【bâo bong da】Quy hoạch bến xe Hà Nội: Liệu có phải “phú quý giật lùi”?
Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Hải quan đã phỏng vấn ông Nguyễn Anh Dũng (ảnh), Chủ tịch Hiệp hội Bến xe khách Việt Nam.
Ông đánh giá như thế nào về quy hoạch bến xe trên địa bàn Hà Nội trong thời gian vừa qua?
Tôi làm bến xe từ năm 1992 và các quy hoạch từ trước đến nay về bến xe đều bị phá vỡ. Các bến xe nội đô di dời sau đó đều thành cao ốc, trung tâm thương mại. Lý do di dời bến xe đều là để giảm ùn tắc, nhưng chồng thêm cao ốc với hàng ngàn dân vào đó thì còn tắc hơn cả bến xe.
Các cơ quan quản lý lập luận rằng, việc quy hoạch bến xe ra phía ngoài nội đô là nhằm giảm tình trạng ùn tắc và nguy cơ tai nạn giao thông thì trên thực tế chỉ khiến hoạt động vận tải đường bộ trở nên khó khăn hơn rất nhiều đối với người dân và hoạt động kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp cũng bị bó hẹp.
Nguyên nhân là do hệ thống kết nối hạ tầng giữa khu trung tâm nội đô và các bến xe ở nhiều tỉnh thành trên cả nước còn rất thiếu. Hầu như ở Hà Nội là không có, trong khi TP. Hồ Chí Minh có thể sắp có hệ thống metro. Đây sẽ là bài toán khó nếu thực sự không tìm hướng đi khác. Từ góc độ quản lý bến xe, tôi cho rằng cơ chế hiện nay hết sức tù mù, tạo điều kiện cho tiêu cực phát triển, có thể nói là "phú quý giật lùi".
Nhiều ý kiến cho rằng việc di chuyển các bến xe ra khỏi nội đô sẽ giúp làm giảm số lượng xe vào nội đô cùng với đó làm giảm ùn tắc giao thông trong nội đô. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Đã có những hệ quả nhất định khi di chuyển bến xe khách từ nội đô ra vành đai 2, vành đai 3 trên địa bàn Hà Nội. Cụ thể, việc chuyển bến Kim Liên về bến Giáp Bát làm giảm ùn tắc đường Trần Nhân Tông nhưng lại gây ùn tắc trên đường Giải Phóng, chuyển bến Kim Mã về Mỹ Đình lại gây ùn tắc trên đường vành đai 3… Việc chuyển bến xe từ vị trí này sang vị trí khác sẽ làm giảm ùn tắc ở vị trí này nhưng sẽ làm gia tăng ùn tắc ở nơi khác. Điều này không khác gì chiếc xăm xe đạp, bóp chỗ này nó lại phình chỗ kia.
Việc ùn tắc giao thông trong nội đô không phải là do có các bến xe trong nội đô mà là do phương tiện giao thông cá nhân vượt quá năng lực của vận tải giao thông, do vậy cần phải phát triển hạ tầng giao thông; hạn chế phương tiện cá nhân, tổ chức điều hành giao thông khoa học; đồng thời nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.
Việc chuyển các bến xe của Hà Nội cần được nghiên cứu rất kỹ lưỡng về quy hoạch. Ảnh: ST. |
Vậy theo ông, việc quy hoạch bến xe nên được thực hiện như thế nào?
Về quy hoạch bến xe thực ra chỉ “nóng” ở các thành phố lớn mà cụ thể hiện nay là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Riêng tại Hà Nội, chúng ta cần phải công bố rõ ràng việc quy hoạch bến xe và trên cơ sở đó chúng ta có thể tổ chức đấu thầu để các thành phần kinh tế tham gia. Trong đó phải quy định rõ cái gì Nhà nước sẽ làm, cái gì thành phần kinh tế tư nhân sẽ làm. Theo tôi được biết, hiện nay chủ trương lớn của Nhà nước là xã hội hóa các bến xe. Tuy hiện nay việc tạo thuận lợi cho người dân và một số vấn đề về quản lý đang có sự mâu thuẫn nhưng ở đây chúng ta phải đặt thuận lợi cho người dân là trên hết. Bởi nếu đẩy bến xe ra quá thì người dân sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển và hơn nữa bản thân giao thông cũng rối loạn chứ không phải càng đẩy bến xe ra ngoài khu vực trung tâm là càng tốt. Hiện nay trên thế giới có rất ít nước đẩy bến xe ra ngoài trung tâm như chúng ta. Hà Nội cần làm cho rõ ràng về quy hoạch bến xe, về các tiêu chí quy hoạch và phải bố trí bến xe phối hợp được với các loại hình giao thông vận tải khác. Ví dụ như bến xe phải là điểm kết nối giữa loại hình vận tải đường sắt, đường bộ, metro…
Việc chuyển các bến xe của Hà Nội cần được nghiên cứu rất kỹ lưỡng về quy hoạch chứ không thể hôm nay chuyển bến xe ra vị trí này, hôm sau lại chuyển sang vị trí khác được. Trên cơ sở quy hoạch đó, thành phố sẽ kêu gọi đầu tư.
Đặc biệt, theo tôi thời hạn sử dụng bến xe 20 năm cũng là chuyện bất hợp lý. Bởi, bến xe là hạng mục đầu tư lớn và doanh nghiệp nào muốn đầu tư vào đây cũng cần thời gian đủ để thu hồi vốn và đạt lợi nhuận hợp lý. Nếu không có sự tính toán, cân đối e rằng việc xã hội hóa và thu hút đầu tư vào phát triển bến xe sẽ hết sức khó khăn. Vì vậy, cần giữ ổn định lâu dài quy hoạch bến xe khách. Cụ thể, tại đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh - nơi quỹ đất hạn chế thì có thể nghiên cứu cho phép bến xe có điều kiện được nâng cấp thành bến xe cao tầng. Điều này nhằm đảm bảo nâng cao công suất và chất lượng dịch vụ, đồng thời đáp ứng yêu cầu về an toàn giao thông.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Từ 1/7: Thay đổi mức đóng
- ·Việt Nam hấp dẫn hơn trong mắt chuyên gia nước ngoài
- ·HSBC: Tín dụng tăng nhưng phải cẩn trọng
- ·Ngân hàng Chính sách Xã hội lý giải về điều kiện vay vốn mua nhà ở xã hội
- ·Kiểm tra, xử lý vi phạm về đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý đối với mặt hàng khẩu trang y tế
- ·Hàn Quốc phủ nhận cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine
- ·Người lớn cũng được khuyến học
- ·Hơn 950 thí sinh dự thi kỳ thi cao học của Đại học Huế
- ·Nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải từ trần ở tuổi 85
- ·Nhiều điểm mới ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020
- ·Từ ngày 24/2 các quán nhận phải treo biển cảnh báo tác hại rượu bia
- ·BHXH Thanh Hóa: Người dân, DN hài lòng về những cải cách
- ·Công tác đào tạo Trường ĐH Luật tăng cả về quy mô và chất lượng
- ·Đảm bảo an ninh, an toàn trong dạy và học trực tuyến
- ·Nóng: Sơ tán hàng trăm công nhân do hít phải khí lạ
- ·Giá vàng hôm nay 15/12/2023: Vàng trong nước tăng vọt hơn nửa triệu đồng/lượng
- ·Giá heo hơi hôm nay ngày 21/12/2023: Tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại cả 3 khu vực
- ·Chân dung người bẩn nhất thế giới, hơn nửa thế kỷ không tắm
- ·Cảnh báo thời tiết nguy hiểm trong vài ngày tới
- ·Không loại trừ khả năng ngân hàng tăng lãi suất huy động