【thứ hạng của mirandés】Việt Nam chậm chân trong trào lưu tiền mã hóa ở các quốc gia Châu Á?
TheệtNamchậmchântrongtràolưutiềnmãhóaởcácquốcgiaChâuÁthứ hạng của mirandéso Nikkei Asia, Nhật Bản sẽ phát hành một đồng tiền mã hóa với giá trị được neo giữ theo đồng Yên Nhật. Về cơ bản, đây là một loại stablecoin - loại tài sản số được thiết kế để bắt chước giá trị của các đồng tiền pháp định.
Khác với tiền pháp định truyền thống, stablecoin cho phép người dùng chuyển tài sản số trên toàn cầu với giá rẻ và thời gian thực hiện nhanh chóng hơn, trong khi vẫn duy trì sự ổn định về giá. Các ngân hàng ở Nhật dự kiến sẽ được phép phát hành stablecoin theo một đạo luật sửa đổi có hiệu lực vào mùa xuân năm sau.
Nhật Bản đang chuẩn bị cho việc lưu hành đồng tiền mã hóa có giá trị được neo giữ bởi đồng Yên. |
Theo Mitsubishi UFJ Trust & Banking, một trong những lợi ích đầu tiên khi loại tiền mã hóa mới được triển khai là nó sẽ giúp giải quyết nhanh chóng hơn các giao dịch chứng khoán tại Nhật Bản nhờ công nghệ chuỗi khối (Blockchain).
Việc thanh toán các giao dịch chứng khoán bằng tiền tệ thông thường phải mất đến vài ngày và tiêu tốn hàng chục triệu USD mỗi năm chỉ riêng tại Nhật Bản. Việc sử dụng một đồng stablecoin được phát triển dựa trên công nghệ Blockchain được kỳ vọng sẽ giúp loại bỏ các chi phí như vậy.
Nhiều người Nhật Bản cũng kỳ vọng sáng kiến này sẽ thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong các giao dịch chứng khoán. Ngân hàng Ủy thác Nhật Bản đã và đang thúc đẩy điều này với sự hợp tác của SBI và Daiwa Securities.
Đồng tiền stablecoin của Nhật dự kiến sẽ bắt đầu được sử dụng vào năm 2023. |
So với cách thức hoạt động cũ, việc ứng dụng công nghệ Blockchain sẽ cho phép các nhà đầu tư chứng khoán có thể tham gia thị trường một cách linh hoạt hơn...
Ví dụ, Blockchain có thể giúp chia nhỏ các loại tài sản tương đối kém thanh khoản như trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản. Nhờ vậy, những loại tài sản đó có thể tiếp cận được ngay cả với những nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Trước Nhật Bản, nhiều quốc gia trong khu vực châu Á cũng đã nghiên cứu, thí điểm, thậm chí triển khai các đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) sử dụng công nghệ Blockchain.
Đồng Nhân dân tệ điện tử (e-CNY) hiện đã được đưa vào sử dụng một thời gian tại Trung Quốc. |
Đầu tiên, có thể kể đến trường hợp đồng Nhân dân tệ điện tử (e-CNY) của Trung Quốc. Thống kê đến ngày 31/12/2021 cho thấy, đồng nhân dân tệ điện tử của Trung Quốc đã có 261 triệu người dùng với tổng giá trị giao dịch hơn 87,5 tỉ Nhân dân tệ.
Ngay tại Campuchia, đồng tiền số Bakong của Campuchia đã tiếp cận với 7,9 triệu người, chiếm một nửa trong tổng số 16,7 triệu dân của quốc gia này. Hiện đã có 6,8 triệu giao dịch tại Campuchia được thực hiện qua Bakong với tổng trị giá 2,9 tỷ USD.
Campuchia cũng đã đưa vào hoạt động đồng tiền số Bakong. |
Một cuộc khảo sát của Bank for International Settlements vào tháng 1/2021 cho thấy, 86% trong số 65 ngân hàng Trung ương được hỏi cho biết, họ đang tham gia làm việc cùng với các đồng CBDC. Khoảng 60% các ngân hàng hàng Trung ương bỏ ngỏ khả năng sẽ phát hành những đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình trong thời gian tới.
Với trường hợp của Việt Nam, mới đây Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
Một trong những nội dung được nhắc đến trong bản kế hoạch là Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia. Ngoài ra, đơn vị này sẽ cho ra đời những chính sách phù hợp về phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt với giá hợp lý.
Đang có một trào lưu ứng dụng Blockchain vào lĩnh vực tài chính tại nhiều quốc gia Châu Á. |
Trước đó, hồi giữa năm 2021, Thủ tướng Chính phủ cũng giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối trong chiến lược phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2021-2025.
Đã có nhiều chủ trương, chính sách được đưa ra hướng tới việc xem xét thí điểm sử dụng tiền mã hóa tại Việt Nam. Thế nhưng, với những bước tiến thần tốc trong việc ứng dụng tiền mã hóa của Trung Quốc, Campuchia và giờ đây là Nhật Bản, có vẻ như Việt Nam đang chậm hơn một bước so với các quốc gia khác trong khu vực.
Trọng Đạt
Một nửa dân số Campuchia đã tiếp cận tiền số, Việt Nam đợi đến bao giờ?
Campuchia là một trong những nước đầu tiên trên thế giới cho ra đời đồng tiền kỹ thuật số có sự tham gia của ngân hàng Trung ương. Tiếp theo Campuchia, Lào là một quốc gi a khác trong khu vực đang có tham vọng phát triển tiền số.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng cần hỗ trợ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước
- ·Đà Nẵng: Cơ hội việc làm lên đến 2.500 USD/tháng cho sinh viên điều dưỡng
- ·Nỗi lo của HLV Park Hang
- ·Người quyết định đầu tư được ủy quyền phê duyệt dự án?
- ·Các bộ đồng ý chủ trương mở lại các đường bay quốc tế
- ·Điều chỉnh chỉ tiêu GDP để chủ động trong điều hành
- ·Khoảng 2.600 tỷ đồng đầu tư xây dựng lưới điện phân phối tại Phú Yên
- ·Hơn 10.000 tỷ đồng bảo trì và phát triển hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ Gia Lai giai đoạn 2021
- ·Thủ tướng giao Bộ GTVT xem xét về kiến nghị không áp giá sàn vé máy bay của chuyên gia
- ·Vốn ngoại rút khỏi thị trường mới nổi: Điểm tối Mỹ Latin và điểm sáng Việt Nam
- ·Tiêm vaccine phòng COVID
- ·Fed bất ngờ cắt lãi suất, điều gì xảy ra tiếp theo?
- ·Serie A đá lại vào ngày 20/6
- ·Nhà thầu lắp cửa phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?
- ·Toàn văn phát biểu nhậm chức của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
- ·Hé lộ danh tính 18 liên danh nhà đầu tư lọt qua vòng sơ tuyển 8 dự án PPP cao tốc Bắc – Nam
- ·Bóng đá Việt Nam sôi động trước thềm mùa giải mới
- ·“Bốc thuốc” trị ùn tắc đường vào cảng Cát Lái
- ·Bản tin phát thanh ngày 23/12/2024
- ·Thay đổi hình thức đầu tư 3 Dự án thành phần cao tốc Bắc