【bongda wap vn】Chủ tịch MK Group tuyên bố tiến vào công nghiệp quốc phòng
Theo Chủ tịch MK Group Nguyễn Trọng Khang, năm 2021, công ty này đã triển khai nhiều dự án lớn như căn cước công dân, cửa tự động ở sân bay Nội Bài, sản xuất camera AI... Trong đó, MK đang hợp tác với Bộ Công an triển khai camera đeo ngực, bắn tốc độ cho cảnh sát giao thông. Mục tiêu 3 năm tới, MK phấn đấu 60% camera sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài và đạt doanh số 100 triệu USD.
Liên quan đến lĩnh vực mới, Chủ tịch MK cho biết, MK Group sẽ tiến vào công nghiệp quốc phòng.
“Sắp tới, Quốc hội sẽ thông qua luật để thúc đẩy doanh nghiệp có điều kiện tham gia vào lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Chúng tôi đã mua một số công ty có thiết bị và công nghệ liên quan đến lĩnh vực này. Chúng tôi nhìn thấy cơ hội nên sẽ đầu tư. Tuy nhiên, để tiến vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp quốc phòng, MK Group mong muốn hợp tác với Viettel”, ông Nguyễn Trọng Khang nói.
Chia sẻ với VietNamNet, Chủ tịch MK cho biết sản phẩm công nghiệp quốc phòng là sản phẩm lưỡng dụng được dùng cho cả lĩnh vực quân sự và dân sự.
Lịch sử cho thấy, khoa học - công nghệ luôn là nhân tố quyết định làm thay đổi sự cân bằng sức mạnh giữa các quốc gia, cũng như các lực lượng trên toàn cầu. Nếu một quốc gia chỉ biết mua sản phẩm, thiết bị của nước khác hoặc chỉ lắp ráp, gia công, quốc gia ấy sẽ không bao giờ có được nền công nghệ cao hiện đại. Đáng lo ngại hơn là tình trạng phụ thuộc vào công nghệ bên ngoài để tồn tại và phát triển, đồng thời lại bị ràng buộc bằng những điều kiện bất lợi.
Tổ hợp công nghiệp quốc phòng đóng vai trò rất quan trọng, dẫn dắt trong hệ thống đổi mới sáng tạo tại các cường quốc trên thế giới. Các nước trên thế giới đều có xu hướng phát triển công nghiệp quốc phòng hiện đại, bảo đảm cho lực lượng vũ trang có trang bị kỹ thuật hiện đại, có sức mạnh chiến đấu cao, nhằm ứng phó hiệu quả với chiến tranh công nghệ cao.
Ở Việt Nam, quan điểm, chủ trương xuyên suốt của Đảng, Nhà nước trong nhiều năm qua về phát triển công nghiệp quốc phòng là tự chủ, tự cường, hiện đại, theo hướng lưỡng dụng, thực sự trở thành bộ phận quan trọng và mũi nhọn của công nghiệp quốc gia.
Như vậy, cho đến thời điểm này, đã có 2 doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Năm 2010, khi Viettel hướng đến cả lĩnh vực công nghiệp quốc phòng lúc nghiên cứu, sản xuất hệ thống cảnh giới vùng trời, thời điểm đó, hầu hết các đơn vị quân đội mới chỉ có khả năng nghiên cứu, cải tiến một số loại ra-đa thế hệ cũ.
Trên thế giới, cũng chỉ có 8 quốc gia với các tổ hợp công nghiệp quốc phòng lớn mới có năng lực thực hiện công việc này. Năm 2014, sản phẩm ra-đa hoàn chỉnh đầu tiên do Viettel sản xuất và làm chủ đã được Bộ Quốc phòng nghiệm thu và đưa vào sản xuất hàng loạt.
Đến nay, Viettel đã nghiên cứu, sản xuất hơn 50 chủng loại sản phẩm thuộc 10 ngành vũ khí trang bị kỹ thuật công nghệ cao để cung cấp cho quân đội. Viettel cũng cung cấp những hệ thống tác chiến trên không gian mạng và các hệ thống mô hình mô phỏng phục vụ công tác huấn luyện, đào tạo. Tập đoàn này cũng đã làm chủ nhiều công nghệ lõi quan trọng với 51 bằng bảo hộ sáng chế; trong đó, 9 bằng bảo hộ do Hoa Kỳ cấp. Các sản phẩm của Viettel đều có tính năng tương đương các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trên thế giới, đạt trình độ sản xuất theo chuẩn quốc tế.
Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch Viettel cho biết, trở thành tổ hợp công nghiệp công nghệ cao là khát vọng của Viettel và cũng là con đường Viettel chắc chắn phải đi.
Viettel cho rằng phần lớn các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao có thể sử dụng trong dân sinh như UAV, vệ tinh viễn thám, hệ thống mô hình mô phỏng… Trong những năm tới, Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ của Viettel sẽ đầu tư phần lớn kinh phí để phát triển các công nghệ quốc phòng nền tảng và các sản phẩm công nghệ dân sinh sẽ được phát triển trên các công nghệ quốc phòng nền tảng đó. Ngược lại, nhiều công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực dân sinh cũng sẽ được Viettel nghiên cứu, đưa vào các trang thiết bị phục vụ quốc phòng.
Khả năng lưỡng dụng là cực kỳ quan trọng, đem lại giá trị gia tăng và sức mạnh cạnh tranh lớn. Tuy vậy, phát huy lợi thế của công nghệ lưỡng dụng lại là vấn đề khó. Có những quốc gia có tiềm lực công nghiệp quốc phòng và công nghệ quân sự hùng mạnh nhưng chưa chắc đã phát triển được các sản phẩm dân sự có chất lượng và trình độ công nghệ cao.
(责任编辑:World Cup)
- ·Muốn làm giàu, phải giúp nông dân thay đổi tư duy sản xuất
- ·Mưa lớn gây ngập úng và đổ ngã lúa hè thu
- ·Bắt tạm giam đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- ·Tăng cường hợp tác Việt Nam
- ·Ngắm các mẫu sofa da đang được mua rất nhiều
- ·Giữ mùa xuân yên vui
- ·LĐLĐ tỉnh: Triển khai nhiệm vụ quý 4/2023
- ·Bộ NN&PTNT kiểm tra hạ tầng sản xuất muối trên địa bàn tỉnh
- ·Viettel Long An trao thưởng chương trình 'Đăng ký nhanh tay
- ·Công an Bình Phước: 25 năm vì dân phục vụ
- ·Đồng bảng Anh lao dốc sau số liệu kinh tế gây thất vọng
- ·Khai thác hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
- ·52 thành viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa XI
- ·Việt Nam lần thứ 5 trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO
- ·Đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh trên động vật
- ·Phương án đường sắt tốc độ cao qua Nam Định sẽ thu lợi khoảng 400 triệu USD
- ·Muốn đẹp như cô gái xứ hoa anh đào, hãy đến spa chuẩn Nhật!
- ·Bình Phước 25 năm hành trình khát vọng vươn lên
- ·Trao Giải thưởng Báo chí về Khoa học và Công nghệ năm 2023
- ·23 năm tù dành cho nữ bị cáo phạm tội Hiếp dâm và dâm ô 3 trẻ em