【kq serie b brazil】Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá?
Phiên họp sáng 8/10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. |
Tiếp tục phiên họp thứ 38,ínhsáchtiềnlươngvớinhàgiáosẽcóđộtphákq serie b brazil sáng 8/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến (lần 2) về dự ánLuật Nhà giáo.
Đây là dự án luật đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại phiên họp thứ 37 (tháng 9/2024) với nhiều băn khoăn, trong đó có quy định về các chính sách đối với nhà giáo.
Khi đó dự thảo luật quy định lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và được hưởng các phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu tiếp tục rà soát, hoàn thiện các chính sách đối với nhà giáo theo hướng thận trọng, nhất quán, khả thi, có sự đột phá. Đánh giá kỹ lưỡng tác động, việc bảo đảm các nguồn lực về tài chính, nguồn nhân lực để thực hiện các chính sách. Chính sách tiền lương cho nhà giáo cần phù hợp với bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương.
Tiếp thu ý kiến trên, tại báo cáo ngày 5/10, Chính phủ cho biết, đối với những nội dung chính sách còn nhiều ý kiến khác nhau, Chính phủ đã đưa ra khỏi dự thảo (quy định về áp dụng luật nhà giáo, về tổ chức xã hội nghề nghiệp của nhà giáo, về chuẩn người đứng đầu các cơ sở giáo dục...). Một số nội dung chính sách (quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ đối với nhà giáo) được rà soát kỹ lưỡng để vừa đảm bảo có đột phá, vừa phù hợp với bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương trong thời gian tới.
Theo đó, Dự thảo mới nhất (ngày 1/10/2024), điều 25 quy định ở cơ sở giáo dục công lập, lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật.
Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác;
Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo ở cơ sở giáo dục ngoài công lập của nhà giáo có cùng trình độ đào tạo, cùng chức danh quy định tại do cơ sở giáo dục quyết định bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương Điều 25 này trừ khi có thỏa thuận khác.
Nhà giáo công tác ở các ngành, lĩnh vực có chế độ đặc thù thì được hưởng chế độ đặc thù theo quy định và chỉ được hưởng ở một mức cao nhất nếu chính sách đó trùng với chính sách dành cho nhà giáo.
Dự thảo giao Chính phủ quy định chi tiết tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo.
Chính phủ cũng tính toán phần ngân sách nhà nước sẽ phát sinh cho việc chi trả lương và phụ cấp ưu đãi nghề cho nhà giáo. Cụ thể là theo đề xuất phương án quy định chi tiết tại dự thảo Nghị định thì bảng lương của giáo viên mầm non, phổ thông công lập có sự điều chỉnh để phù hợp với tính chất, mức độ phức tạp của công việc đối với nhà giáo ở các cấp học. Đồng thời phụ cấp ưu đãi của nhà giáo dự kiến điều chỉnh đối với cấp mầm non (tăng thêm 10%) và tiểu học (thăng thêm 5%).
Chi phí phát sinh tăng thêm để chi trả tiền lương cho nhà giáo sẽ khoảng 1.068 tỷ đồng/tháng tức là hàng năm ngân sách phải bổ sung 12.816 tỷ đồng.
Nếu thực hiện theo phương án nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, chi phí phát sinh tăng thêm để chi trả tiền lương cho nhà giáo sẽ khoảng 22 tỷ đồng/tháng tức là hàng năm ngân sách phải bổ sung 264 tỷ đồng.
Còn nếu bổ sung chính sách miễn học phí cho con giáo viên, giảng viên thì hàng năm ngân sách nhà nước phải cấp chi trả thêm 9.212,1 tỷ đồng.
Đánh giá cao quy định về chính sách tiền lương, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh, đây là một trong những nội dung đột phá, đảm bảo sức thu hút để xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo.
Quy định về chế độ tiền lương, phụ cấp, chính sách hỗ trợ, chính sách thu hút, chế độ nghỉ hưu, chế độ làm việc… cùng với cơ chế quản lý mới liên quan đến tuyển dụng, sử dụng, quản lý, về cơ bản được ông Tùng đồng tình.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ lý giải đầy đủ hơn và lập luận cho thuyết phục những cơ chế, chính sách này. Ví dụ, dự thảo đang đề xuất giữ lại rất nhiều khoản phụ cấp trong khi đối với nhà giáo, trong Nghị quyết 27 của Trung ương về cải cách tiền lương đặt vấn đề phải thu hẹp hoặc hợp nhất một số loại phụ cấp. Đây là vấn đề cần phải có sự phân tích đầy đủ, lý giải hết sức thuyết phục, ông Tùng lưu ý.
Ông Tùng lấy ví dụ, nếu quy định là giáo viên mầm non nghỉ hưu trước 5 tuổi và được giữ nguyên tỷ lệ lương hưu không bị trừ, đó là quy định khác với Luật Bảo hiểm xã hội, trong khi luật này mới được thông qua, vì thế cần phải nghiên cứu để sửa đổi cho đồng bộ.
“Việc gì tốt hơn cho nhà giáo là phải ủng hộ”, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định bày tỏ quan điểm, nhưng ông cũng góp ý để chỉnh sửa một số quy định cho phù hợp.
Dẫn số liệu từ báo cáo của Chính phủ về hỗ trợ của Nhà nước đối với chính sách miễn học phí cho con giáo viên, giảng viên cần khoảng 9.200 tỷ trong một năm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng “tương đối lớn”.
“Nguồn này ở đâu, lấy từ chỗ nào để bố trí chi hàng năm. Các đồng chí phải đánh giá kỹ lưỡng hơn để đảm bảo tính khả thi, đảm bảo tính công bằng trong mối tương quan với các đối tượng ưu tiên khác”, ông Mẫn yêu cầu.
Theo Chủ tịch Quốc hội, nếu hồ sơ dự án luật được chuẩn bị thật cụ thể, thật kỹ, đảm bảo yêu cầu thì có thể thông qua theo quy trình 2 kỳ họp (kỳ họp thứ 8 và kỳ họp thứ 9). Nếu sự đồng thuận của Quốc hội chưa cao, còn nhiều ý kiến thì có thể thông qua theo quy trình 3 kỳ họp.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Anh không phải cố tình bắt cá hai tay!
- ·Cười một chút, khóc dài dài
- ·Đi tập thể dục, 2 vợ chồng bị ôtô đâm tử vong
- ·Các đơn vị phát hành băng đĩa kêu cứu
- ·Đất bị Nhà nước thu hồi năm 1979, nay có “đòi” được không?
- ·Miền Trung khẩn cấp ứng phó với bão số 10
- ·Cảnh giác chiêu lừa qua điện thoại
- ·“Khóc thét” vì D
- ·Cha mất, mẹ bệnh nặng, nay con trai gặp tai nạn thảm khốc
- ·Trái cây nên ăn lúc giao mùa
- ·Thu nhập 100 triệu/tháng, bỡ ngỡ phải đóng thuế
- ·Hãi hùng giăm bông bẩn
- ·Giảm lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo
- ·Một gia đình có 3 người con bị teo cơ cần được giúp đỡ
- ·Để sĩ diện với đồng nghiệp, anh sẵn sàng để vợ sống khổ
- ·Ngăn chặn sâu răng
- ·Người Sài Gòn nhanh nhạy 'mở' dịch vụ... ăn theo nước ngập
- ·Sàng lọc trước và sau sinh để nâng cao chất lượng dân số
- ·Cần dẹp tình trạng bói dạo tràn lan
- ·Bước qua quá khứ sai lầm để trở thành tỷ phú