【bxh jordan】Lần đầu tiên tổ chức Ngày quốc tế Lạc đà ở Việt Nam
Lần đầu tiên diễn ra ở Việt Nam,ầnđầutiêntổchứcNgàyquốctếLạcđàởViệbxh jordan sự kiện nhằm tôn vinh những giá trị lịch sử, văn hóa, kinh tế của lạc đà cũng như giúp người dân Việt Nam hiểu rõ hơn vai trò, giá trị và ý nghĩa của lạc đà trong đời sống cư dân Arab, đặc biệt là những nỗ lực của Vương quốc Saudi Arabia trong việc bảo tồn và quảng bá di sản lạc đà để gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.
Tại sự kiện, Đại biện Đại sứ quán Saudi Arabia Hamoud Naif S. Almutairi cho biết, trong suốt chiều dài của lịch sử, kể từ khi hình thành nền văn hóa Arab đến nay, lạc đà là loài vật thân thương, có dấu ấn sâu đậm trong đời sống cư dân Bán đảo Arab. Lạc đà được ví như “con tàu sa mạc”, nhờ có lạc đà mà người Arab khi xưa mới có thể định cư và di chuyển trên sa mạc. Lạc đà được nhắc đến trong kinh Qur’an và chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng trong tâm trí của người dân Arab.
Năm 2000, dưới sự bảo trợ của Hoàng tử Saudi Arabia Mishaal bin Abdulaziz Al Saud, ý tưởng về việc tổ chức Lễ hội Lạc đà, có giải thưởng mang tên Quốc vương Abdulaziz được đưa ra. Theo ý tưởng này, lễ hội được tổ chức hằng năm tại khu vực Umm Ruqaybah gần khu Al Artawiyah, Saudi Arabia với với rất nhiều sự kiện đi kèm cùng sự tham gia đông đảo thương nhân, chủ sở hữu và tất cả những người quan tâm đến lạc đà.
Lễ hội được tổ chức nhằm củng cố và phát huy các giá trị di sản gắn với hình ảnh con lạc đà trong văn hóa Saudi Arabia nói riêng cũng như trong văn hóa Arab và Hồi giáo nói chung, đồng thời đem đến một hệ thống kinh tế tích hợp cho việc đấu giá và các ngành công nghiệp liên quan đến lạc đà, gia tăng lợi ích cho xã hội và những người quan tâm đến di sản đậm đà bản sắc Arab này.
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Lê Kim Anh cho rằng, sự kiện này chính là cơ hội quý để giảng viên, sinh viên và những người yêu mến văn hóa Arab được tìm hiểu thêm về biểu tượng lạc đà của thế giới Arab và vai trò của lạc đà trong đời sống của người dân Arab.
Lạc đà một bướu sống ở các vùng của Bán đảo Arab và sau đó sinh sôi và phát triển đến các sa mạc ở Bắc Phi và Trung Đông. Chúng được đưa đến bờ biển của Bán đảo Arab, rồi từ đó đến Ai Cập và qua Biển Đỏ đến Sudan, quá trình này được cho là diễn ra trong khoảng thời gian từ 2500-1550 trước Công nguyên. Ngoài ra, lạc đà cũng sống ở một số khu vực ở Cận Đông và Trung Tây Á. Lạc đà Arab có chân dài, trọng lượng nhẹ, ít lông, nhiều màu sắc và da có độ đàn hồi. Do đó, khi gặp thời tiết khắc nghiệt phải tiêu hao mỡ ở bướu, bướu của lạc đà Arab chỉ bị thu nhỏ lại mà không bị chảy xệ.
(责任编辑:World Cup)
- ·Đặt vé Sun World Quảng Ninh nhanh chóng, tiện lợi trên Traveloka
- ·Gần 70 triệu đồng tặng quà tết cho hộ nghèo
- ·Giải quyết và tạo việc làm mới cho trên 11.700 lao động
- ·Góp phần thực hiện tốt công tác an sinh
- ·Gạo Việt Nam có nhiều cơ hội gia tăng giá trị và mở rộng thị trường xuất khẩu
- ·Lo tết cho Nhân dân
- ·Mực nước nội đồng cao hơn cùng kỳ năm ngoái và trung bình nhiều năm
- ·Nông dân Hậu Giang xuất ngoại làm việc thời vụ lương 35 triệu đồng/tháng
- ·Thông qua Nghị quyết về thí điểm đấu giá biển số xe ôtô
- ·Mưa lớn kết hợp nước nội đồng đang cao sẽ gây ngập cục bộ ở một số địa phương
- ·Xanh hóa văn phòng hiện đại
- ·Bếp yêu thương đỏ lửa những ngày giãn cách…
- ·Tăng tốc chặng cuối chiến dịch truyền thông dân số
- ·Vơi bớt nỗi lo thiếu sân chơi
- ·Người nuôi tôm gặp khó
- ·Đừng để tiền mất tật mang !
- ·Triển khai thực hiện hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid
- ·Hỗ trợ 6.000 phần quà cho người dân trở về tỉnh
- ·Gửi tiền ngân hàng ngoại, chẳng lẽ lại “mất không”?
- ·Tuyên truyền, triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường