【bang xep hang ngoai hang nga】Cải thiện môi trường kinh doanh: Cần nghiêm túc thực hiện
Môi trường kinh doanh được cải thiện tích cực sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 19 |
Tại hội nghị,ảithiệnmôitrườngkinhdoanhCầnnghiêmtúcthựchiệbang xep hang ngoai hang nga các đại biểu đã tập trung đánh giá kết quả cải thiện môi trường kinh doanh giai đoạn 2014-2017 và đề ra những nhiệm vụ cần thực hiện trong năm 2018 và những năm tiếp theo.
Vẫn còn bất cập
Đánh giá về kết quả cải thiện môi trường kinh doanh (MTKD), sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 19, TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM - cho rằng, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về cải thiện MTKD và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Điều này được phản ánh qua kết quả xếp hạng của Việt Nam theo đánh giá của các tổ chức quốc tế.
Cụ thể, năm 2017, năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam tăng 5 bậc so với năm 2016, từ vị trí 60 lên vị trí 55/137 nền kinh tế. MTKD tăng 14 bậc, từ 82 lên 68/190 nền kinh tế. Chỉ số đổi mới sáng tạo tăng 12 bậc, đạt thứ hạng 47/127 nền kinh tế. Đó đều là những thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đã đạt được cho đến nay - TS Cung nhấn mạnh.
Không chỉ tác động mạnh mẽ đến MTKD, năng lực cạnh tranh quốc gia, TS Nguyễn Đình Cung còn cho rằng, sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 19, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp (DN) đã được cải thiện tích cực, số lượng DN thành lập mới tăng đột biến. Cải thiện MTKD cũng tác động tích cực, giúp Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng 6,81% vào năm 2017 và 7,38% vào quý I/2018.
Bên cạnh những kết quả trên, các chuyên gia kinh tế cũng thẳng thắn cho rằng, việc thực hiện Nghị quyết 19 vẫn chưa được thực hiện đồng đều giữa các Bộ, ngành, địa phương. Theo đó, bên cạnh những nơi rất quyết liệt thực hiện cắt giảm điều kiện kinh doanh (ĐKKD) thì vẫn có những nơi còn thiếu quyết liệt, chậm thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp. Theo đó, vẫn còn nhiều ĐKKD gây ảnh hưởng đến hoạt động của DN, hạn chế sự phát triển của DN.
Theo TS Nguyễn Đình Cung, nhiều DN cho biết, họ phải mất tới 6-7 tháng vẫn không xin được giấy phép kinh doanh, nguyên nhân là do cơ quan chức năng chưa tạo thuận lợi cho DN, vài hôm lại gọi lên sửa giấy phép, có hôm chỉ sửa vài từ, có khi chỉ dấu phảy nhưng vẫn bị gọi lên, gây ức chế cho DN. Mục tiêu của cải thiện MTKD là cắt giảm các ĐKKD, song nhiều cơ quan không những không cắt giảm mà còn “đẻ” thêm. Nguyên nhân là do lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương chưa thực sự sâu sát, quyết liệt trong thực hiện Nghị quyết 19, cải thiện MTKD.
Nỗ lực và quyết tâm
Nhằm tiếp tục cải thiện MTKD, tạo thuận lợi hơn nữa cho DN hoạt động, ngày 15/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết 19-2018/NQ-CP. Bên cạnh tiếp tục bám sát các tiêu chí đánh giá về MTKD của Ngân hàng Thế giới (WB), về năng lực cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế thế giới, và năng lực đổi mới sáng tạo của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc, Nghị quyết 19-2018 còn yêu cầu tập trung cải thiện các chỉ số MTKD để năm 2018 tăng thêm từ 8-18 bậc trên bảng xếp hạng của WB. Đặc biệt, đến năm 2020 chất lượng MTKD của Việt Nam ngang hàng với trung bình các nước ASEAN 4.
Nghị quyết 19-2018 cũng nhấn mạnh cải thiện điều kiện kinh doanh và quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Cụ thể, yêu cầu bãi bỏ và đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh, giảm 50% danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành và giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 25-27% hiện nay xuống còn 10%, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Quan trọng hơn, Nghị quyết 19-2018 lần đầu tiên bổ sung thêm mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành logistics và du lịch để tạo thuận lợi, giảm chi phí kinh doanh, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế.
Đánh giá về mục tiêu đưa ra tại Nghị quyết 19-2018, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, đây là mục tiêu không dễ dàng nhưng vẫn có thể thực hiện được nếu như có đủ quyết tâm và sự nỗ lực. Sự nỗ lực và quyết tâm này trước hết phải đến từ người đứng đầu của các Bộ, ngành, địa phương. Họ càng sâu sát, quyết liệt bao nhiêu thì khả năng thành công càng cao.
Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu đề ra, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các thủ tục hành chính, nhằm giảm bớt nhũng nhiễu cho DN khi thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, xuất nhập khẩu.
Đứng ở góc độ địa phương, ông Trương Hòa Châu - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp kiến nghị, để đạt được mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 19-2018, các Bộ ngành tích cực hơn nữa trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho khu vực DN. Vì chỉ khi các Bộ, ngành tích cực và có những chính sách cụ thể mới tạo ra cơ sở để các địa phương áp dụng, thực hiện.
(责任编辑:La liga)
- ·Nhận định, soi kèo Hyderabad vs NorthEast United, 21h00 ngày 23/12: Cửa trên ‘tạch’
- ·Doanh nghiệp FDI đóng góp lớn cho kinh tế TP.HCM
- ·Cựu Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM lãnh 5 năm tù
- ·Formosa xin cấp phép dự án khu gia công phụ trợ hơn 214 ha
- ·Có nên đầu tư Vinhomes Royal Island Vũ Yên? Phân tích chi tiết từ chuyên gia
- ·Tân dược NK không đảm bảo chất lượng
- ·Vietnam Airlines điều chỉnh kế hoạch bay do thời tiết
- ·Vinh danh Doanh nhân nữ ASEAN tiêu biểu
- ·Giá heo hơi hôm nay 28/4/2023: Dao động nhẹ trước kỳ nghỉ lễ
- ·Du lịch phát triển theo gợi mở của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- ·SPK Packaging gia công ép nhựa theo yêu cầu
- ·Tử hình người đâm gục nạn nhân vì mâu thuẫn đất đai ở Hà Nội
- ·Trại sáng tác Jules Roy, nơi ra đời nhiều tác phẩm văn học Pháp
- ·Bắt 2 đối tượng trộm cắp tiền công đức để chơi game
- ·40 sinh viên Đại Học Duy Tân được trả 400
- ·Bắt giam gã hàng xóm hiếp dâm bé gái 10 tuổi ở An Giang
- ·Phát hành bộ tem 'Bảo vật quốc gia (bộ 3): Đồ gốm'
- ·Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao tại Tết độc lập và Lễ hội Tân Trào năm 2024
- ·Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững
- ·Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch'