp hơn 23 lần lúc đạt đáy ngày 9.5.2021, mặc dù ngày 1.7.2021, 85% người Anh đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin và 63% đã tiêm hai mũi.
- Tại Israel, làn sóng thứ 3 đạt đỉnh ngày 16.1.2021 với số ca nhiễm mới bình quân 7 ngày là 8.295. Khi chính phủ thắt chặt các biện pháp phòng chống dịch thì dịch lại giảm, ngày 3.6.2021 chạm đáy với 16 trường hợp ca nhiễm mới bình quân 7 ngày. Tức là so với lúc đạt đỉnh, số ca nhiễm mới bình quân 7 ngày đã giảm 99,8%. Ngay chính lúc này, khi Israel nới lỏng mạnh mẽ các biện pháp phòng chống dịch thì làn sóng dịch thứ 4 lại bùng phát. Ngày 1.9.2021 có 9.238 người nhiễm mới (bình quân 7 ngày), còn cao hơn cả đỉnh làn sóng dịch thứ 3 (8.295 người), trong khi ngày 13.8.2021, 78% người dân từ 12 tuổi trở lên ở Israel đã tiêm đủ 2 lần vắc xin.
Tức là Covid-19 sẽ “phạt” các quốc gia, địa phương nào bỏ hầu hết các biện pháp phòng chống dịch căn bản ngay cả khi đạt hoặc gần đạt miễn dịch cộng đồng (trên 70% dân số tiêm đủ 2 liều vắc xin).
Tại Anh (dân số bằng 2/3 của Việt Nam), đầu 9.2021, hơn 70% dân số đã tiêm ít nhất 1 liều vắc xin, 64% đã tiêm 2 liều, song bình quân 7 ngày từ 23.8 đến 1.9.2021 nước này có hơn 32.000 người nhiễm mới, dịch vẫn chưa kết thúc. Ở Việt Nam, cùng thời gian có bình quân 10.000 người nhiễm mới mỗi ngày, tỉ lệ tiêm vắc xin ít nhất 1 liều hơn 21% dân số, tiêm đủ 2 liều hơn 3% dân số. Như vậy, chúng ta cần kết hợp đồng bộ, hiệu quả các giải pháp chống dịch không dùng vắc xin và vắc xin để kết thúc làn sóng lây nhiễm thứ 4 và không để dịch tái bùng phát khi tỉ lệ tiêm vắc xin đủ 2 mũi chưa đạt 50% dân số vào cuối năm 2021.
Nguy cơ thứ 2:khi kết quả phòng chống dịch được đánh giá bằng các con số không đúng thực tế (như số ca nhiễm mới mỗi ngày, số người đang được điều trị nhỏ hơn đáng kể so với con số thật) và căn cứ vào đây mà công bố đã kiểm soát được dịch, hết dịch và nới lỏng quá mức các biện pháp phòng chống dịch, thì dịch sẽ lại tái bùng phát, gây thiệt hại lớn cho nhân dân và nền kinh tế.
Vì nhiều lý do, một số địa phương có thể không xét nghiệm với quy mô đủ lớn cần thiết để phát hiện hầu hết số người nhiễm (F0) trong cộng đồng. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, tỉ lệ dương tính khi xét nghiệm từ 3% đến 12% thì số ca dương tính phát hiện có thể coi là gần sát số thực tế đang tồn tại. Khi tỉ lệ dương tính cao hơn tức là đã để sót, không phát hiện đúng. Số ca dương tính để sót này sẽ lây lan trong cộng đồng. Ngay cả khi thực hiện cách ly xã hội nghiêm ngặt thì những người nhiễm này sẽ lây lan trong gia đình họ. Nếu không được phát hiện, khi bỏ cách ly xã hội, họ sẽ đi lại bình thường và có thể lây tiếp tục cho người khác.
Nguy cơ bỏ sót các ca F0 không được phát hiện và ghi nhận đang có ở Việt Nam và TP.HCM. Trong khi trên thế giới, với việc tiêm vắc xin ngày càng tăng, mặc dù làn sóng dịch thứ 3 đang bùng phát, song tỉ lệ người chết vì Covid-19 trên tổng số người nhiễm đang giảm, còn ở Việt Nam và TP.HCM thì tăng và cao hơn thế giới, Hình 2.
Hình 2: Tỉ lệ người chết trên tổng số ca nhiễm của thế giới, Việt Nam và TP.HCM (%)
Trên thế giới, việc tỉ lệ chết/tổng số người nhiễm giảm rõ từ 4.2021 (2,18%) đến 9.2021 (2,07%) có thể được lý giải bởi: 1. Kinh nghiệm điều trị các ca nặng đã tốt hơn, 2. Tỉ lệ tiêm vắc xin ngày càng tăng. Cả hai lý do này đều đúng với Việt Nam và TP.HCM, nhất là khi các đơn vị Trung ương đã chi viện thành lập các Trung tâm điều trị Covid-19 nặng ở TP.HCM. Vậy tại sao tỉ lệ chết ở Việt Nam lại tăng từ cuối 7.2021 và từ 15.8.2021 đã vượt mức bình quân của thế giới, Hình 2. Còn ở TP.HCM từ 7.8.2021 đã vượt mức bình quân của thế giới và 1.9.2021 đã là 4,17%, gấp hơn 2 lần mức bình quân thế giới (2,07%). Bản thân tôi đánh giá rất cao năng lực và sự tận tâm, hy sinh của các thầy thuốc Việt Nam, do đó căn cứ vào tỉ lệ chết mà ta công bố là 4,17% để đánh giá trình độ y tế và năng lực của y tế Việt Nam là không công bằng và không khách quan.
Theo tôi vấn đề là ở chỗ: có lẽ con số Tổng số người nhiễm mà chúng ta công bố từ cuối 7.2021 đến nay nhỏ hơn đáng kể so với con số thật (trước hết có thể do quy mô xét nghiệm chưa đủ lớn, địa bàn xét nghiệm chưa đủ rộng), làm cho tỉ lệ chết của Việt Nam lớn hơn thế giới và của TP.HCM hơn gấp 2 lần thế giới. Trước 1.7.2021, bình quân mỗi ngày cả nước chỉ có vài trăm ca nhiễm mới, từ 1.7 đến 25.7.2021, số người nhiễm mới bình quân tăng từ 1.000 lên 8.000 mỗi ngày, từ cuối tháng 7.2021 đến cuối 8.2021 là 8.000 ca, từ cuối tháng 8.2021 đến nay là hơn 10.000 ca mới mỗi ngày. Do đó nguy cơ không xét nghiệm đủ, bỏ sót các ca nhiễm mới là lớn. Giả sử tỉ lệ chết vì Covid-19 của Việt Nam bằng tỉ lệ bình quân 2,07% của thế giới vào 01.9.2021, khi đó Việt Nam có 11.868 người chết, tương ứng với nó là 573.333 người nhiễm (11.868/2,07%), lớn hơn con số ta công bố 473.530 là gần 100.000 người (tương đương với việc đã sót hơn 21% số F0 thực tế), còn ở TP.HCM có 9.507 người chết, tương ứng với 459.275 người nhiễm (9.507/2,07%), lớn hơn con số ta công bố 227.129 là 232.146 người, tức là hơn 50% số người nhiễm có thể đã không được phát hiện. Đây chỉ là việc ước tính với giả định là tỉ lệ người chết ở Việt Nam và TP.HCM bằng mức trung bình của thế giới, song nó cho ta thấy khả năng bỏ sót các F0 là rất lớn. Do đó khi TP.HCM và một số địa phương bỏ cách ly xã hội, chúng ta phải tính tới nguy cơ này và có các giải pháp ngăn chặn để dịch không tái phát.
Để việc theo dõi diễn biến dịch được chính xác từ đó các địa phương quyết định các biện pháp phòng chống dịch hợp lý, phù hợp với trạng thái của mình, từ kinh nghiệm quốc tế và ở Việt Nam, 2 giải pháp sau đây nên được thực hiện khẩn trương:
1. Từ thống kê số người nhiễm mới hàng ngày cần xây dựng chỉ số: chỉ số nhiễm mới bình quân 7 ngày gần nhất làm cơ sở cho việc nhận định xu hướng diễn biến dịch.
2. Vẽ đồ thị tổng số người nhiễm, tổng số người chết và số người nhiễm mới bình quân 7 ngày để có cơ sở đánh giá: dịch đang ở giai đoạn nào (dịch bùng phát, dịch giảm nhanh, dịch giảm chậm và tiến tới hết dịch) để quyết định các giải pháp phòng chống dịch phù hợp, bảo vệ năng lực kinh tế và cuộc sống của nhân dân.
Trước thực tế là các địa phương đang ở các pha khác nhau của diễn biến dịch (dịch bùng phát, dịch giảm nhanh, dịch giảm chậm và hết dịch) và đều chịu áp lực phải dỡ bỏ các hạn chế đi lại và giao tiếp để phục hồi sản xuất và đời sống, trước nguy cơ dịch tái bùng phát rất cao như kinh nghiệm các nước đã chỉ ra, Bộ Y tế cần có các hướng dẫn chi tiết để các địa phương nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch hợp lý, tránh phạm sai lầm rồi mới rút kinh nghiệm.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
GS. Nguyễn Thiện Nhân, Đại biểu Quốc hội
Khả năng diễn biến dịch Covid-19 ở TP.HCM sau ngày 25/8
GS. Nguyễn Thiện Nhân, Đại biểu Quốc hội, đưa ra nhận định về tình hình dịch Covid-19 ở TP.HCM.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Vì ghen, chồng em mạnh bạo trên giường…
- ·Sơn La: Không khí chuẩn bị cho ngày tựu trường đang rất khẩn trương
- ·Năm học mới 2023
- ·Porsche Việt Nam triệu hồi xe do lỗi đèn
- ·“Chúng tôi luôn nỗ lực vì quyền lợi của sinh viên”
- ·9 mẫu sedan vận hành hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu nhất
- ·DS3 đánh dấu sự trở lại của Citroen
- ·Các trường Đại học bắt đầu công bố điểm chuẩn trúng tuyển sau 17 giờ ngày 22/8
- ·Nhật Bản: Máy bay của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển không được vào đường băng
- ·Xe máy độ phong cách hoài cổ
- ·Người đàn bà miền biển
- ·Ô tô nhanh chóng thành 'sắt vụn' khi tài xế để dầu động cơ quá bẩn
- ·Quý 'gà' sở hữu bộ siêu xe đạp độc nhất Việt Nam
- ·Cả trăm phượt thủ mở nhạc nhảy ầm ĩ giữa đường đèo hẹp
- ·Kiến tạo không gian sống lý tưởng với các mẫu biệt thự, nhà phố hiện đại tại Biscons
- ·Cục Đăng kiểm công bố chính thức cách tra cứu xe bị phạt nguội
- ·Nissan thu hồi 250.000 xe trên toàn cầu
- ·Tuyệt chiêu bảo vệ sơn xe ô tô màu trắng
- ·49000 doanh nghiệp phá sản: Môi trường kinh doanh gặp khó?
- ·Ô tô cháy trơ khung khi đỗ trong bãi giữ xe