Nỗi lo sợ về sự cạnh tranh từ xe điện Trung Quốc đang ngày càng tăng với nhà sản xuất ô tô và các nhà lập pháp Mỹ. Thế nhưng trong bối cảnh đó,ámđốcđiềuhànhFordmêmẩnxeđiệnXiaomisauthángtrảinghiệtỷ số u19 tây ban nha mới đây, trong buổi trò chuyện với The Fully Charged Podcast, CEO Ford - Jim Farley, chia sẻ niềm yêu thích của mình dành cho chiếc xe điện Xiaomi SU7.
Ông thậm chí còn dùng nhiều mỹ từ rằng chiếc xe này "tuyệt vời" và không muốn trả lại nó sau 6 tháng sử dụng. Được biết, chiếc xe vận chuyển từ Thượng Hải (Trung Quốc) đến Chicago (Mỹ) để ông Farley trải nghiệm.
Đây là mẫu sedan chạy điện đang được ưa chuộng tại Trung Quốc, nhưng hiện chưa được bán tại Úc. Ford đã mua một chiếc SU7 sau khi xe được bán ra tại Trung Quốc vào tháng 3/2024 và vận chuyển nó từ Thượng Hải đến Chicago (Mỹ). Ông Farley chia sẻ với người dẫn chương trình Robert Llewellyn: "Tôi không thích nói về đối thủ cạnh tranh, nhưng tôi đang lái chiếc Xiaomi. Chúng tôi đã chuyển một chiếc từ Thượng Hải đến Chicago, và tôi đã sử dụng trong 6 tháng nay và giờ tôi không muốn từ bỏ nó".
Điều thú vị là SU7 là mẫu xe thương mại đầu tiên của Xiaomi, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ ba thế giới. Trong khi đó, Ford đã có lịch sử lâu đời hơn nhiều, với chiếc Model A đầu tiên ra đời cách đây 121 năm. Chỉ vài tuần trước khi Xiaomi ra mắt chiếc xe đầu tiên, Apple (Mỹ), nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, hủy bỏ kế hoạch sản xuất xe điện sau khi đã chi ước tính 1 tỷ USD mỗi năm trong suốt một thập kỷ.
CEO Ford nhận định: "Mọi người đang nói về xe Apple, nhưng xe Xiaomi đã có mặt trên thị trường và nó thật tuyệt vời. Họ bán được 10.000 đến 20.000 xe mỗi tháng, cháy hàng trong 6 tháng. Đó là thế lực trong ngành và là một thương hiệu tiêu dùng đáng gớm với các công ty ô tô".
Cả Ford và Xiaomi đều đang thua lỗ trong mảng xe điện. Ford lỗ khoảng 195.850 USD cho mỗi xe, trong khi Xiaomi lỗ 13.860 USD cho mỗi chiếc SU7 bán ra.
Tuy nhiên, các nhà phân tích dự đoán Xiaomi sẽ có lãi từ mảng kinh doanh ô tô vào cuối năm 2024, nhờ vào việc ra mắt mẫu xe thứ hai là SUV MX11. Ngược lại, bộ phận xe điện của Ford đang nghiên cứu để tung ra đối thủ cạnh tranh với Tesla có giá rẻ hơn.
Việc một CEO của hãng xe lớn của Mỹ khen ngợi đối thủ, đặc biệt là hãng xe mới nổi là điều hiếm thấy, khiến nhiều người ngạc nhiên.
Jim Farley vốn được biết đến là nhân vật thú vị với những quyết định khó đoán. Ông từng thế chấp nhà để mua một chiếc xe cổ. Ông cũng từng phát biểu rằng người tiêu dùng Mỹ nên mua nhiều hơn những mẫu xe mà Ford không bán. Câu chuyện về chiếc Xiaomi SU7 một lần nữa khẳng định cá tính độc đáo của vị CEO này. Liệu sự xuất hiện của xe điện Trung Quốc có thực sự là mối đe dọa đối với các ông lớn trong ngành ô tô Mỹ hay không? Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ, nhưng rõ ràng những chiếc xe này đang đặt ra thách thức không nhỏ cho các hãng xe lớn của Mỹ.