【nhận định kèo phạt góc hôm nay】Ưu tiên ngân sách ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn
Trước tình hình thiên tai khắc nghiệt, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý hỗ trợ từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương (NSTƯ) năm 2016 cho 34 địa phương, trong đó có 9 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn theo đề nghị của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hỗ trợ 608,8 tỷ đồng cho 37 tỉnh
Theo báo cáo đánh giá của Chính phủ, với dự báo này, khoảng 50% diện tích lúa Đông Xuân chuẩn bị thu hoạch có nguy cơ bị thiệt hại, khoảng 500 nghìn ha lúa Hè Thu (chiếm 30% tổng diện tích) chuẩn bị gieo sạ có khả năng không sản xuất đúng thời vụ, ảnh hưởng năng suất; số cơ sở sản xuất, bệnh viện, số hộ thiếu nguồn nước sinh hoạt tiếp tục tăng cao, nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản, cây ăn trái có nguy cơ bị ảnh hưởng do thiếu nước ngọt, nguy cơ cháy rừng cao.
Thực tế, từ cuối năm 2014, do tác động của hiện tượng El Nino mạnh, kéo dài nhất trong lịch sử, thiên tai nặng nề, cực đoan. Mùa mưa năm 2015 đến muộn, kết thúc sớm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Những tháng đầu năm 2016, dòng chảy từ sông Mê Kông suy giảm, xâm nhập mặn sớm, sâu nhất trong lịch sử đã xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long. Trên sông Vàm Cỏ mặn xâm nhập sâu vào cửa sông 93km, các cửa sông khác đều 50-70km, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống của nhân dân; hàng trăm ngàn hecta diện tích lúa và cây ăn trái đã bị thiệt hại; gần 160 nghìn hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt tại tỉnh Bến Tre có 160/140 xã, phường bị ảnh hưởng xâm nhập mặn.
Ông Đỗ Việt Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết, trước tình hình này, cuối tháng 2 và đầu tháng 3/2016, Bộ Tài chính đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định hỗ trợ 608,8 tỷ đồng từ nguồn NSTƯ năm 2015 cho 37 tỉnh để khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn vụ Hè Thu năm 2015; trong đó, có những tỉnh được cấp phát 2 lần, cụ thể: Cuối tháng 2 hỗ trợ 85,1 tỷ đồng cho 6 tỉnh và đầu tháng 3 hỗ trợ 523,7 tỷ đồng cho 34 tỉnh.
Để hỗ trợ giải quyết hạn hán, thiên tai hàng năm, ông Đức cho biết, tại Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu, ngân sách nhà nước hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản cho hộ sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Mức hỗ trợ đối với diện tích trồng lúa bị thiệt hai từ 30% dến 70% là 1 triệu đồng - 1,5 triệu đồng/ha, thiệt hại trên 70% từ 2 - 3 triệu đồng/ha; ngô, rau màu thiệt hại từ 30% - 70% hỗ trợ từ 1 triệu đồng/ha, trên 70% hỗ trợ 2 triệu đồng/ha; cây công nghiệp, cây ăn quả thiệt hại từ 30% - 70% hỗ trợ 2 triệu đồng/ha, trên 70% hỗ trợ 4 triệu đồng/ha…
Địa phương Chủ động hỗ trợ hạn hán
Báo cáo về chính sách, hỗ trợ, đầu tư thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán xâm nhập mặn, Bộ Tài chính cho biết đã trình Thủ tướng Chính phủ mức hỗ trợ từ NSTƯ đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên là 70%; các địa phương có thu điều tiết về NSTƯ dưới 50% hỗ trợ 30%; các địa phương có thu điều tiết về NSTƯ từ 50% trở lên, ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí chống hạn; các tỉnh còn lại và tỉnh Quảng Ngãi, hỗ trợ 50% kinh phí chống hạn.
Cũng theo Bộ Tài chính, riêng năm 2015, đối với các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định hỗ trợ thêm kinh phí mua và vận chuyển nước ngọt. Đối với tỉnh Ninh Thuận quyết định xử lý đặc thù 172 tỷ đồng để hỗ trợ tiền mua thức ăn gia súc (trâu, bò, cừu); thuốc sát trùng, vắc xin phòng, chống dịch bệnh cho gia súc; công trình cấp nước sinh hoạt; hỗ trợ chi phí mua và vận chuyển nước ngọt; hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng… Bên cạnh đó, cũng đã hỗ trợ 15kg gạo/người đối với tất cả thành viên hộ gia đình thiếu đói trong dịp Tết Âm lịch, thiếu đói giáp hạt; thời gian hỗ trợ từ 1- 3 tháng.
Tại buổi làm việc với các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long về công tác phòng chống xâm nhập mặn giữa tháng 3 mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất và chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm mặn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị.
Ông Đỗ Việt Đức cho biết, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang rà soát nhu cầu cụ thể của từng địa phương, phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ cho các địa phương để thực hiện. “Các địa phương cũng cần chủ động bố trí ngân sách địa phương và huy động nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phòng, chống hạn, xâm nhập mặn, NSTƯ hỗ trợ theo quy định”, ông Đức nói.
H.TR
(责任编辑:La liga)
- ·Hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế
- ·Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Lào
- ·Nâng chất hoạt động tiếp xúc cử tri
- ·Đẩy mạnh phát triển kinh tế
- ·Nội thất UMA
- ·Cấp huyện, xã chưa tổ chức nhiều cuộc phản biện
- ·Đoàn viếng Chủ tịch nước mang băng tang, không mang vòng hoa
- ·Màu xanh tươi trẻ trên đường quê
- ·Năm 2024, Long An được giao trên 272 tỉ đồng để xây dựng nông thôn mới
- ·Sức mạnh của tuyên truyền
- ·Hà Nội: Hồ Đầm Sen vẫn kêu cứu
- ·Oai hùng Chiến thắng vàm Cái Sình
- ·Quyết tâm trong năm mới của Đông Thạnh
- ·Quan tâm hậu giám sát cải cách thủ tục hành chính
- ·Bộ Nội vụ phản hồi đề xuất bổ sung biên chế giáo viên, không tinh giản kiểu cào bằng
- ·Xử lý nghiêm cán bộ bổ nhiệm 'thần tốc' bà Quỳnh Anh
- ·Báo Hậu Giang
- ·'Chống tham nhũng, ai nhụt chí thì dẹp sang bên để người khác làm'
- ·“Người biết đủ” phân trần về chuyện ngoại tình
- ·Thủ tướng: Xử lý nghiêm vụ “Út trọc”, “Vũ nhôm” được cử tri ủng hộ