【nhận định trận đấu】Chỉ dẫn quan trọng của Triều Tiên về năng lực hạt nhân
Triều Tiên sẽ tiếp tục tăng cường năng lực phòng phủ quốc gia | |
IAEA: Cơ sở hạt nhân chính của Triều Tiên có dấu hiệu hoạt động | |
Tổng Giám đốc IAEA lo ngại về hoạt động hạt nhân của Triều Tiên |
Theo giới phân tích Hàn Quốc, vũ khí mới được thử nghiệm của Triều Tiên là phiên bản cải tiến của KN-23 - “tên lửa Iskander Nga, phiên bản Triều Tiên”, nhắm trực diện vào Hàn Quốc và vào những lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ của Hàn-Mỹ. Quân đội Seoul cho biết 2 vật thể bay được phóng từ bờ biển phía Đông Triều Tiên đã bay khoảng 110km ở độ cao 25km với tốc độ tối đa gần Mach 4, cho thấy khả năng đây là các tên lửa tầm ngắn. Một số nhà quan sát cho rằng vũ khí được truyền thông Triều Tiên đăng tải cho thấy đây có thể là phiên bản nhỏ hơn và nhẹ hơn của tên lửa KN-23 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân với tính cơ động cao. Một số khác lại cho rằng đây có thể là loại vũ khí mới với các tính năng chiến thuật kết hợp của KN-23 và tên lửa đạn đạo tầm ngắn khác là KN-24.
Giáo sư Leif-Eric Easley, làm việc tại Đại học Ewha, Seoul, bình luận: “Triều Tiên triển khai không chỉ các tên lửa hạt nhân tầm xa nhằm vào các thành phố của Mỹ mà còn cả tên lửa chiến thuật để đe dọa Seoul và các căn cứ của Mỹ tại châu Á… Mục đích của Bình Nhưỡng rõ ràng là để gia tăng khả năng răn đe. Triều Tiên có thể muốn sử dụng các vũ khí này vì mục đích gây sức ép chính trị, củng cố vị thế trên chiến trường và hạn chế ý định can thiệp của các quốc gia khác nếu xung đột xảy ra”.
Triều Tiên đã phát triển tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM), loại vũ khí mà các nhà phân tích cho là được thiết kế để can thiệp các tên lửa phòng thủ và tấn công mục tiêu tại Hàn Quốc. Nhà nghiên cứu Ankit Panda, làm việc tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế cho rằng các loại vũ khí này có thể là hệ thống vũ khí hạt nhân chiến thuật đầu tiên của Triều Tiên, đồng thời nhắc đến các hoạt động khôi phục bãi thử hạt nhân Punggye-ri của nước này. Giới chức Mỹ và Hàn Quốc đã nắm được thông tin về các hoạt động tại Punggye-ri được cho là chuẩn bị một vụ thử mới, dù chưa rõ thời gian và thực tế các diễn biến này.
Theo nhà phân tích Cheong Seong-Chang, Viện Nghiên cứu Sejong Hàn Quốc, nếu sắp tới Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân, đó có thể sẽ là một đầu đạn hạt nhân chiến lược. Ông dự đoán Triều Tiên sẽ đẩy nhanh việc tích hợp đầu đạn hạt nhân chiến lược trên loại vũ khí được phóng cuối tuần qua và triển khai tên lửa hạt nhân gần biên giới với Hàn Quốc.
Đầu năm 2017, Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ đánh giá rằng Triều Tiên đã có thể thu nhỏ đầu đạn hạt nhân đủ để tích hợp vào hầu hết các loại tên lửa mà nước này sở hữu, từ SRBM cho tới ICBM.
Chuyên gia về Triều Tiên Duyeon Kim, làm việc tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới (Mỹ) cho rằng thời điểm Triều Tiên tiến hành vụ phóng có thể thể hiện sự phản đối của nước này đối với các cuộc tập trận quân sự dự kiến diễn ra trong thời gian tới giữa Mỹ và Hàn Quốc, điều mà lâu nay Bình Nhưỡng vẫn chỉ trích là diễn tập cho chiến tranh.
Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cho biết Mỹ và Hàn Quốc có kế hoạch tổ chức cuộc tập trận thường niên mùa Xuân từ ngày 18/4 và sẽ kéo dài trong 9 ngày. Ngày 16/4, Sư đoàn bộ binh số 2 của Mỹ, có trụ sở tại Hàn Quốc, chia sẻ hình ảnh quân đội thử nghiệm hệ thống phóng tên lửa đa nòng dù không nêu rõ thời gian của sự kiện này. Đặc phái viên hạt nhân Mỹ Sung Kim đến thăm Seoul cũng trong ngày 18/4 để thảo luận với các đối tác Hàn Quốc về phản ứng trước các vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên. Ông cho biết Washington sẵn sàng đàm phán mà không có điều kiện tiên quyết, song Bình Nhưỡng bác bỏ những động thái này, cáo buộc Mỹ về các chính sách thù địch được chứng minh bằng các biện pháp trừng phạt và các tập trận quân sự.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Áp dụng phương thức sản xuất mới giúp tăng lợi nhuận
- ·Xu hướng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khách sạn
- ·Hoàn thành đóng điện dự án nâng công suất Trạm biến áp 220kV Tam Kỳ
- ·Cục Thuế Quảng Bình: Triển khai đa dạng hình thức hỗ trợ trong tháng quyết toán thuế
- ·Bản lĩnh người làm Báo
- ·Trồng na khổng lồ thơm mùi sầu riêng, vụ đầu trúng ngay 14 tỷ
- ·Hải quan xanh: Góp phần "xanh hóa" hoạt động thương mại, bảo vệ môi trường
- ·Chính sách tiền lương, bảo hiểm có hiệu lực từ tháng 10
- ·Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
- ·Hà Nội: Thu ngân sách tăng hơn 19% so với cùng kỳ
- ·Tổng cục Thuế: Nhà cung cấp nước ngoài nộp thuế 3.944 tỷ đồng qua Cổng Thu thuế điện tử
- ·Chính sách mới về kinh tế có hiệu lực từ tháng 9
- ·Hải quan TPHCM: Thông quan hàng hóa đạt gần 80 tỷ USD
- ·Hà Nội: Thu ngân sách tăng hơn 19% so với cùng kỳ
- ·Tự nghiên cứu trồng rau khí canh, kiếm trăm triệu đồng mỗi năm
- ·Dịch Covid
- ·Cục Hải quan Bình Dương thông quan gần 120 triệu USD hàng hóa trong dịp tết 2022
- ·Xuất khẩu thịt lợn tăng đột biến, hơn 343%
- ·Tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
- ·Kết nối thị trường, xây dựng thương hiệu tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm làng nghề