【vua phá lưới giải ngoại hạng anh】Vì sao Trung Quốc "ôn tồn" sau cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar?
vua phá lưới giải ngoại hạng anh"> |
Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing. Ảnh: AFP. |
Hai thái độ khác nhau
Trong lúc chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nhanh chóng đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt mới lên chính quyền quân sự Myanmar thì Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại chờ một thời gian tương đối trước khi đưa ra bình luận.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Uông Văn Bân, tại một cuộc họp báo vào hôm 1/2, nhiều tiếng đồng hồ sau khi chính phủ dân bầu ở Myanmar bị bắt giữ, nói rằng Bắc Kinh “ghi nhận những gì đã diễn ra ở Myanmar và đang trong quá trình tìm hiểu thêm về tình hình ở đây”.
Ông Uông nói thêm rằng “các bên ở Myanmar” nên “xử lý các khác biệt của mình theo hiến pháp và khung pháp lý” nhằm “duy trì ổn định chính trị và xã hội”.
Trong khi đó, Mỹ lại “tố cáo cuộc đảo chính bằng ngôn từ mạnh nhất có thể” và chỉ trích các nhà lãnh đạo quân sự mới ở Myanmar vì đã bác bỏ “ý chí của nhân dân”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, một đánh giá hậu đảo chính về các sự kiện sẽ kích hoạt các hạn chế nhất định” lên chính phủ Myanmar.
Năm 2020, Mỹ trao cho Myanmar 135 triệu USD. Tuy nhiên, số tiền này ít có nguy cơ chịu ảnh hưởng bởi thái độ của Mỹ hiện nay, do hầu hết số tiền này được phân phát qua các tổ chức phi chính phủ và tổ chức xã hội.
Ông Biden sẽ gặp khó khăn trong tương tác với nhóm đảo chính do ông thường xuyên nhấn mạnh đến vấn đề thúc đẩy dân chủ trong chính sách đối ngoại của mình.
Trong những biến cố trước đây ở Myanmar, bao gồm cả cuộc khủng hoảng người Hồi giáo Rohingya (trong cuộc khủng hoảng này, phương Tây chỉ trích Myanmar về cách hành xử với người Rohingya), Trung Quốc sẽ có xu hướng không phê phán chính quyền quân sự mới của Myanmar.
Quan hệ đặc biêt giữa Trung Quốc và Myanmar
Giới doanh nhân Trung Quốc có thể bất an về tương lai các cam kết và thỏa thuận do chính quyền bị lật đổ ký kết. Trung Quốc từng tiếp cận và lấy lòng bà Aung San Suu Kyi cũng như đảng của bà trước cuộc đảo chínhnày do giới hoach định chính sách và các nhóm doanh nhân của nước này thường thấy dễ làm việc với họ hơn là với quân đội Myanmar vốn nổi tiếng có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cứng rắn.
Một chính quyền quân sự trước đó đã khởi xướng một số cải cách nhất định hướng tới sự cởi mở hơn và sự đầu tư của phương Tây, sau khi tiến trình dân chủ bắt đầu vào cuộc bầu cử năm 2010, nhằm giảm sự phụ thuộc của nước này vào Trung Quốc.
Khi phương Tây quay lưng với chính quyền Myanmar sau cuộc khủng hoảng người Rohingya năm 2016-2017, bà Aung San Suu Kyi – một chính trị gia cần trợ giúp và đầu tư nước ngoài để thực hiện lời hứa trong quá trình tranh cử về cải thiện kinh tế, đã gần như không có lựa chọn nào ngoài việc trông cậy vào Bắc Kinh.
Myamar chính thức gia nhập sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) khi bà Suu Kyi dự một diễn đàn về hợp tác quốc tế ở Bắc Kinh vào tháng 5/2017.
Hai nước khi đó ký một biên bản ghi nhớ để cùng nhau xây dựng Hành lang Kinh tế Trung Quốc -Myanmar vào năm 2018, nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác song phương trong khuôn khổ BRI.
Trong các dự án lớn được đưa ra bàn thảo trước đảo chính có một tuyến đường sắt mới nối thị trấn Thụy Lệ ở vùng biên giới của Trung Quốc với thành phố Mandalay ở Myanmar, và một cảng nước sâu (do Trung Quốc cung cấp tài chính) ở thị trấn Kyaukpyu bên bờ Vịnh Bengal – cảng này đóng vai trò điểm cuối của đường ống dẫn dầu khí dẫn tới khắp Myanmar và chảy vào tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.
Trung Quốc bảo vệ Myanmar như thế nào?
Tướng Min Aung Hlaing - Tổng tư lệnh quân đội Myanmar và lãnh đạo chính phủ quân sự hiện tại, được biết đến là người cảnh giác về sự ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Quân đội Myanmar (thường được gọi là Tatmadaw) gần đây đã đa dạng hóa nguồn cung vũ khí cho mình để giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Trong thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, Trung Quốc là nhà cung cấp chính vũ khí và khí tài cho Myanmar – các phương tiện này được Myanmar sử dụng trong cuộc chiến với các nhóm nổi dậy dân tộc bản địa.
Cho đến gần đây, vào cuối tháng 1/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã thăm Myanmar để ký một thỏa thuận về cung cấp cho Myanmar tên lửa phòng không Pantsir-S1 và các máy bay không người lái (UAV) trinh sát Orlan-10E do Nga sản xuất. Trước đó Myanmar đã mua các chiến đấu cơ MiG-29 cũng như trực thăng, hệ thống tên lửa phòng không, radar, và pháo mặt đất.
Các thỏa thuận trên xuất hiện khi quân đội Myanmar than phiền về số lượng các nhóm nổi dậy theo cách này hay cách khác sở hữu được vũ khí Trung Quốc để chống lại quân đội Myanmar.
Điều này phản ảnh chính sách "cây gậy và củ cà rốt" của Trung Quốc đối với Myanmar. Về phương diện "cà rốt", Trung Quốc cùng với Nga đã ngăn chặn các nỗ lực đưa các vấn đề về nhân quyền của Myanmar ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (nơi Trung Quốc và Nga đều có quyền phủ quyết).
Những ngày gần đây, Trung Quốc chặn một tuyên bố do Anh soạn thảo lên án cuộc đảo chính ở Myanmar – dấu hiệu rõ ràng đầu tiên cho thấy Bắc Kinh sẽ tìm cách quan hệ tốt với giới cầm quyền quân sự ở Myanmar hiện nay.
Chính quyền quân sự mới ở Myanmar thân Trung Quốc?
Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing có thể thiếu tin tưởng Trung Quốc trong vai trò ủng hộ các nhóm phiến quân dân tộc thiểu số và hiện giờ lại có quan hệ tốt với Nga nhưng ông lại thừa nhận Trung Quốc là cường quốc hàng đầu mà ông ta có thể trông cậy sau đảo chính, theo các nguồn tin nội bộ Myanmar.
Một chỉ dấu rõ ràng cho việc Min Aung Hlaing có ý đồ tiến sát Trung Quốc là việc ông này bổ nhiệm tân Ngoại trưởng Wunna Maung Lwin.
Wunna Maung Lwin là một cựu quân nhân tham gia cuộc tấn công nhằm vào phiến quân dân tộc Karen và chiếm giữ tổng hành dinh Manerplaw của nhóm này vào năm 1995. Ông ta làm ngoại trưởng giai đoạn 2011-2016 dưới thời Tổng thống Thein Sein khi đó. Thein Sein là cựu tướng chuyển sang làm chính trị gia trong giai đoạn mở cửa của Myanmar.
Wunna Maung Lwin thăm Trung Quốc vài lần trong thời kỳ đó và là người đầu tiên tuyên bố về xây dựng hành lang kinh tế của Trung Quốc đi xuyên qua lãnh thổ Myanmar. Trong chuyến thăm vào tháng 8/2015, ông này được trích dẫn trên bản tin Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng “Myanmar cảm ơn Trung Quốc” về các ủng hộ nhân đạo và rằng “Myanmar trân trọng Trung Quốc như một người bạn lúc khó khăn”.
Wunna cũng khen ngợi vai trò của Trung Quốc trong việc làm trung gian trong các cuộc chiến giữa Tatmadaw và các tổ chức vũ trang dân tộc khác nhau.
Wunna nổi tiếng về quan điểm chống phương Tây và thân Trung Quốc. Có lần ông này thậm chí khuyên Thein Sein không nên gặp Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama, theo nguồn tin nội bộ. Thein Sein dĩ nhiên đã gặp Obama nhằm cải thiện quan hệ với phương Tây.
Hiện giờ Wunna đã trở lại và quan hệ thân thiện của ông này với giới chức Trung Quốc sẽ đóng vai trò trụ cột trong bối cảnh phương Tây tính đến các lệnh trừng phạt mới và các biện pháp trừng phạt nhóm đảo chính./.
(责任编辑:World Cup)
- ·Giá vàng hôm nay 11/9/2024: Vàng tăng giá chờ tin lãi suất giảm
- ·22 nước sẽ tham dự chuỗi Hội nghị Cấp cao ASEAN 43
- ·Cảnh báo nguy cơ đe dọa an ninh mạng trước thềm cuộc tổng tuyển cử tại Anh
- ·Tìm thấy mảnh vỡ máy bay mất tích của Nepal
- ·Vẹt đỉnh trời hứng Tết
- ·WHO khuyến cáo sử dụng loại vaccine thứ hai để phòng sốt rét
- ·Số nạn nhân thiệt mạng trong vụ lở đất ở Myanmar lên tới hơn 160 người
- ·Apple nộp phạt hơn 13 triệu USD tại Nga
- ·Kỷ niệm 60 năm Báo Đảng bộ tỉnh Tiền Giang mang tên Ấp Bắc
- ·Ông Boris Johnson sẽ tiếp tục giữ chức Thủ tướng Anh
- ·Sự do dự của tôi khiến cô ấy mất cơ hội làm mẹ!
- ·LHQ duy trì liên lạc để đảm bảo lệnh ngừng bắn giữa Israel
- ·Hai biến thể phụ của Omicron gây ra gần 70% ca mắc mới tại Mỹ
- ·G7 họp kín thảo luận tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine
- ·Chuyện chưa kể về 12 ngày đêm của bộ đội tên lửa bắn rơi máy bay B
- ·Vụ 39 thi thể trong xe tải ở Anh: Pháp mở phiên xét xử 19 nghi phạm
- ·Giải Nobel Hóa học 2022 vinh danh 3 nhà khoa học Mỹ và Đan Mạch
- ·Hội nghị An ninh Munich không đạt được kết quả mang tính đột phá
- ·Lấy chồng người nước ngoài
- ·Những vấn đề "nóng" tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2024