会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả các trận đấu ngoại hạng anh hôm nay】Doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi “ngán” thủ tục!

【kết quả các trận đấu ngoại hạng anh hôm nay】Doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi “ngán” thủ tục

时间:2024-12-23 14:12:50 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:699次

doanh nghiep thuc an chan nuoi ngan thu tuc

Thủ tục kiểm dịch rườm rà đang khiến DN thiệt hại hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: ST.

Một mình một kiểu

Thengánkết quả các trận đấu ngoại hạng anh hôm nayo Bộ NN&PTNT: Giá trị NK nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 5 ước đạt 211 triệu USD, đưa giá trị NK 5 tháng đầu năm đạt 1,38 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2014. Thị trường NK chính của nhóm mặt hàng này là Arghentina (chiếm 36,2% thị phần), tiếp đến là Hoa Kỳ (19,5%) và Trung Quốc (7,7%).

Theo ông Trần Thanh Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Quang Minh: Hiện nay khi NK nguyên liệu TACN, DN mất khá nhiều thời gian cũng như chi phí. Nguyên nhân là bởi DN phải chịu tới 2 lần kiểm dịch, một do Cục Bảo vệ thực vật thực hiện để xem có phát hiện sâu mọt hay không và hai là kiểm tra chất lượng do Cục Chăn nuôi thực hiện. Điều đáng nói là, mỗi lần NK lô hàng, thời gian để cơ quan chức năng lấy mẫu xét nghiệm, hoàn tất đầy đủ quy trình thủ tục kiểm tra có thể lên tới hơn 10 ngày. Điều này khiến DN mất phí lưu container rất lớn, mỗi năm có thể lên tới vài chục tỷ đồng.

Liên quan tới vấn đề này, đại diện một số DN bộc bạch: DN NK nguyên liệu TACN về Việt Nam thường chịu cảnh đắt đỏ hơn DN từ các nước khác, điển hình như khi NK bã ngô từ Mỹ về làm nguyên liệu sản xuất TACN, chi phí đội lên 3-5 USD/tấn. Đó là do cơ quan quản lý Nhà nước của Việt Nam yêu cầu DN phải hun trùng bã ngô trước khi đóng container nhập về nước, trong khi hầu hết các nước khác không đưa ra yêu cầu này.

Tại cuộc đối thoại với DN trong ngành TACN do Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) tổ chức ngày 26-5, bà Trần Thu Thủy, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nam, một DN chuyên sản xuất TACN cho biết, thủ tục để nhập hàng về liên quan đến ba đơn vị là Cục Bảo vệ Thực vật, Cục Thú y và Cục Chăn nuôi, nhưng đang "tắc" nhất ở Cục Chăn nuôi.

Theo bà Thủy, thời gian vận chuyển lô hàng từ Thái Lan về Việt Nam chỉ 3-4 ngày nhưng Cục Chăn nuôi lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu phải mất 4-5 ngày mới có kết quả, chưa kể thứ 7, Chủ nhật. Tính trung bình, thời gian làm thủ tục cho mỗi lô hàng tại Cục Chăn nuôi mất đến 10 ngày. Điều này khiến DN tổn thất chi phí lưu container, lưu bãi tại cảng rất lớn với mức bình quân 35-40 USD/container/ngày. Không chỉ thế, thời gian chờ đợi còn ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của công ty, bị khách hàng phạt vì chậm hợp đồng, phải chịu lãi vay ngân hàng,... Tính ra, DN có thể thiệt hại cả chục tỉ đồng mỗi năm vì các phí phát sinh. Đặc biệt, nhiều lần phía Cục Chăn nuôi hẹn trả hồ sơ cho DN nhưng đều không đúng hẹn. Lý do được cán bộ Cục Chăn nuôi đưa ra khá vô lý và vụn vặt như sếp đi vắng, giấy tờ bộ phận cấp trên chưa chuyển xuống…(?)

Đề nghị tăng hậu kiểm

Đại diện một số DN cho rằng, trước mắt để vừa đảm bảo công tác kiểm dịch, vừa tháo gỡ khó khăn cho DN, cơ quan chức năng nên triển khai theo hướng kiểm tra thông thoáng ở đầu NK vào và chặt chẽ ở khâu hậu kiểm sau khi đã thông quan. Đây là xu hướng phổ biến và khá hiệu quả trên thế giới.

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội TACN Việt Nam cho biết: Ở Thái Lan, việc NK nguyên liệu TACN rất thông thoáng, không có những yêu cầu hun trùng, kiểm tra 100% lô hàng như Việt Nam mà chú trọng công tác hậu kiểm sau khi hàng đã về kho của DN. Việt Nam cũng nên học hỏi và triển khai theo hướng, khi NK nguyên liệu TACN, tại cửa khẩu có thể chưa tiến hành kiểm dịch nhưng cơ quan chức năng vẫn cho hàng hóa thông quan, đảm bảo niêm phong hàng hóa tốt. Sau khi hàng được giải phóng, cơ quan chức năng đến kho của DN lấy mẫu, kiểm tra bình thường, nếu phát hiện đơn vị nào vi phạm sau thông quan thì xử lý nghiêm khắc.

Đáp lại những những thắc mắc từ phía DN liên quan tới quy định kiểm dịch nguyên liệu TACN NK hiện hành, nhất là khi NK bã ngô từ Mỹ, ông Bùi Sĩ Doanh, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT cho biết: Mọt là loài thuộc nhóm rất nguy hiểm mà trong khoảng 2 năm gần đây, tần suất phát hiện trong bột bã ngô nhập từ Mỹ khá lớn. Vì vậy, loại nguyên liệu này thuộc nhóm phải kiểm tra 100% đồng thời phải hun trùng trước khi nhập về. Tất cả đều làm đúng theo thông lệ quốc tế.

Mặc dù vậy, xung quanh vấn đề này, ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật khẳng định, lắng nghe những kiến nghị từ phía DN, dự kiến tháng 7 tới, Cục sẽ làm việc với cơ quan Kiểm dịch phía Mỹ để có hướng giải quyết cụ thể, tiến tới xóa bỏ việc yêu cầu DN phải hun trùng trước khi đóng container vận chuyển về Việt Nam.

Đối với những thủ tục vướng mắc liên quan tới Cục Chăn nuôi, ông Trung cho biết sẽ có sự trao đổi với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và phía Cục Chăn nuôi trong buổi họp giao ban tháng sắp tới. Tinh thần chung là hướng tới giảm thiểu tối đa thủ tục phiền hà cho DN.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Khắc phục hạn chế trong cải cách hành chính
  • T&T Group hợp tác chiến lược với tập đoàn DB Group của Hàn Quốc
  • Chuyển đổi số
  • Người nổi tiếng mạng xã hội phải đăng ký thông tin chính chủ
  • Không có con, có nên tiếp tục chung sống
  • CMC Telecom ra mắt 2 giải pháp quan trọng cho điện toán đa đám mây
  • Taekwang Vina được gia hạn áp dụng doanh nghiệp ưu tiên
  • Hệ thống các ngân hàng lớn nhất Singapore bị sập do sự cố trung tâm dữ liệu
推荐内容
  • Thủ tục thay đổi tên họ trong các loại hồ sơ cho người đi làm
  • Cuộc thi Solve for Tomorrow, khuấy động đam mê khoa học, công nghệ cho học sinh 
  • Ứng dụng CNTT trong điều khiển giao thông kết hợp với xử lý vi phạm giao thông
  • Viễn thông Hà Giang điểm sáng cung cấp dịch vụ số và nền tảng chuyển đổi số
  • Khó đỡ vì tai nạn bất ngờ
  • Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số