【lịch đấu fa cup】Các tỉnh phía Nam tạm thời chưa đưa nông sản ra Lạng Sơn
Khôi phục thời gian làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu Tân Thanh | |
Hàng tồn tại cửa khẩu giáp Trung Quốc,áctỉnhphíaNamtạmthờichưađưanôngsảnraLạngSơlịch đấu fa cup Lào, Campuchia giảm nhẹ |
Lượng hàng nông sản ùn ứ tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện khá lớn. Ảnh: Xuân Long |
Hôm nay 18/4, Đoàn công tác của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính đã đi kiểm tra tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa tại một số cửa khẩu và làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn.
Báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho thấy, hiện nay lượng hàng hoá xuất khẩu đưa lên Lạng Sơn vẫn rất lớn. Thời điểm đến ngày 14/4, lượng hàng hoá tồn tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là 2.600 xe (trong đó riêng cửa khẩu Tân Thanh tồn gần 1.000 xe, mỗi ngày chỉ xuất khẩu được 50 xe, trước đây xuất khẩu trên 300 xe/ngày).
Với số lượng xe hàng tồn ở cửa khẩu Tân Thanh hiện nay, khả năng giải phóng hết phải mất khoảng 20 ngày.
Do phía Trung Quốc siết chặt biên giới để chống dịch Covid- 19 nên thời gian qua mỗi ngày tại 3 cửa khẩu chính của Lạng Sơn (Tân Thanh, Hữu Nghị và Cốc Nam) chỉ có khoảng 600 lượt xe thông quan, giảm 50% so với trước đây.
Đại tá Ninh Văn Hợp, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Lạng Sơn cho biết, thời gian này do khuyến cáo của Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương đến các tỉnh nên lượng xe từ nội địa ra cửa khẩu có giảm hơn.
“Lượng hàng còn tồn đọng ở cửa khẩu từ trước chưa được giải phóng. Lượng hàng trong nội địa vẫn tiếp tục dồn lên dẫn đến ùn ứ cục bộ, rất lo ngại về việc hàng hoá nông sản ở đây sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng và hư hỏng. Tất cả những hàng hóa hiện nay chủ yếu là nông sản, chúng tôi điều hành theo phương châm ai đến trước sẽ được thông quan trước”, ông Hợp nói.
Bà Lâm Thị Phương Thanh, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Lạng Sơn cho biết, do các xe chở hàng phải nằm lại chờ thông quan nên số lượng người tập trung tại cửa khẩu lên đến hàng nghìn người. Hiện nay, phía Việt Nam chủ động và phía các bạn cũng đang rất tích cực để tháo gỡ như chủ trương sẽ tiếp tục thông quan vào thứ 7, chủ nhật và kéo dài thời gian thông quan hơn.
Trước tình trạng ùn ứ xe hàng xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và tỉnh Lạng Sơn đã tích cực làm việc, điện đàm với các cơ quan chức năng phía Trung Quốc để hai bên cùng tập trung tháo gỡ khó khăn trước mắt.
Theo đó, cửa khẩu sẽ mở thêm một số đường đi để hàng hóa có thể kiểm tra, thông quan nhiều hơn. Một số cửa khẩu như Tân Thanh có thể tăng giờ thông quan từ 5 giờ lên 7 giờ, nghĩa là tăng thêm 2 giờ mỗi ngày, không nghỉ cuối tuần. Ngoài ra, hai bên tăng cường năng lực bốc dỡ, xếp hàng.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, các tỉnh phía Nam tạm thời chưa đưa các xe hàng nông sản ra cửa khẩu Lạng Sơn. Bởi nếu để hàng nông sản chờ lâu như hiện nay sẽ gây tốn chi phí, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa.
Trong thời gian tới, khi tình hình dịch khả quan hơn, thông thương trở lại bình thường các cấp, các ngành cần lên kế hoạch sớm, sẵn sàng đẩy mạnh năng lực xuất nhập khẩu đáp ứng nhu cầu thị trường.
Về lâu dài, “tư lệnh” ngành nông nghiệp cho rằng cần đánh giá lại năng lực thông quan trên toàn bộ hệ thống cửa khẩu của Việt Nam với Trung Quốc để các bộ, ngành cùng tìm ra hướng nâng cao hiệu quả luân chuyển hàng hóa.
“Chúng ta nên đánh giá thế mạnh của từng nhóm cửa khẩu với các loại nông sản để chỉ đạo điều hành luồng đi cho khoa học, hợp lý. Ví dụ, thông qua cửa khẩu nào là nhóm hàng khô, cửa khẩu nào nhóm hàng tươi… Bên cạnh đó, phải thống nhất tổng thể chung theo mùa vụ, theo tháng, theo quý để định hướng khối lượng luân chuyển hàng hoá phù hợp không chỉ với tín hiệu của thị trường mà quan trọng là phù hợp với năng lực thông quan, với hệ sinh thái cũng như nguồn nhân lực…”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Đồng tình với quan điểm này, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho rằng, trong tình hình hiện nay cần tập trung giãn hoặc tạm dừng lượng hàng hóa đưa lên cửa khẩu; hướng dẫn nông dân, chủ hàng chuyển hướng sang xuất khẩu nông sản chính ngạch và tăng cường giao thương nông sản bằng đường sắt giữa 2 bên Việt Nam - Trung Quốc.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) đã có 6/12 cặp cửa khẩu thực hiện thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa. Lưu lượng xuất nhập khẩu hàng hóa khoảng 1.200 xe/ngày (thời gian trước giai đoạn dịch bệnh, thông thường từ 3.000-4.000 xe/ngày). Kết quả thông quan quý I/2020 đạt 30.317xe, tương đương trên 848.000 tấn. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản (thanh long, mít, dưa hấu, chuối, xoài, nhãn chiếm 80%); mặt hàng nhập khẩu là linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị, nguyên liệu sản xuất. |
(责任编辑:La liga)
- ·Tưới dầu hỏa lên người rồi châm lửa tự thiêu
- ·Lãi trước thuế của OCB đạt 2.560 tỷ đồng sau nửa năm
- ·Bàn giải pháp thúc đẩy hợp tác hiệu quả Khu tam giác phát triển Campuchia – Lào
- ·Vi phạm không công bố thông tin, công ty Nhựa Pha Lê (PLP) bị xử phạt 120 triệu đồng
- ·Thiếu khung khổ pháp lý
- ·Chứng khoán Nhật im ắng, thị trường Trung Quốc đón IPO “bom tấn”
- ·Không công bố thông tin đúng hạn, Tập đoàn Xuân Thiện bị phạt 60 triệu đồng
- ·VNDirect chỉ ra 3 yếu tố giúp kinh tế Việt Nam phục hồi trong nửa cuối năm 2023
- ·Cẩn trọng với những tai nạn về mắt có thể xảy ra trong dịp Tết
- ·6 nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện nhiệm vụ kép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2020
- ·Quảng Ninh: Hai cháu bé tử vong do đuối nước khi tắm suối
- ·Không công bố tình hình tài chính, Công ty Đầu tư Phát triển
- ·Quảng Kim: Nước sạch lại về sau bao ngày hạn
- ·Cổ phiếu nằm sàn 5 phiên liên tiếp, Công ty Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh (TKG) nói gì?
- ·Các khoản trợ cấp được tăng mức hưởng từ tháng 7/2018
- ·Gia thế Tân Chủ tịch Công ty chứng khoán 20 tuổi, nắm lượng cổ phiếu trị giá gần 50 tỷ đồng
- ·8 sự kiện kinh tế
- ·Triển khai thu phí không dừng trên tuyến cao tốc Pháp Vân
- ·Hai sản phẩm bảo hiểm mới giúp khách hàng chủ động bảo vệ tài chính toàn diện
- ·Tổng thống Hàn Quốc: Mỹ có chủ trương phù hợp trong vấn đề Triều Tiên