【trực tiếp bóng đá 91】Ngành dệt may kêu khó
Theànhdệtmaykêukhótrực tiếp bóng đá 91o ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM, khó khăn lớn nhất với các DN dệt may hiện nay là chi phí sản xuất tăng trong khi giá XK không tăng khiến cho hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các DN giảm mặc dù sản lượng tăng. Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay do thị trường trầm lắng, sức mua giảm kéo theo giá XK cũng thấp hơn so với cùng kì năm trước. Mặc dù đơn hàng tăng, tính đến thời điểm này nhiều DN đã có đủ đơn hàng XK đến hết quý II, thậm chí một số DN đã kín lịch sản xuất đến cuối năm nhưng kim ngạch XK của ngành dệt may 4 tháng đầu năm cũng chỉ đạt 6,82 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kì năm 2015, thấp hơn mức tăng kim ngạch XK của 4 tháng đầu năm 2015 là trên 7%.
Bên cạnh những khó khăn trước mắt, theo phản ánh của ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may trong buổi đối thoại với Thủ tướng tổ chức tại TP.HCM mới đây các DN dệt may Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất đơn hàng vì giảm sức cạnh tranh so với một số nước trong khu vực.
Ông Giang cho biết, trong quý I-2016, hàng loạt khách hàng của ngành dệt may đã chuyển đơn hàng đi Myanmar, Lào vì các nước này đang được hưởng ưu đãi về thuế khi XK vào Mỹ và châu Âu, trong khi các FTA giữa Việt Nam với các nước này thì chưa có hiệu lực. Bên cạnh áp lực giảm sức cạnh tranh, các DN Việt Nam còn phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong sản xuất do có nhiều chính sách còn chưa phù hợp. Điển hình, lãnh đạo Hiệp hội Dệt may cho rằng, các DN trong ngành đang phải chịu các tiêu chuẩn về môi trường quá nặng nề của các ngành gây ô nhiễm trong khi sản xuất của ngành dệt may chỉ cần áp dụng quy định đối với nước thải bình thường. Quy định này khiến cho nhiều DN dù chỉ sử dụng khoảng 400 lao động nhưng vẫn phải đầu tư một nhà máy xử lí nước thải lên tới vài tỉ đồng để đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn về môi trường. Cùng với đó, chi phí về lao động đang là áp lực lớn đối với ngành dệt may trong khi mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tăng cao. “Từ 1-5, Trung Quốc đã điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội từ 22% xuống 19%. Việt Nam cũng phải có giải pháp điều chỉnh giảm xuống đối với các mức đóng bảo hiểm xã hội của DN và người lao động để giảm chi phí đầu vào cho DN nếu không sẽ khó cạnh tranh với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc. Ngoài ra, trong tình hình hiện nay, quy định về giờ làm thêm là một trong những thách thức của DN dệt may vì đơn hàng dệt may mang tính thời vụ có những thời điểm cần phải làm thêm rất nhiều giờ trong khi có những thời điểm lại không có đơn hàng vì vậy, quy định giờ làm thêm không quá 200 giờ một năm như hiện nay là rất khó khăn cho DN”, ông Giang nhấn mạnh.
Một quy định khác cũng được nhiều DN phản ánh là quy định kiểm tra về formaldehyt. Theo các DN, quy định này đã điều chỉnh theo hướng thắt chặt quá mức đối với DN dệt may. Với quy định này một miếng vải mẫu chuyển từ nước ngoài dù chỉ có mấy mét cũng phải đem đi kiểm tra gây tốn kém về thời gian và chi phí cho DN. Thêm vào đó, tình trạng các cơ quan quản lí ngành liên tục tổ chức các đoàn kiểm tra tại trụ sở DN cũng khiến cho nhiều DN bức xúc và ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Liên quan đến quy hoạch của ngành dệt may, đại diện Hiệp hội DN Dệt may cũng cho rằng, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may giai đoạn 2020-2025 đã lỗi thời, kim ngạch XK dệt may trên thực tế đã đạt hơn 27 tỷ USD vào năm 2015, trong khi đó quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2020 mới chỉ dự kiến XK từ 20-25 tỷ USD.
Từ những khó khăn trên, lãnh đạo Hiệp hội dệt may kiến nghị, Chính phủ cần điều chỉnh chiến lược phát triển và quy hoạch ngành dệt may đến năm 2035, trong đó có quy hoạch các khu công nghiệp dệt may và có chính sách hỗ trợ các dự án đầu tư xử lý nước thải tại các khu công nghiệp này. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh Luật Môi trường đưa ra khỏi danh sách về chuẩn môi trường đối với các DN không có nước thải công nghiệp như các nhà máy may; Việc tăng lương tối thiểu cần tính đến “sức khỏe” của DN vì thế đề nghị giãn lộ trình đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu đến năm 2022; Đề nghị Nhà nước giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội về 18% thay vì 22% như hiện nay và nâng số giờ làm thêm lên không quá 500 giờ/năm thay vì 200 giờ/năm; Đề nghị Bộ Công Thương rà soát sửa đổi Thông tư 37 về kiểm tra hàm lượng phormaldehyt và amin thơm giải phóng từ thuốc nhuộm Azo để giảm thời gian chờ thông quan và chi phí cho DN. Ngoài ra, Hiệp hội dệt may kiến nghị, các bộ, ngành, địa phương cần phối hợp giảm tần suất kiểm tra, tránh chồng chéo để tạo điều kiện cho DN yên tâm tập trung cho sản xuất, kinh doanh.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thay đổi lời khai theo hướng có lợi cho BS Lương, ‘người hùng’ Đinh Tiến Công nói gì
- ·Vụ cơm giáo viên chỉ có 2 miếng chả: Hiệu trưởng xin nghỉ việc
- ·Đề xuất miễn học phí cho con giáo viên
- ·Câu đố tìm bóng bi
- ·Hoa Kỳ coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam
- ·Câu đố kiểm tra chỉ số IQ tưởng dễ nhưng khiến nhiều người 'bó tay'
- ·Thu sai hơn 37 tỷ đồng học phí, trường Đại học Thủ Dầu Một nộp lại ngân sách
- ·90% người viết sai chính tả: 'Xào xáo' hay 'sào sáo'?
- ·Gia Lai: Lực lượng chức năng tiêu hủy gần 8 vạn gói thuốc lá nhập lậu
- ·Nam sinh Huế vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2024
- ·Tài xế bẻ lái cứu 2 nữ sinh bất ngờ đổi ý trong việc đền bù
- ·Học sinh kêu đề minh hoạ thi tốt nghiệp 2025 vừa lạ vừa khó, giáo viên nói gì?
- ·Sứ thần nào của Đại Việt bị hoàng đế nhà Minh sát hại vì 'quá thẳng thắn'?
- ·VinUni chính thức đảm nhận vị trí UNESCO Chair đầu tiên tại Việt Nam
- ·Thủ tướng chủ trì họp Tiểu ban KT
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Trực chờ' hay 'chực chờ'?
- ·Suất ăn trưa của học sinh một trường tiểu học ở Hà Tĩnh như cho 'người giảm cân’
- ·Tiến sĩ 9X bỏ việc ở Mỹ về Việt Nam
- ·Dừng chuyển ra nước ngoài các mặt hàng y tế phòng chống dịch do nCoV
- ·TP.HCM: Nhiều học sinh tiểu học tư thục được hỗ trợ học phí