【nhân định bóng đá hôm nay】Dân vận trong thi hành án
Thời gian qua,nhân định bóng đá hôm nay bên cạnh áp dụng các biện pháp chế tài thì việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án được nhiều cơ quan thi hành án dân sự (THADS) áp dụng hiệu quả. Biện pháp “mềm” này đã giúp nhiều vụ việc thi hành án được giải quyết nhanh chóng.
Lãnh đạo Chi cục THADS huyện Phụng Hiệp đang trao đổi về một vụ việc thi hành án để có biện pháp vận động, thuyết phục phù hợp.
Tại Chi cục THADS huyện Phụng Hiệp, trong năm 2015 đã tiếp nhận và thụ lý thi hành án hơn 1.200 về việc, thụ lý về tiền với tổng số tiền hơn 45,5 tỉ đồng. Với số lượng án về việc và tiền lớn, nhiều vụ việc phức tạp, nhưng năm qua, trên địa bàn huyện chỉ phải tổ chức cưỡng chế thi hành án 26 trường hợp, trong đó có 4 trường hợp do đương sự tự nguyện yêu cầu cưỡng chế thi hành.
Để đạt được những kết quả như trên, một phần là nhờ vào hiệu quả từ công tác dân vận được Chi cục THADS huyện Phụng Hiệp thực hiện. Anh Hồ Thanh Minh, Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Để làm tốt công tác dân vận trong thi hành án, trước hết đòi hỏi người cán bộ thi hành án phải nghiên cứu kỹ bản án, quyết định của tòa án, tìm hiểu thông tin, nhân thân và mối quan hệ giữa các đương sự để có thể tìm ra biện pháp thi hành án phù hợp, tránh phải áp dụng đến biện pháp cưỡng chế làm phát sinh các tình huống phức tạp. Đồng thời phải kiên trì, vận động, giải thích cho đương sự và gia đình thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thi hành án”.
Bên cạnh đó, người cán bộ thi hành án cũng là những tuyên truyền viên, thường xuyên tuyên truyền các quy định của Luật Thi hành án dân sự, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân gia đình… đến với cán bộ và người dân, từ đó nâng cao nhận thức pháp luật cho mọi người, nhiều vụ việc có thể hòa giải thành ngay tại cơ sở, giảm được trường hợp khởi kiện và gánh nặng cho cơ quan pháp luật.
Thời gian qua, nhiều vụ việc thi hành án phức tạp, tưởng chừng rơi vào bế tắc, phải chuẩn bị đến phương án cưỡng chế, nhưng nhờ vào sự kết hợp giữa cơ quan thi hành án và các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương kiên trì vận động, thuyết phục nên người dân đã tự nguyện chấp hành. Đơn cử như trường hợp bà Trần Thị T., ở xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, là người phải thi hành án. Bà T. có trách nhiệm tháo dỡ, di dời căn nhà trên phần đất tại xã Tân Phước Hưng do tranh chấp với hộ ông Lê Văn K. Tuy nhiên, hộ bà T. kiên quyết không chấp hành. Đây là hộ gia đình chính sách và hoàn cảnh rất khó khăn, vụ việc kéo dài gây khó cho cơ quan thi hành án và chính quyền địa phương. Anh Hồ Thanh Minh, Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Do bà T. tuổi đã cao, lại là gia đình chính sách nên trường hợp này khá phức tạp. Tuy nhiên, để pháp luật được thực thi nghiêm thì mọi công dân đều phải có nghĩa vụ chấp hành. Chi cục đã lên kế hoạch và chuẩn bị phương án tiến hành cưỡng chế, nhưng vẫn kiên trì, kết hợp với các đoàn thể tại địa phương dùng mọi biện pháp để thuyết phục hộ bà T. tự nguyện thi hành án, cố gắng không để phải cưỡng chế. Sau nhiều cố gắng, đến trước một ngày cưỡng chế, hộ bà T. đã đồng ý tự nguyện thi hành, trong sự phấn khởi của những người làm công tác thi hành án và cán bộ, đoàn thể tại địa phương”.
Anh Minh còn chia sẻ thêm: “Trong công tác thi hành án thì việc đối thoại, tìm hiểu nguyên nhân vụ việc, chia sẻ tâm tư, hoàn cảnh đương sự là rất quan trọng. Tại Chi cục THADS huyện Phụng Hiệp, đối với mỗi hồ sơ khi thụ lý đều được bàn bạc kỹ lưỡng trước khi phân công cho chấp hành viên phụ trách. Vụ việc nào đương sự là người dân tộc, tôn giáo hoặc phụ nữ thì sẽ có sự phân công thích hợp”.
Chị Đinh Thị Thu Trang, Chấp hành viên Chi cục THADS huyện Phụng Hiệp, tâm sự: “Bản thân mỗi người chấp hành viên khi được phân công nhiệm vụ đều cố gắng dành thời gian nghiên cứu thật kỹ hồ sơ từng vụ việc, qua đó có biện pháp thuyết phục, vận động phù hợp. Những vụ việc có liên quan đến phụ nữ hoặc trẻ em, mình phải xử lý làm sao cho hợp lý, hợp tình. Đối với chấp hành viên, khi vụ việc mình phụ trách phải cưỡng chế thì xem như thất bại”.
Có thể thấy, trong công tác THADS, để có một thay đổi từ không hợp tác sang thái độ tự nguyện của đương sự là cả một quá trình kiên trì, khéo léo của các chấp hành viên. Cán bộ thi hành án đã có sự nỗ lực rất nhiều trong công tác thuyết phục, vận động đương sự. Số vụ án đương sự tự nguyện thi hành tuy không nhiều, nhưng có thấu hiểu được hết những khó khăn trong công tác vận động, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án mới thấy được hết sự tận tâm của các cán bộ thi hành án trong thực hiện nhiệm vụ của mình.
Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Điều kiện lãnh bảo hiểm tai nạn lao động
- ·Tập huấn về quy hoạch cho cán bộ quản lý du lịch
- ·Nga thưởng to cho ai bắn hạ F
- ·Video UAV Ukraine tập kích đoàn xe quân sự Nga ở gần biên giới
- ·Vừa chuyển nhà mới, chồng đã cặp ngay với cô hàng xóm
- ·Góc đầu tư: Cổ phiếu Công ty cổ phần Thủy điện Miền Nam
- ·Thừa Thiên Huế liên kết quảng bá du lịch tại Hà Nội
- ·Giá cà phê hôm nay 28/10/2024: Nguyên nhân nào khiến giá cà phê giảm 4 tuần liên tiếp?
- ·Cháu bé học sinh giỏi chôn vùi tuổi thơ trong bệnh viện vì ung thư
- ·Động lực tăng trưởng kinh tế vĩ mô: Góc nhìn từ thị trường nội địa
- ·Bé Dạ Thảo được bạn đọc ủng hộ hơn 35 triệu đồng
- ·Ông Macron bác tin đồn từ chức tổng thống Pháp
- ·Khởi động “Tuần lễ vàng du lịch tại khu di sản Huế” lần 1 năm 2015
- ·Giá dịch vụ lưu trú chưa tương xứng
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc đầu tháng 5/2020
- ·Bắt ô tô tải chở đầy thuốc bảo vệ thực vật không được phép sử dụng tại Việt Nam
- ·Du lịch và nỗi lo sao chép
- ·Công ty CP 473 bị phạt 60 triệu đồng
- ·Công ty đơn phương hủy hợp đồng, tôi có được bồi thường?
- ·Video quân đội Ukraine bắn rơi cường kích Su