【vđqg ba lan】Hướng nghiệp sớm, hình thành đội ngũ lao động trẻ có tay nghề cao
Chú trọng định hướng nghề nghiệp
Dù đã có những bước tiến nhất định, song công tác hướng nghiệp sau bậc trung học cơ sở tại Đắk Lắk vẫn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Việc giới hạn về cơ sở vật chất đã ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác này. Nhiều phụ huynh vẫn giữ quan niệm, con em nên học tiếp lên trung học phổ thông và đại học để “có tương lai”, dẫn đến một số học sinh dù có năng khiếu trong lĩnh vực nghề nghiệp vẫn không được ủng hộ theo đuổi đam mê. Do đó, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của phụ huynh và học sinh về giá trị của giáo dục nghề nghiệp.
Ông Huỳnh Hồng, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, thời gian qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tăng cường tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Ngày hội tư vấn tuyển sinh, giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh trung học cơ sở năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Hiện nay, nhiều phụ huynh còn nặng nề với việc học nghề. Tuy nhiên, thực tiễn đã có nhiều học sinh thành đạt bằng những con đường khác ngoài học đại học. Học nghề là hướng mở rất tốt vì mỗi người có một năng khiếu riêng đang tiềm ẩn. Giáo dục nghề nghiệp là hướng khơi dậy tiềm năng vốn có của học sinh để chuẩn bị hành trang cho tương lai, ông Huỳnh Hồng nói.
Cô Nguyễn Thị Lương, giáo viên Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, gần đây, đa số học sinh lớp 9 đã có sự tìm hiểu tích cực về học nghề sau trung học cơ sở. Một số học sinh có năng khiếu đã được phụ huynh và nhà trường hướng học nghề. Nhiều học sinh đã chủ động tìm hiểu, quan tâm, đăng ký tham gia các buổi tư vấn nghề nghiệp.
Em Trương Phan Gia Huy (15 tuổi, học viên tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ, em có có sở thích về ô tô nên sẽ đăng ký học nghề thực hành sửa chữa ô tô. Bố mẹ của Huy cũng đồng tình và ủng hộ sở thích của em. Trong tương lai, Gia Huy mong muốn sẽ học và mở xưởng đào tạo ô tô cho riêng mình.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk Đỗ Tường Hiệp cho biết, qua các buổi tư vấn tuyển sinh, giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh trung học cơ sở, học sinh hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục hướng nghiệp. Mỗi học sinh cần lựa chọn hướng đi đúng đắn trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng
Đắk Lắk với tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng, nhu cầu về lao động có kỹ năng ngày càng tăng. Tỉnh đã và đang triển khai nhiều chương trình đào tạo nghề cho thanh niên, đặc biệt là học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở, nhằm xây dựng đội ngũ lao động chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp.
Năm học 2024-2025, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) có gần 800 học viên học văn hóa kết hợp học nghề. Ông Nguyễn Đình Huy, Giám đốc Trung tâm cho biết, trước nhu cầu bức thiết của xã hội, Trung tâm đã chủ động liên kết với các trường cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp... mở các lớp dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông song song với trung cấp nghề. Kết thúc khóa học, các em có 2 bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và trung cấp nghề. Ra trường, các em có thể tham gia ngay vào thị trường lao động hoặc học liên thông lên cao đẳng, đại học. Các em sẽ tiết kiệm được một khoản kinh phí không nhỏ cho gia đình, cơ hội tìm việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp.
“Lợi thế quan trọng nhất là các em được học những ngành nghề cụ thể, sát thực tế công việc nhất. Các em được học kỹ năng, kinh nghiệm và thực hành ngay khi còn trên ghế nhà trường. Khi ra trường, các em đã có sẵn kinh nghiệm. Sau hơn 3 năm học, học viên sẽ có trình độ trung học nghề chính quy. Các em đã có thể làm việc tại công ty để kiếm sống, tiết kiệm được một khoản chi phí học tập và đi làm sớm hơn”, ông Nguyễn Đình Huy cho biết.
Trường Trung cấp Tây Nguyên là đơn vị liên kết dạy nghề với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Krông Pắk từ tháng 3/2023. Bà Nguyễn Thị Phương, đại diện Trường Trung cấp Tây Nguyên cơ sở Krông Pắk cho biết, ban đầu, nhà trường chỉ có 2 ngành nghề, tuyển sinh 74 học viên. Để đáp ứng yêu cầu địa phương, nhà trường phát triển cả quy mô, số lượng. Đến nay, số ngành nghề đã tăng lên 7 gồm: Tin học ứng dụng, hướng dẫn viên du lịch, công nghệ ô tô, thương mại điện tử, kỹ thuật nấu ăn..., số lượng học viên đăng ký lên tới 732 người. Trường đã đầu tư 2 phòng thực hành tin học, 1 xưởng thực hành kỹ thuật sửa chữa ô tô, các phòng học lý thuyết được trang bị đầy đủ tivi, camera... Bên cạnh đó, nhà trường ký kết với các doanh nghiệp tại thành phố Buôn Ma Thuột, công ty du lịch tại Nha Trang..., để sau khi ra trường, các em sẽ được giới thiệu việc làm.
(责任编辑:La liga)
- ·Giá vàng SJC tiếp tục đi lên, tỷ giá trung tâm vượt 24.000 đồng
- ·“Chìa khóa” xây dựng lưới an sinh vững chắc
- ·Thủ tục rút BHXH một lần?
- ·150 phần quà “Chia sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch” đến Bù Đốp
- ·Báo giá đại lý cung cấp và thi công sơn Epoxy nhà xưởng giá rẻ
- ·Đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp 7,4% từ đầu năm 2022
- ·Một buổi mạn đàm về bình đẳng giới
- ·Dự kiến trong tháng 10, trẻ em từ 12
- ·Đổi mới báo Đảng là vấn đề bức thiết, cấp bách
- ·Quản trị khủng hoảng thông tin trong bối cảnh đại dịch Covid
- ·Lấy chồng khi đã 'trao hết' cho đồng nghiệp
- ·Vaccine và miễn dịch tự nhiên có thể bảo vệ trước biến thể Omicron
- ·Nhiều phần quà ý nghĩa đến với người dân xã Đa Kia
- ·Giai đoạn 2018
- ·Seo Sáng Tạo cung cấp giải pháp marketing tại Việt Nam
- ·Phú Riềng: 14 căn nhà đại đoàn kết tặng hộ nghèo
- ·Vượt lên số phận
- ·Chơn Thành tặng 100 phần quà hỗ trợ F1, F0 điều trị tại nhà
- ·Giá heo hơi hôm nay 19/7/2023: Áp lực giảm giá xuất hiện
- ·Hỗ trợ khoảng 30.000 tỷ cho người lao động và doanh nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp