【nam định vs hà nội】Bãi bỏ quy định hướng dẫn về phòng chống rửa tiền
Theo đó, toàn bộ Thông tư 148/2010/TT-BTC sẽ được bãi bỏ kể từ ngày 7/7/2015, do không còn phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
Được biết Thông tư 148/2010/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 21/11/2010 đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hành lang pháp lý hướng dẫn các công ty quản lý quỹ thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền.
Tuy nhiên, sau khi Luật Phòng, chống rửa tiền và các văn bản dưới luật (Nghị định số 116/2013/NĐ- CP và Thông tư 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn một số quy định về phòng, chống rửa tiền) được ban hành thì công tác phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực chứng khoán đã được bổ sung thêm một số quy định mới.
Điển hình như, theo Luật Phòng, chống rửa tiền, các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán được quy định cụ thể: Giao dịch mua, bán chứng khoán có dấu hiệu bất thường trong một ngày hoặc một số ngày do một tổ chức hoặc một cá nhân thực hiện; Khách hàng thực hiện chuyển nhượng chứng khoán ngoài hệ thống mà không có lý do hợp lý; Công ty chứng khoán chuyển tiền không phù hợp với các hoạt động kinh doanh chứng khoán; Người không cư trú chuyển số tiền lớn từ tài khoản giao dịch chứng khoán ra khỏi Việt Nam.
Đặc biệt, trong Luật nêu rõ, các công ty chứng khoán phải có nghĩa vụ báo cáo giao dịch đáng ngờ cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) bằng văn bản, thời hạn báo cáo tối đa là 48 giờ, kể từ thời điểm phát sinh giao dịch.
Báo cáo phải gửi kèm hồ sơ mở tài khoản đối với các giao dịch thực hiện thông qua tài khoản, thông tin nhận biết khách hàng, các chứng từ và tài liệu khác liên quan đến giao dịch đáng ngờ. Các dấu hiệu về giao dịch đáng ngờ cụ thể như:
Giao dịch mua bán, chứng khoán có dấu hiệu bất thường trong một ngày hoặc một số ngày do một tổ chức hoặc một cá nhân thực hiện; Khách hàng thực hiện chuyển nhượng chứng khoán ngoài hệ thống mà không có lý do hợp lý;
Công ty chứng khoán chuyển tiền không phù hợp với các hoạt động kinh doanh chứng khoán; Người không cư trú chuyển số tiền lớn từ tài khoản giao dịch chứng khoán ra khỏi Việt Nam;
Khách hàng thường xuyên bán danh mục đầu tư và đề nghị công ty chứng khoán thanh toán bằng tiền mặt hoặc séc; Khách hàng đầu tư bất thường vào nhiều loại chứng khoán bằng tiền mặt hoặc séc trong khoảng thời gian ngắn hoặc sẵn sàng đầu tư vào các danh mục chứng khoán không có lợi;
Tài khoản chứng khoán của khách hàng không hoạt động trong một thời gian dài nhưng đột nhiên được đầu tư lớn không phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng; Giao dịch mua, bán chứng khoán có nguồn tiền từ các quỹ đầu tư được mở ở các vùng lãnh thổ được các tổ chức quốc tế xếp loại là có nguy cơ rửa tiền cao.
Hơn nữa, theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, một số ý kiến của các công ty chứng khoán cũng tỏ ý lo ngại rằng các quy định tại văn bản hướng dẫn là thiếu thực tế và khó khả thi trong thực tiễn cuộc sống.
Điển hình như quy định về báo cáo giao dịch giá trị lớn trong lĩnh vực chứng khoán còn thiếu tính thực tiễn. Theo quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền, đối tượng báo cáo phải có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn (giao dịch bằng tiền mặt, bằng vàng hoặc ngoại tệ tiền mặt có tổng giá trị trên 300 triệu).
Trong khi đó, căn cứ theo pháp luật về chứng khoán thì công ty chứng khoán lại phải quản lý tách bạch tiền gửi giao dịch chứng khoán của từng khách hàng, tách bạch tiền của khách hàng với tiền của công ty chứng khoán.
Thông tư 148/2010/TT-BTC quy định, giao dịch lớn phải báo cáo là giao dịch tiền mặt trong ngày, tức sử dụng tiền mặt khi thanh toán tiền mua cổ phiếu giống như mua bán trao tay cổ phiếu OTC. Và như vậy, công ty chứng khoán không được phép thực hiện giao dịch tiền mặt trực tiếp với khách hàng, do đó hầu như không phát sinh các giao dịch giá trị lớn.
H.L
(责任编辑:La liga)
- ·Kinh tế Số đóng góp khoảng 15% vào GDP trong 6 tháng năm 2023
- ·Căn hộ 35m2 với cách bố trí nội thất vô cùng thông minh
- ·Ấn Độ, Australia tổ chức Đối thoại 2+2 cấp bộ trưởng đầu tiên
- ·BĐS Nam Sài Gòn ‘nóng’ cùng sự phát triển của hạ tầng
- ·Giá gas tăng vào ngày đầu năm mới 2024
- ·Khởi công chuỗi tiện ích đẳng cấp ở Eco Lake View
- ·Thiết kế căn hộ: 'Lịm tim' bước vào căn hộ chẳng rộng nhưng hiện đại như châu Âu
- ·Dừng toàn bộ hoạt động Mường Thanh Khánh Hòa
- ·Giá heo hơi hôm nay 8/3/2024: Tiếp đà tăng nhẹ
- ·Singapore và Australia thử nghiệm thành công hệ thống hải quan trên nền tảng blockchain
- ·Mỹ chính thức mở cửa cho dừa tươi Việt Nam
- ·Hải quan Paraguay áp dụng chính sách “Không giấy tờ” đối với xe và máy móc nông nghiệp nhập khẩu
- ·Từ bờ vực thảm họa, Nhật Bản đã đối phó thành công với COVID
- ·Kẻ khóc người cười vì cơn sốt ăn theo hạ tầng
- ·Khi cuộc đời khốc liệt với ước mơ
- ·Titan Group chính thức phân phối dự án Pan Pacific Danang Resort
- ·FLC vượt mặt nhiều đại gia trúng lô đất 860 tỷ đồng
- ·Nga có thể cấm xuất khẩu xăng nếu giá trong nước tiếp tục tăng
- ·Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
- ·Tìm biệt thự vượng phong thủy phía Tây Thủ đô