【apoel nicosia vs】Việt Nam có thể tự sản xuất chip từ năm 2030 trở đi
Doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu thiết kế chip
Tháng 9/2022,ệtNamcóthểtựsảnxuấtchiptừnămtrởđapoel nicosia vs FPT Semiconductor - Công ty thiết kế và sản xuất chip vi mạch (thuộc tập đoàn FPT), ra mắt dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT) cho lĩnh vực y tế, hiện thực hóa giấc mơ sản xuất linh kiện bán dẫn khởi tạo bởi trí tuệ Việt Nam.
Dòng chip bán dẫn tích hợp (IC - Integrated Circuit) được các kỹ sư của FPT Semiconductor trực tiếp thiết kế và đặt ra cấu trúc, hướng đến phục vụ cho các ngành công nghiệp, sản phẩm cụ thể. Thiết kế hoàn thiện tại Việt Nam được chuyển tới nhà máy đặt tại Hàn Quốc để sản xuất và đóng gói.
Ông Nguyễn Vinh Quang, Giám đốc điều hành FPT Semiconductor cho biết: “Việc thành lập FPT Semiconductor là một bước tiếp nối hoài bão và ước mơ của nhiều thế hệ người Việt. Có thể nhiều người chưa biết, chúng ta đã từng có nhà máy bán dẫn Việt Nam, vào năm 1979, được biết đến với cái tên nhà máy Z181, cung ứng rất nhiều thiết bị bán dẫn cho thị trường Đông Âu. Với tiêu chí “chip Make in Vietnam, Made by FPT”, chúng tôi có kế hoạch thiết kế và thương mại hóa sản phẩm chip, đưa những dòng chip đến với thị trường trong nước, cũng như nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu, Trung Quốc…”.
Hồi tháng 10/2019, Tổng công ty công nghiệp công nghệ cao Viettel thông tin: Viettel đang hợp tác với nhiều đối tác của Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ về chipset và phần cứng, phần mềm cho 5G.
“Lịch sử Việt Nam chưa bao giờ làm được con chip từ đầu đến cuối. Khi chúng tôi nói sẽ sản xuất chipset thì nhiều người không tin. Nhưng chỉ sau 3 năm, Viettel đã làm được chip”, đại diện Viettel nói.
Bà Bích Yến, chuyên gia về vi mạch bày tỏ: “Tôi cảm nhận được Việt Nam rất nhiệt huyết và quyết tâm trong sản xuất chip. Chúng ta làm thế nào kết hợp người Việt Nam trong và ngoài nước để biến ước mơ này thành hiện thực. Các trường đại học và doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với nhau hơn để đào tạo nhân lực, nghiên cứu và đưa vào sản xuất các thiết bị này”.
TS Nguyễn Mạnh Hùng, giảng viên khoa Kinh doanh và quản trị, Đại học RMIT cũng cho rằng, việc sản xuất chip ở Việt Nam phù hợp với định hướng phát triển “Make in Vietnam”: “Hầu hết mọi khía cạnh của xã hội hiện đại đều cần đến chất bán dẫn. Nếu thành công trong ngành công nghiệp bán dẫn, Việt Nam sẽ “chen chân” vào được chuỗi cung ứng của các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như thiết bị truyền thông, máy tính, thiết bị y tế hay thiết bị quân sự”.
Nhận định việc tham gia vào quy trình R&D, thiết kế, sản xuất và cung ứng chip bán dẫn toàn cầu sẽ mang lại lợi thế kinh tế lớn cho Việt Nam, Thạc sĩ Nguyễn Lê Huy, giảng viên khoa Khoa học, kỹ thuật và công nghệ của Đại học RMIT đề xuất, cần có chiến lược trung và dài hạn để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong nước.
Về trung hạn, Việt Nam cần tham gia vào những công đoạn R&D đòi hỏi chủ đạo là yếu tố con người. Chính phủ cần tiếp tục đầu tư và đưa ra chính sách ưu đãi để thu hút các tập đoàn lớn trên thế giới trong lĩnh vực bán dẫn như Samsung, Intel, Synopsys, Cadence... thành lập hoặc mở rộng các trung tâm nghiên cứu và thiết kế ở Việt Nam. Song song đó, cần có chính sách hỗ trợ các trường đại học trong nước đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực bán dẫn.
“Về dài hạn, Việt Nam cần nỗ lực đạt được những thỏa thuận hợp tác hỗ trợ chuyển giao công nghệ với các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Từ đó tiến tới tự chủ hoàn toàn tất cả các công đoạn quan trọng trong quy trình sản xuất bán dẫn”,ông Nguyễn Lê Huy đề xuất.
Công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam có tiềm năng
Trả lời câu hỏi của truyền thông liên quan đến vấn đề thúc đẩy sự phát triển sản xuất chip tại Việt Nam, ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Công nghiệp CNTT-TT (Bộ TT&TT) cho rằng, đặc điểm của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn là tất cả các công đoạn trong các khâu sản xuất sản phẩm vi mạch bán dẫn như thiết kế, gia công, đóng gói, thiết bị, vật liệu ... đều rất chuyên sâu và có sự phân vai rõ ràng.
Điều này có nghĩa là mỗi công đoạn trong các khâu sản xuất do một số ít tập đoàn, hoặc nói đúng hơn là một số ít quốc gia nắm công nghệ hàng đầu thực hiện. Việc gia nhập chuỗi sản xuất này đòi hỏi phải có thị trường, có sự đầu tư rất lớn về công nghệ và cả quan hệ địa chính trị.
“Phải nhìn nhận thẳng thắn là công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam chủ yếu đang được đánh giá ở tiềm năng phát triển hơn là có vai trò chủ đạo. Hiện nay, tại Việt Nam, đang có Intel thực hiện một trong các công đoạn trong sản xuất chip là “công đoạn đóng gói”, công đoạn cuối cùng của sản xuất chip. Đồng thời, có Samsung và Amkor cũng đang triển khai đầu tư một số dự án.
Việc thúc đẩy một hệ sinh thái doanh nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất chip sẽ giúp Việt Nam tăng tính thu hút với các tập đoàn sản xuất chip lớn, đưa Việt Nam thành một quốc gia có nhiều hoạt động sản xuất chip trong chuỗi cung ứng. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp có năng lực tham gia công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất chip”, ông Nguyễn Thiện Nghĩa nói.
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa chia sẻ tiếp, hiện có khoảng 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế chip tại Việt Nam với tổng số lao động hơn 5.000 kỹ sư Việt Nam và đang có xu hướng tăng. Việc phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp hỗ trợ và đội ngũ kỹ sư thiết kế chip, kỹ sư điện tử, sẽ giúp Việt Nam dần nâng bậc, và tham gia sâu hơn trong các công đoạn trong chuỗi giá trị vi mạch bán dẫn. Theo nhận định của các hiệp hội vi mạch quốc tế, nếu làm tốt xu hướng phát triển này, Việt Nam có thể nghĩ đến tự sản xuất chip từ năm 2030 trở đi.
“Hiện Bộ TT&TT đang được Chính phủ giao chủ trì xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp vi mạch cho Việt Nam. Ban soạn thảo, bao gồm các bên liên quan chính là các bộ, ngành như Bộ KHĐT, Bộ KHCN, Bộ Công thương, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, các chuyên gia, hiệp hội đang tổ chức đánh giá thực trạng tại Việt Nam và thế giới, phân tích tiềm năng, phân tích xu hướng phát triển để có những đề xuất phù hợp cho công nghiệp vi mạch Việt Nam”, ông Nguyễn Thiện Nghĩa nói.
Quyết định sản xuất chip tại Việt Nam được đưa ra đúng thời điểmBa giảng viên Đại học RMIT vừa đưa ra nhận định về tiềm năng của Việt Nam để trở thành cường quốc sản xuất chip bán dẫn.(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Không dám chạm vào vợ vì sợ lây... ung thư
- ·Giá cà phê hôm nay 13/11: Tăng mạnh ở cả trong nước và trên thế giới
- ·Hơn 1 tấn bò khô không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán trên mạng xã hội
- ·Fed tiếp tục giảm lãi suất sẽ tác động thế nào đến Việt Nam?
- ·Cô gái lưng gù, bệnh tim có “thâm niên”… trốn viện
- ·Thái Bình sắp có nhà máy nhiệt điện trị giá tỷ đô
- ·ĐBQH: NHNN không mua vàng miếng, khiến dân phải bán ở 'chợ đen'
- ·'Bỏ túi' trọn bộ kinh nghiệm khi du lịch rừng
- ·Tình nhân yêu dấu
- ·Meey Group ký hợp tác với 2 tập đoàn công nghệ và bất động sản của Hàn Quốc
- ·Bạn đọc tặng 10 triệu đồng cho bé Nguyễn Huỳnh Trăm
- ·Chủ tịch BIM Group qua đời
- ·Việt Nam có môi trường kinh doanh cải thiện nhanh nhất trong 20 năm qua
- ·Tăng hàng triệu chỗ ngồi, giá vé máy bay Tết Nguyên đán 2025 vẫn cao ngất ngưởng
- ·Bị chồng bạo hành thiêu sống, người vợ nghèo nằm chờ chết
- ·Giá xăng dầu hôm nay 12/11: Tiếp tục đi xuống
- ·Tăng hàng triệu chỗ ngồi, giá vé máy bay Tết Nguyên đán 2025 vẫn cao ngất ngưởng
- ·Những điểm đến ở Việt Nam khiến khách Tây mê mẩn
- ·Nghìn năm bạc phếch nắng mưa
- ·10 tháng đầu năm, Thái Bình 'hút' trên 27 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư