会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lịch thi đấu mu vs liverpool】Trên dòng Tam Giang huyền thoại!

【lịch thi đấu mu vs liverpool】Trên dòng Tam Giang huyền thoại

时间:2025-01-11 03:27:02 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:748次

Báo Cà Mau(CMO) Những ngày đầu tháng 7, chúng tôi có dịp tháp tùng cùng anh Phan Thanh Giào, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tam Giang, huyện Năm Căn và các chú cựu chiến binh, thương binh trên địa bàn thăm lại chiến trường xưa - nơi diễn ra những trận đánh tàu lịch sử trên sông Tam Giang huyền thoại cách đây hơn 50 năm.

Tính đến nay, trận đánh tàu lịch sử trên sông Tam Giang đã đi vào ký ức trên 50 năm, nhưng hào khí ấy luôn dâng trào trong trái tim của những người con quê hương. Hơn 24 “dũng sĩ đánh tàu” năm xưa ở xã Tam Giang, huyện Năm Căn, hiện chỉ còn khoảng 7 người. Các chú nay tuổi đã cao, sức khoẻ hạn chế, nhưng khi gặp, tôi vẫn cảm nhận khí chất “anh hùng” hiện hữu qua ánh mắt, cử chỉ và lời kể của các chú. Gặp lại đồng đội năm xưa, các chú mừng rơm rớm nước mắt rồi nắm tay, ôm chặt đồng đội, kề tai: “Bọn mình may mắn vì còn được tương ngộ hôm nay”…

Buổi chiều 1/7, trên chiếc vỏ máy composite, chúng tôi cùng anh Giào và chú Chung Quang Thắm, thương binh 3/4, chú Huỳnh Chí Nguyện và chú Tăng Ngọc Điện, đều là thương binh 4/4, chạy dọc theo con sông Tam Giang mênh mông, gió lộng tứ bề. Chú Chung Quang Thắm ngồi mũi chỉ đường và lần lượt qua lời kể của các chú dẫn chúng tôi “thâm nhập” về miền ký ức hào hùng năm xưa…

Chú Chung Quang Thắm, thương binh 3/4 (ngồi mũi vỏ), kế đến là chú Tăng Ngọc Điện và chú Huỳnh Chí Nguyện, đều là thương binh 4/4, cùng kể và nhớ lại trận đánh tàu tiêu diệt 38 tên địch tại vàm kênh Ông Phén năm 1969.

Vỏ máy chạy được một đỗi, chú Thắm giơ tay cao ra hiệu dừng lại tại đầu vàm kênh Ông Phén. Chú Thắm bảo, ngày xưa 2 bên bờ cũng toàn cây mắm, biền lá như vậy, chúng che chở, giúp các chú ngụy trang, ẩn nấp an toàn, chờ cơ hội bắn, tiêu diệt quân thù. Cũng chính nơi này vào năm 1969, Đội Du kích Kênh 17 đã phục kích bắn chìm tàu, tiêu diệt 38 tên địch. Ở trận này, người anh và em trai của chú Chung Quang Thắm là ông Chung Văn Uẩn và ông Chung Văn Những cùng 3 đồng chí khác được tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Nguỵ”. Đội Du kích Kênh 17 cũng được tuyên dương bởi tinh thần quả cảm, sáng tạo, đoán và phục kích đúng ý định và nơi địch đổ quân.

Chú Thắm tự hào bởi cả 3 anh em của chú đều tham gia cách mạng từ rất sớm và đã lập nhiều chiến công. Riêng chú Thắm, năm 1966, từ những ngày đầu tham gia cách mạng, chú được chọn vào Đội Săn tàu huyện Duyên Hải. Chú Thắm từng tham gia nhiều trận đánh lớn và cùng đồng đội lập nhiều chiến công, như đánh phá 2 tiểu pháo hạm (mỗi chiếc dài 120 m) tại cửa Bồ Đề; cùng đồng đội tiêu diệt nhiều tên địch tại Kênh 3, Vàm Đầm; tập kích tiêu diệt 2 chiếc cao tốc của địch đang tuần tra tại cửa Bồ Đề năm 1971; cùng Đội săn tàu bắn chìm chiếc tiểu pháo hạm tại ngã tư Tam Giang ngày 17/5/1972.

Tham gia nhiều trận đánh lớn và lập nhiều chiến công, cả chú Thắm và người anh trai 2 lần bị thương, hiện là thương binh 3/4, riêng người em út của chú đã hy sinh trong thời chiến, nên câu chuyện về những trận đánh tàu trên sông Tam Giang đã trở thành “ký ức đặc biệt” trong tâm thức của thương binh Chung Quang Thắm. Thời điểm ấy, đất trời như hiểu được lòng người, mây đen giăng tứ phía, kéo theo mưa dông như tâm trạng các chú đang giận dữ, căm thù giặc tột độ, cùng nỗi đau thương tột cùng vì đã không ít người thân, đồng đội thân yêu đã ngã xuống ở nơi này...

Để tránh mưa, vỏ máy của chúng tôi tiếp tục di chuyển nhanh về ngã ba sông Tam Giang, hướng ra cửa biển Bồ Đề để cả đoàn cùng đến tham quan Bia Di tích lịch sử cấp tỉnh, địa điểm ghi nhớ chiến công trận đánh tàu trên sông Tam Giang tại vàm rạch Chủ Mưu, năm 1970. Nơi đây, chú Tăng Ngọc Điện, thương binh 4/4, hội viên Chi hội Cựu chiến binh ấp Kênh 17, chia sẻ: “Ngày xưa, nghe tiếng “ting ting ting” tín hiệu riêng thông báo để biết rằng tàu sắp vô bến (Đoàn tàu không số từ Bắc chuyển vào tiếp tế vũ khí cho chiến trường miền Nam - PV), khi ấy đơn vị trong tâm thế sẵn sàng để bảo vệ đoàn tàu của ta cập bến an toàn, đồng thời ngăn chặn tàu địch để chúng ít và không có cơ hội ngăn đường tiếp tế cho quân ta. Tôi đã từng tham gia trên 100 trận đánh tàu, đồng trực tiếp tham gia trận đánh tàu trên sông Tam Giang tại vàm rạch Chủ Mưu năm 1970, cùng đồng đội bắn chìm 228 tàu, chiếc tàu dài 120 m và tiêu diệt cả đại đội với 70-80 tên địch. Thời đó, biết rằng điều kiện rất khó khăn, dầm mưa dãi nắng, trầm mình trong rừng, dưới sông ngày này qua tháng nọ nhưng tâm thế luôn hăng say, sẵn sàng chiến đấu. Phương tiện đánh địch cũng còn hạn chế, nhất là những đêm tối trời, rất khó ngắm mục tiêu, anh em mới có sáng kiến bắt con đom đóm gắn vào đầu ngắm để định hướng ngắm bắn mục tiêu, ấy vậy mà hàng trăm xác tàu đã bỏ mạng trên con sông huyền thoại này”.

Di tích lịch sử cấp tỉnh Trận đánh tàu trên sông Tam Giang tại vàm rạch Chủ Mưu, năm 1970, được đặt gần ngã ba sông Tam Giang, trổ ra cửa biển Bồ Đề, nay trở thành “địa chỉ đỏ” để địa phương giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Phấn chấn khi nghe đồng đội kể chuyện thành tích đánh tàu, chú Huỳnh Chí Nguyện, sinh năm 1953, thương binh 4/4, tham gia đơn vị 962 năm 1970, hào sảng kể: “Riêng tôi thì ấn tượng nhất khi cùng đồng đội tham gia ở trận đánh năm 1971 tại vàm Cái Nước, đánh chìm chiếc hạm đội lớn nhất của địch dài trên 150 m và tiêu diệt trên 70 tên địch. Trận đánh này, phía ta huy động 2 đại đội khoảng 40 lực lượng, chia lực lượng 2 bên sông, ẩn nấp dưới lùm mắm, dừa nước, chờ tàu địch đi qua có lệnh của chỉ huy là đồng loạt tung hoả lực. Đặc biệt, hoả lực tập trung bắn phần lườn tàu (phần từ mặt nước xuống đáy tàu), hoả lực công phá tàu, nước dẫn vào tàu dẫn đến chiếc hạm đội to xác bị nhấn chìm nhanh chóng dưới dòng Tam Giang”.

Trầm giọng, chú Huỳnh Chí Nguyện xúc động nhớ: “Tuy nhiên, trận này cũng đã lấy đi của ta 6 đồng đội ưu tú và nhiều đồng chí bị thương. Thời điểm đó, chúng tôi phải gạt nhanh nước mắt, biến đau thương thành sức mạnh, nhân lên lòng căm thù, ý chí quyết tâm nhắm thẳng quân thù mà bắn, giành lại cuộc sống hoà bình, ấm no cho dân tộc”.

Cách nay hơn 50 năm, ở tuổi 15, 17, chú Thắm, chú Nguyện, chú Điện đã xung phong ra trận, không ngại gian khổ ngày đêm trầm mình trong rừng, dưới lòng sông Tam Giang phá nước, đột kích, đánh tàu… cùng đồng chí, đồng đội làm nên những trang sử vẻ vang cho quê hương, dân tộc. Nay về thăm lại chiến trường xưa, trên con sông Tam Giang đã đi vào huyền thoại với những điều “nhất”: sông dài nhất, sâu nhất, xảy ra nhiều trận đánh đáng nhớ trong lịch sử - đã góp phần khơi nguồn ký ức, gợi cho các chú nhiều kỷ niệm một thời cách mạng hào hùng, chất chứa cả nỗi niềm, xúc động về sự mất mát, hy sinh của anh em, đồng đội…

“Đảng bộ và Nhân dân xã Tam Giang rất vinh dự, tự hào khi được Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh trận đánh tàu trên sông Tam Giang (tại vàm rạch Chủ Mưu - năm 1970), năm 2016. Nơi đây trở thành “địa chỉ đỏ” để chúng tôi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ noi theo ra sức hiến kế xây dựng quê hương ngày càng mạnh giàu”, anh Phan Thanh Giào bày tỏ.

Con sông Tam Giang ngày nay hiền hoà, lòng sông ôm trọn phù sa, sản sinh tôm cá để nuôi nấng, bảo bọc những người con quê hương. Ven bờ vẫn những hàng mắm lấn bãi bồi giữ đất, cùng những cụm dừa nước, tàu lá che nghiêng xưa từng che chắn, bảo vệ bộ đội. Xa xa là những dãy hàng đáy căng mình giữa dòng nước chảy, đón bắt cá, tôm giúp cho đời sống người dân thêm sung túc; có cả xóm hầm than ven sông nghi ngút khói, toả mùi khói than đước đặc trưng ở miệt rừng ngập mặn. Đoạn ngã ba sông Tam Giang, trổ ra cửa Bồ Đề mênh mông, rộng lớn, xuồng ghe tấp nập ra vào đánh bắt cá tôm. Say mê những câu chuyện kể chiến công xưa của thế hệ cha chú, tôi bỗng nhớ và ngân nga câu hát:“Nghe gió reo trên Tam Giang/Ngời bao chiến công xưa oanh liệt...” (lời bài hát “Trên quê hương Minh Hải”) - thật sự rất đỗi tự hào, thêm yêu quê hương và thành kính tri ân những anh hùng đã ngã xuống cho sự bình yên, hạnh phúc hôm nay./.

 

Loan Phương

 

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
  • Deputy PM delivers keynote speech at Hamburg Sustainability Conference
  • VUFO’s insignia presented to Greek diplomat in ceremony
  • Vietnamese PM meets with Canadian counterpart in Vientiane
  • Top 7 thành phố đáng đầu tư bất động sản nhất châu Âu
  • AIIB asked to support Việt Nam in mobilising resources for major projects
  • Việt Nam views Japan as leading important, trusted partner: PM
  • Prime Minister hosts official welcome ceremony for Chinese Premier in Hà Nội
推荐内容
  • Từ 28/6 Google Drive sẽ tự động sao lưu ổ cứng
  • Deputy PM hails Germany
  • PM attends 2024 ASEAN BIS, highlighting role of businesses in bloc's growth
  • NA urges capital market revitalisation
  • Lần đầu tiên giới khoa học xác định được khối lượng một ngôi sao
  • Chinese Premier’s Việt Nam visit helps accelerate building of community with shared future: expert