【tỷ số schalke】Trung Quốc mưu đồ gì khi cố tình thúc đẩy “đường lưỡi bò” phi pháp?
Đây là nhận định được các chuyên gia,ốcmưuđồgìkhicốtìnhthúcđẩyđườnglưỡibòphiphátỷ số schalke học giả quốc tế đưa ra khi đề cập tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc tại hội thảo quốc tế vể Biển Đông đang diễn ra tại Hà Nội. Các học giả cũng nhấn mạnh đến tính phi pháp của “đường lưỡi bò” và lên tiếng phản đối những hành động gần đây của Trung Quốc liên quan đến “đường lưỡi bò”.
"Đường lưỡi bò" phi pháp mà Trung Quốc tuyên bố yêu sách hòng độc chiếm Biển Đông. |
Tham vọng không dễ từ bỏ
Giáo sư danh dự Học viện Quốc phòng Australia Carl Thayer cho rằng, Trung Quốc đang cố tình thúc đẩy yêu sách “đường lưỡi bò” khi ngang nhiên tuyên bố đây là khu vực “có các nguồn tài nguyên của Trung Quốc bị các nước khác cướp mất”.
Giáo sư danh dự Học viện Quốc phòng Australia Carl Thayer. |
Chính vì thế, Trung Quốc đã tìm cách “sáng tạo lại lịch sử” khi tuyên bố họ là “quốc gia đầu tiên phát hiện ra khu vực này” và muốn “gạt Mỹ ra khỏi đây”. Trung Quốc muốn trở thành “cường quốc mới nổi tại khu vực châu Á và Biển Đông chính là trung tâm trong tham vọng này”. Việc độc chiếm được Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc không chỉ về địa chính trị mà còn về nguồn dầu khí dồi dào tại đây.
Cùng chung quan điểm với Giáo sư Carl Thayer, ông Greg Poling, Giám đốc cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI) cho rằng, với việc ra yêu sách “đường 9 đoạn”, Trung Quốc đang tìm cách ngăn chặn các quốc gia Đông Nam Á tham gia vào các dự án dầu khí ở Biển Đông, ngoại trừ các dự án với Trung Quốc.
Giám đốc cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI) Greg Poling. |
“Thông qua hành động này, Trung Quốc muốn truyền đi thông điệp với các nước trong khu vực rằng, việc không tham gia vào các dự án với Trung Quốc sẽ khiến các nước gặp nhiều rủi ro và tốn kém không đáng có. Các nước sẽ chỉ có 2 lựa chọn: Một là ngừng việc thăm dò, khai thác dầu khí, hai là phải chấp nhận làm ăn với Trung Quốc”, ông Poling nói thêm.
Cũng theo ông Poling, để đẩy mạnh yêu sách “đường lưỡi bò”, Trung Quốc đã cử thêm ngày càng nhiều các tàu của nước này tới khu vực Biển Đông và các tàu này ngày càng có nhiều hành vi hung hăng nhằm vào tàu các nước khác.
“Đó không thể là hành vi của một quốc gia mong muốn hợp tác làm ăn với các nước khác trong khu vực. Trung Quốc đang tìm cách ép các nước khác phải làm theo những gì họ muốn”, ông Poling nhận định.
Thượng tôn pháp luật là biện pháp tối ưu
Để đối phó với tham vọng sai trái này của Trung Quốc, các chuyên gia khuyến nghị, các nước trong khu vực và trên thế giới cần đề cao tính thượng tôn pháp luật và tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Tiến sĩ Tomotaka Shoji. |
Tiến sĩ Tomotaka Shoji, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Quốc phòng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh: “Việc tuân thủ pháp luật cần phải được giám sát chặt chẽ không chỉ ở Biển Đông mà còn ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới.
Các nước trên thế giới cần đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực trong vấn đề này cũng như cần khuyến khích việc giải quyết các bất đồng và tranh chấp ở Biển Đông và các vùng biển quốc tế dựa trên các quy định của UNCLOS để đảm bảo an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên biển”.
Các chuyên gia cũng cho rằng, việc các nước trong khu vực tìm cách hợp tác, làm ăn với Trung Quốc là điều hết sức bình thường, tuy nhiên, điều này chỉ có thể diễn ra nếu Trung Quốc tuân thủ đầy đủ các quy định của luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 cũng như không có hành động o ép hoặc dọa dẫm các nước trong khu vực.
Giáo sư Luật Hàng hải quốc tế tại Đại học Hải chiến Mỹ James Kraska. |
Tuy nhiên, theo ông James Kraska - Giáo sư Luật Hàng hải quốc tế tại Đại học Hải chiến Mỹ - việc thuyết phục Trung Quốc tuân thủ UNCLOS là một điều không hề dễ dàng dù chính Trung Quốc từng là nước đặt bút ký vào bản “Hiến pháp của biển và đại dương” bởi điều này sẽ chặn đứng tham vọng “đường 9 đoạn” của nước này.
Chính vì thế, theo ông Kraska, các nước trong khu vực cần thảo luận để dẹp bỏ những bất đồng, đi đến thống nhất về quan điểm trước khi đưa vấn đề giải quyết tranh chấp trên Biển Đông ra thảo luận với Trung Quốc để tránh tình trạng còn bất đồng, chia rẽ như hiện nay.
Ngoài ra, các nước trong khu vực cũng cần mở rộng giao lưu, hợp tác về thương mại, ngoại giao và quân sự với các nước trên thế giới như Nga, Mỹ, Ấn Độ, Australia, Nhật Bản… để nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế trước những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế cần phải bị lên án của Trung Quốc trong thời gian qua./.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thơ phố biển
- ·Phòng bệnh thường gặp vào mùa hè cho trẻ
- ·Bài thuốc chữa tê thấp, đau mỏi chân tay
- ·Để học sinh cùng trải nghiệm và sẻ chia
- ·“Nàng chơi quá, tôi chiều sao nổi?”
- ·Tổ chức chuyên đề dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột lớp 5
- ·Thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất các trung tâm ngoại ngữ, tin học
- ·Hiểu hơn về corona và phòng bệnh đúng cách
- ·Giá xăng dầu hôm nay 22.5.2024: Xăng trong nước đứt đà tăng?
- ·Để 'diện mạo' đối ngoại Việt Nam xứng với 'tiềm lực, cơ đồ, vị thế và uy tín'
- ·HĐND tỉnh sẽ tổ chức phiên họp giải trình lần thứ 3 vào ngày 27/12
- ·Hết tháng 12/2018 tàu không lắp đặt thiết bị theo quy định không được ra khơi
- ·Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy: Không ngừng cải tiến vì người bệnh
- ·Không chủ quan trong phòng, chống sốt xuất huyết
- ·Lãnh đạo tỉnh Long An đến thăm và chúc tết Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản
- ·Khám và điều trị người nhiễm Covid
- ·338 chỉ tiêu xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non
- ·Cho trẻ học thêm trước khi vào lớp 1: Coi chừng lợi ít, hại nhiều
- ·Vai trò của công nghệ khử khuẩn tia UV ở bồn cầu thông minh
- ·Xem nhẹ phòng chống dịch từ corona, một hiệu trưởng bị yêu cầu chuyển công tác