【nhan dinh phan lan】Phút dại dột của thủ khoa đại học
Vào trưa 12/7/2009,útdạidộtcủathủkhoađạihọnhan dinh phan lan chi nhánh Ngân hàng Trung Quốc gần Đại học Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh xảy ra hỗn loạn khi một thanh niên cầm dao kề vào cổ nhân viên ngân hàng, yêu cầu lấy ra 100.000 nhân dân tệ (khoảng 351 triệu đồng) tiền mặt rồi cho vào ba lô. Sau khi thực hiện xong yêu cầu, nhân viên đã ấn nút báo động trong ngân hàng. Thanh niên bị bắt ngay sau đó.
Ngày 4/8/2010, Tòa án Nhân dân quận Hải Điến, Bắc Kinh (Trung Quốc) ra phán quyết 10 năm tù và phạt chàng trai 22 tuổi Lê Lực 20.000 nhân dân tệ (khoảng 70,2 triệu đồng) vì tội cướp ngân hàng.
Trước đó, Lê Lực là thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh đại học ở huyện Thượng Liêu, thành phố Bằng Tường, tỉnh Giang Tây (Trung Quốc). Lẽ ra có một tương lai tươi sáng nhưng nam sinh đã lãng phí 6 năm đại học và cuối cùng lạc lối.
Gia đình Lê Lực không đủ khả năng cho cả 3 người con đi học nên anh trai và chị gái Lê Lực đã sớm bỏ học. Cha là một nông dân cần mẫn và nhờ vài mẫu đất, gia đình cố gắng chu cấp cho Lê Lực học hành. Cậu bé trân trọng cơ hội được đến trường và với bản tính thông minh, sự chăm chỉ, Lê Lực luôn đạt thành tích xuất sắc. Những tấm bằng khen chất đầy trong ngôi nhà đơn sơ đã trở thành ánh sáng rạng rỡ trong gia đình nghèo.
Sự xuất sắc của Lê Lực khiến người cha đặt rất nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên, ông không thể chu cấp nhiều hơn cho con mình do nguồn lực hạn chế nên luôn canh cánh trong lòng. Để tìm lối thoát cho gia đình, cha Lê Lực tìm cách kinh doanh pháo hoa nhưng một lần ngôi nhà bị dột sau đêm mưa khiến số pháo bị ướt và ông mất sạch vốn liếng.
Khi biết gia đình gánh món nợ lớn, Lê Lực đã hứa với mẹ lúc bà nằm trên giường bệnh: “Mẹ đừng lo, khi con vào đại học, con sẽ trả hết nợ”.
Một năm sau, ở tuổi 16, Lê Lực xuất sắc thi đỗ chuyên ngành Tự động hóa tại Trường Kỹ thuật Thông tin, Đại học Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh. Kết quả này đưa anh lên vị trí đầu bảng toàn huyện, trở thành niềm tự hào của gia đình và làm nức lòng khắp ngôi làng nhỏ miền núi hẻo lánh.
Hành trình lạc lối
Lê Lực đến Bắc Kinh mang theo hoài bão lớn lao, nhưng sớm nhận ra khoảng cách giữa quê nhà nghèo khó và thủ đô hiện đại, sầm uất. Ngày nộp phí nhập học, anh xấu hổ khi rút ra xấp tiền lẻ, ánh nhìn của mọi người càng khiến anh tự ti.
Cuộc sống đắt đỏ khiến nam sinh phải tiết kiệm tối đa, anh không tham gia các hoạt động, dần trở thành người khép kín trong trường.
Áp lực tài chính ngày một nặng nề khi gia đình anh chìm trong nợ nần và bà nội lâm bệnh nặng. Lê Lực làm nhiều việc bán thời gian nhưng thu nhập không đủ chi trả.
Tình trạng kiệt sức khiến anh không thể cân bằng việc học, dẫn đến kết quả sa sút. Năm cuối, vì bỏ học quá nhiều, anh không thể tốt nghiệp, giấc mơ thoát nghèo qua con đường đại học tan vỡ.
Từng là niềm hy vọng của gia đình, Lê Lực phải đối mặt với hiện thực không bằng cấp và tương lai bấp bênh. Dù nhà trường cho phép gia hạn thêm 2 năm để tốt nghiệp nhưng anh vẫn không vượt qua được những kỳ thi cần thiết, khiến giấc mơ đại học kéo dài 6 năm kết thúc trong thất bại.
Năm 2007, Lê Lực buộc phải rời ký túc xá vì không thể chi trả tiền thuê. Anh sống lay lắt ở Bắc Kinh và tiếp tục vật lộn giữa đi làm thêm và ôn thi. Hai năm sau, dù cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp muộn màng, anh biết mình không đủ điều kiện để tìm một công việc tại thủ đô cạnh tranh.
Trong cơn tuyệt vọng, Lê Lực đưa ra một quyết định liều lĩnh: cướp ngân hàng. Anh bị pháp luật nghiêm trị. Những ngày tháng trong tù, Lê Lực dần trưởng thành và mạnh mẽ hơn về mặt tinh thần.
Nhờ biểu hiện tốt, nam sinh được thả trước thời hạn. Sau khi ra tù, Lê Lực quyết tâm học lại và được chính thẩm phán đọc phán quyết cưu mang và giúp đỡ. Tháng 7/2017, anh đạt 598 điểm trong kỳ thi đại học, cao hơn 44 điểm so với lần thi trước và được nhận vào Đại học Giao thông Tây An.
Hiện Lê Lực đã ra trường và kiếm được một công việc lương ổn định. Chàng trai đã vượt qua quá khứ, sống tử tế và báo đáp cha mẹ.
Nam sinh bỏ mức lương 1,9 tỷ đồng về quê cống hiến giờ ra sao?TRUNG QUỐC - Câu chuyện cậu bé nghị lực từ chối nhận tài trợ, quyết dựa vào chính mình và cõng người mẹ bệnh để đi học tiếp tục thu hút sự chú ý mạnh mẽ trên mạng xã hội của quốc gia tỷ dân.(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đưa nông sản của tỉnh vươn xa
- ·Ai đứng sau vụ nổ máy nhắn tin của Hezbollah làm hàng nghìn người thương vong?
- ·“Nhịp cầu” gắn kết nghệ sĩ Việt Nam
- ·UPCoM đón thêm 7 tân binh trong tháng 1
- ·Trung Quốc đề nghị ký nghị định thư 7 loại trái cây Việt Nam đang xuất khẩu
- ·Khối ngoại đang sở hữu 13,13% cổ phần tại KLS
- ·Cuộc 'so găng' then chốt giữa ông Trump và bà Harris
- ·Hai cổ đông của TTP bị phạt 125 triệu đồng
- ·Zek Agency: Hành trình trở thành công ty SEO uy tín nhờ tư duy SEO GIÁ TRỊ
- ·Ukraine áp dụng chiến lược mới ở vùng Kursk của Nga
- ·Tiết lộ kinh nghiệm du lịch Lý Sơn tự túc từ DANAGO
- ·Mỹ áp lệnh trừng phạt với đài truyền hình RT của Nga
- ·Người đàn ông quyết bỏ ra 9,7 tỷ đồng để mua ngôi nhà ‘sắp chìm xuống biển’
- ·Ngày hội “Hành động vì môi trường"
- ·Thúc đẩy xuất khẩu sang UAE, doanh nghiệp Việt phải áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
- ·Ngăn kịch bản ở Kursk tái diễn, đồng minh của Nga tập trận gần biên giới Ukraine
- ·Kịch bản nào cho chứng khoán quý II?
- ·Cuốn sách về những người vẫn đang hằng sống
- ·Năng lượng điện tái tạo ngày càng phát triển tại Long An
- ·Cổ phiếu CYC bị tạm ngừng giao dịch từ 7/4/2016