【kqbđ laliga】Diện đồng phục 'chăn con công' leo đỉnh núi gần 3000m, hội chị em nhận 'ngàn like'
Tả Liên Sơn hay Cổ Trâu là một trong những đỉnh núi cao nhất Việt Nam,ệnđồngphụcchănconcôngleođỉnhnúigầnmhộichịemnhậnngàkqbđ laliga nằm tại xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Để đến được chân núi và bắt đầu cuộc hành trình, du khách phải trải qua một con đường khá vất vả: Khi chênh vênh bên bờ vực, lúc khác lại đâm xuyên khu rừng rậm rạp.
Nơi đây nổi tiếng với khu rừng cổ tích phủ kín rêu phong. Rêu bám kín từ những phiến đá lớn xếp chồng với đủ hình thù kỳ dị cho tới thân cây cổ thụ vài người ôm mới xuể. Chị Nguyễn Thị Thăng Long (Hoàng Mai, Hà Nội) vốn “nghiện” leo núi từ lâu. Trung tuần tháng ba, khi thấy đang mùa hoa đỗ quyên nở rộ - loài hoa được coi là nữ hoàng miền sơn cước, chị Long lên mạng nhắn tìm đồng đội.
“Ban đầu mình định lên Tả Liên Sơn ngắm hoa đỗ quyên nhưng khi tìm hiểu lại thì nơi đây vốn nổi tiếng với rừng lá phong đỏ vào tháng 10 hàng năm chứ không phải địa điểm rực rỡ đỗ quyên”, chị Long kể.
“Nhưng không muốn làm các chị em trong đoàn thất vọng, tụt khí thế, mình nghĩ ra ý tưởng thực hiện những bộ trang phục màu sắc sặc sỡ, rực rỡ để rủ mọi người mặc chung, tạo nên sự khác lạ và ấn tượng”, chị Long chia sẻ.
Chị Long và những người bạn leo núi với trang phục cực kì bắt mắt
Chị Long chọn loại vải họa tiết “chăn con công” và rất bất ngờ khi các thành viên nữ khác trong đoàn nhanh chóng đồng ý. “Trong 3 ngày mình và các thợ may hoàn thành 9 bộ đồ cho 9 thành viên trong đoàn”, chị Long cho biết.
Chị Thăng Long, tác giả của loạt đồng phục họa tiết 'chăn con công'
Chuyến đi của chị Long và những người bạn diễn ra sau khoảng 1 tuần chuẩn bị. Theo chị chia sẻ, trong đoàn có nhiều thành viên đã ở tuổi trung niên, trên dưới 50 tuổi nhưng các chị đều rất đam mê leo núi và thích chụp ảnh.
“Khi mới bắt đầu hành trình, ai cũng hứng thú check-in và đúng kiểu “đi 5 bước chụp 10 bức ảnh”. Các bạn porters và hướng dẫn viên dẫn đoàn phải dùng “biện pháp”, thu điện thoại của nhóm mình lại để mọi người tập trung di chuyển”, chị Long hài hước kể lại.
Đoàn leo núi lần này của chị Long gồm nhiều thành viên đã ngoài 50 tuổi nhưng các chị vẫn đầy năng lượng
Chị Nguyễn Thị Minh Phương (53 tuổi, Hà Nội) một thành viên trong đoàn chia sẻ, chuyến đi rất thuận lợi khi thời tiết mát mẻ, nắng nhẹ. Đoàn gồm nhiều thành viên lần đầu gặp mặt, đến từ các tỉnh thành khác nhau nhưng cùng chung sở thích leo núi nên nhanh chóng làm quen, trò chuyện rôm rả dọc đường.
“Ban đầu chúng tôi dự kiến sẽ nghỉ giữa đường rồi sớm hôm sau mới lên đỉnh núi nhưng cuối cùng, cả nhóm hứng khởi quá, chinh phục một mạch lên đỉnh Tả Liên Sơn trong ngày”, chị Phương chia sẻ.
Cả đoàn đi một mạch lên đỉnh Tả Liên Sơn, chỉ dừng chân ăn trưa lấy sức một chút
Chị Long, chị Phương và những người bạn chạm tới đỉnh núi cao 2996m vào cuối buổi chiều
“Khung cảnh trên đỉnh núi đẹp như chốn thần tiên khiến chúng tôi mải mê ngắm nhìn, chụp ảnh không muốn về. Tới khi quay xuống để về lán nghỉ ngơi thì trời đã chuyển tối, mờ mịt”, chị Phương kể.
Chị và cả đoàn không thể dùng gậy leo núi mà phải dùng tay đu, bám vào các cành, gốc cây. Cả đoàn gọi đây là “đoạn đường khỉ” vì chỉ có thể leo trèo… như con khỉ. Phải mất gần 4 giờ đồng hồ, cả đoàn mới về đến lán nghỉ ở lưng chừng núi.
Chị Phương hạnh phúc khi chinh phục thành công một trong những đỉnh núi cao nhất Việt Nam
Chị Lê Bích Phượng (Hà Nội), một thành viên khác trong đoàn thực lòng chia sẻ: “Lúc mới leo: con đường gập ghềnh, cảnh vật không có gì đặc sắc, mình đã nghĩ sao bản thân lại… dở hơi, đang ở nhà sung sướng thì lên đỉnh núi làm gì. Nhưng càng lên cao và dần bước vào cánh rừng nguyên sinh, mình bị choáng ngợp. Đoàn lần lượt đi qua rừng phong lá đỏ tới rừng nguyên sinh với những cây cổ thụ cả trăm tuổi, vừa hoang sơ, hùng vĩ, vừa ma mị, liêu trai đầy bí ẩn. Đúng là nhiều cung bậc cảm xúc đan xen”.
Chị Phượng mê mẩn trước khu rừng nguyên sinh đầy ma mị
Chị Phương, chị Phượng hay chị Long hài hước chia sẻ: “Có nhiều lúc mệt quá, thở không ra hơi mà nhìn sang đoàn, thấy toàn những “bông hoa rực rỡ” nên lại thêm năng lượng. Bộ đồng phục leo núi này không chỉ đẹp về thẩm mỹ mà còn mang ý nghĩa tinh thần vậy đấy”.
Chị Phương chia sẻ thêm, trước chuyến đi, các thành viên không hề có buổi gặp mặt. Chị và mọi người chỉ gửi số đo, chiều cao, cân nặng cho chị Thăng Long và chia sẻ mẫu mã yêu thích. “Vậy mà bộ nào cũng vừa in, vừa đẹp vừa hợp với dân leo núi: thoải mái, bền, dễ vận động”, chị Phương nói.
Đoàn leo núi nhận ngàn lượt yêu thích trên mạng xã hội nhờ thời trang ấn tượng
Tuy "săn" hoa đỗ quyên hụt nhưng đoàn vẫn hào hứng khi "mỗi thành viên là một bông hoa rực rỡ"
Ngoài trang phục họa tiết "chăn con công" ấn tượng, chị Long cũng may cho hội chị em trong đoàn loạt áo tứ thân bắt mắt
Linh Trang (Ảnh: NVCC)
(责任编辑:World Cup)
- ·Không thể kết hôn nhưng vẫn muốn làm giấy khai sinh cho con riêng
- ·7.500 tỉ đồng hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất
- ·Làm GAP trồng trọt
- ·Giá cá thát lát thấp kỷ lục, nông dân thua lỗ
- ·Mẹ mù, con ung thư, cha hết đường xoay xở
- ·Dự án Mở rộng nâng cấp đô thị Việt Nam
- ·77.328ha đất lúa chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi khác
- ·Đã giải cứu được 4 tấn nhãn cho nông dân
- ·Phát hiện bị 'đổ vỏ', tôi muốn được đền bù số tiền nuôi con
- ·Giá trứng vịt tươi tăng thêm 1.000 đồng/trứng
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 1/2019
- ·Giá chuối tăng trở lại
- ·SANG LÀO TRỒNG MÍA – CƠ HỘI HẤP DẪN CHO NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT?
- ·Nỗ lực phục hồi phát triển kinh tế
- ·Vì yêu mà đến tập 18: Lời từ chối phũ của ca sĩ Bảo Kun khiến khán giả dậy sóng
- ·Hậu Giang có 5 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia
- ·Mở thêm 2 điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu tại thị xã Long Mỹ
- ·Các tỉnh vùng Nam Sông Hậu: Duy trì sản xuất trong mùa dịch
- ·Xuân không mẹ
- ·Chuyển đổi cây trồng phù hợp