【ti so juve】Phố phường thương nhớ “rau quê”
“Rau quê” là từ nhiều bà nội trợ đặt tên cho mớ rau được hái trong vườn nhà hoặc rau mọc ngoài ruộng,ốphườngthươngnhớti so juve vườn đem về bán. “Rau quê” thường được bán khá rẻ và gắn liền với hình ảnh những bà, những chị có phần lam lũ.
Chị Vân (phải) có cuộc sống tương đối ổn định nhờ bán “rau quê” mỗi ngày.
Để cái thau nhôm ngang hông, bà Danh Thị, ở khu vực 2, phường IV, thành phố Vị Thanh, cứ rong ruổi khắp các tuyến đường của thành phố để bán rau. Có bữa bà bán rau muống, có bữa rau lang, tập tàng. Người phụ nữ có gương mặt khắc khổ, với chiếc khăn và bộ quần áo lúc nào cũng sũng nước, bộc bạch: “Tui hái được cái gì bán thứ đó hà, cái này trồng và mọc quanh nhà, rau muống 1 bó gần cả ký lô tui bán 5.000 đồng thôi, cô chú mua giùm nghen”. Trái với sự lam lũ của bà, thau rau lúc nào cũng được gói ghém cẩn thận, bó buộc đàng hoàng. Khách hàng của bà phần nhiều là những người bán vé số, công nhân vệ sinh hay những người nghèo giống như bà.
Nhiều người bán “rau quê” cũng có chỗ nơi để ngồi, không đi nhiều như bà Danh Thị. Đang xếp lại mớ rau vừa bán cho khách, bà Hà, ở phường V, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Bán rau tuy có phần vất vả, vì phải dậy khoảng 2 giờ sáng để dọn hàng ra chợ cho kịp bán, nhưng tôi thấy vui bởi kiếm thêm thu nhập đáng kể cho gia đình. Rau này tôi với mấy đứa con đi hái, lớp bà con xung quanh gửi bán”. Ở chợ nông thôn Vị Thanh, chỗ ngồi của bà Hà chỉ vỏn vẹn khoảng hơn 1m2, nhưng bày biện đủ các loại rau mang hương vị quê nhà, lớp rau đắng, rau ngò om, lớp rau dừa, bông súng, càng cua,… Còn ông Hai Kim, ở huyện Vị Thủy cũng là một tiểu thương gắn bó nhiều năm với chợ nông thôn Vị Thanh, nói: “Nhờ bán rau ở chợ mà gia đình tôi đỡ hơn, cuộc sống bây giờ cũng gọi là thoải mái. Tính ra bán rau còn lời hơn trồng lúa. Nói là bán “rau quê” thôi, chứ thấy vậy cũng lời lắm à, mỗi ngày “bỏ túi” khoảng 200.000 đồng. Lúc đầu chỉ trồng vài luống ăn trong gia đình, khi nhiều quá mới cắt đem bán”.
Sáng sớm hàng ngày hoặc buổi chiều muộn, ở nơi có đông dân cư sinh sống, lại thấy những người bán “rau quê” cần mẫn ngồi chờ khách đến mua, dù chỉ còn một vài mớ rau. Họ không có chỗ ngồi cố định, chỉ len lỏi lề đường, miễn bày biện rau ra được là bán. Dạo quanh một vòng các chợ hay trên những tuyến quốc lộ đi ngang địa bàn tỉnh, sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bó “rau quê” được bày bán. Chị Vân, buôn bán dọc tuyến Quốc lộ 61C (đường nối Vị Thanh - Cần Thơ) gần 3 năm qua, tâm sự: “Ngồi sát lộ nên cũng nguy hiểm và vất vả lắm bởi bụi, nắng, xe cộ nữa. Tôi thấy bán rau có thu nhập ổn định hơn làm mướn, bởi ngày nào cũng có rau để bán, nếu siêng một chút, sống cũng đỡ. Bán rau thế này, đồng vốn bỏ ra không nhiều, mà tôi lại có thể tranh thủ về nhà sớm hơn. Chứ lúc trước đi làm hồ hay làm cỏ mướn nhiều khi về tới nhà là đã tối thui rồi”. Chị Vân thường bán măng tre, đọt choại, bắp chuối, lục bình, tập tàng,… số rau này bà con quanh xóm hái về bỏ mối cho chị.
Hay như chị Thúy, ở khu vực 5, phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy, tận dụng mặt bằng sẵn có trước nhà, để vừa bán cà phê, vừa bán rau để kiếm thêm thu nhập. Nhờ vậy, hàng rau của chị khá đông người đi đường qua lại hỏi mua. Chị thường bán một số loại rau quen thuộc, nào là cù nèo, đọt nhãn lồng, rau má, rau lang… chị Thúy nói: “Cái này cũng trồng quanh nhà nè. Hàng ngày bán rau cũng kiếm được hơn trăm ngàn, bữa nào bán đắt còn lời hơn bán nước nữa. Nói vậy, chứ bán rau cũng cực lắm chứ, thường thì tôi chuẩn bị rau từ hôm trước. Đi hái rau, lặt rau riết móng tay cùn hết, dính mủ đen thui luôn. Mà nói vậy chứ thu nhập từ bán rau đủ tiền cá mắm, gạo thóc hàng ngày nên… xấu chút cũng không sao”.
Mớ “rau quê” tuy bày biện đơn sơ, nhưng vẫn được nhiều người ở thành thị ưa chuộng. Cô Lâm, ở khu vực 3, phường III, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Gia đình tôi luôn lựa chọn “rau quê” cho bữa ăn hàng ngày do ít chất độc hại, đảm bảo an toàn sức khỏe mà giá cả cũng hợp lý. Tôi có nước thử, nên cũng biết rau nào sạch và tôi tin tưởng “rau quê” lắm”. Còn cô Hằng, ở khu vực 4, phường VII, thành phố Vị Thanh, lại chia sẻ: “Gia đình tôi ăn “rau quê” cho chắc, bởi có lần ăn rau mua ngoài chợ về, thấy mơn mởn, xanh tươi vậy mà ăn bị tiêu chảy cả nhà, nên giờ sợ lắm. Còn ăn “rau quê” thế này chưa có lần nào bị gì hết”…
Bao nhiêu người bán “rau quê”, chắc cũng khó mà đếm hết được. Có khi “rau quê” bày bán trong cái xề nhỏ thấp thoáng nơi phố thị đông đúc, cũng có khi bên cái thau nhỏ của mấy bác ở quê, có lúc lại thong dong trên chiếc xe đạp của một chị nào đó. Cứ vậy, “rau quê” có mặt ở nhiều bữa ăn, tạo niềm tin với người tiêu dùng và tạo thu nhập cho không ít người dân chân chất như bà Danh Thị, chị Vân, bà Hà…
Bài, ảnh: HỒNG NHUNG
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
- ·Phát hiện tài xế xe tải dương tính với Covid
- ·Tăng cường xử lý phương tiện “né” chốt kiểm soát Covid
- ·100 phần quà trao tặng người dân huyện Bù Gia Mập
- ·Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- ·30 triệu đồng ủng hộ công tác phòng, chống Covid
- ·Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới về phòng chống dịch ở cơ quan, đơn vị
- ·Người dân Đồng Xoài hiến đất mở rộng đường hẻm
- ·Bộ Thông tin và Truyền thông lên tiếng về lộ trình tắt sóng 2G
- ·Xử lý 6 vụ vi phạm lĩnh vực bảo vệ, quản lý rừng và lâm sản
- ·Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- ·Thả nhiều loài động vật quý hiếm sau cứu hộ về rừng tự nhiên
- ·Hướng dẫn an toàn với lực lượng tham gia hỗ trợ công tác chống dịch Covid
- ·Người dân Chơn Thành đồng tình thực hiện Chỉ thị 16/CT
- ·Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánh
- ·Chợ thị trấn Lộc Ninh đang trong diện phong tỏa
- ·Khánh thành công trình chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp
- ·Thống Nhất sẵn sàng các phương án khẩn cấp phòng, chống dịch
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·Bình Phước: Bé trai sơ sinh 5 ngày tuổi bị bỏ rơi tại chùa Quang Minh