【lich thi dau u17】Giảm mạnh chi thường xuyên cho ngành Y tế từ tự chủ tài chính bệnh viện
Chi thường xuyên cho ngành Y tế giảm mạnh
Ông Nguyễn Nam Liên,ảmmạnhchithườngxuyênchongànhYtếtừtựchủtàichínhbệnhviệlich thi dau u17 Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết, số lượng các đơn vị trong ngành Y tế tự bảo đảm chi thường xuyên ngày càng tăng. Các đơn vị do ngân sách bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên (có nguồn thu nhỏ hơn 10% chi hoạt động) giảm. Tính đến năm 2018, cả nước có khoảng 160 đơn vị đã tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên, chiếm 7,6% tổng số đơn vị sự nghiệp (năm 2013 mới có 28 đơn vị, chiếm 1,3%). Đối với 1.364 đơn vị tự chủ một phần chi thường xuyên thì mức tự chủ cũng rất cao, nhiều đơn vị đã tự chủ được từ 80-90% nguồn tài chính.
Trong đó, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế quản lý, tính đến thời điểm hiện nay, số đối tượng hưởng lương từ ngân sách giảm 25.362 người (của 24 BV), giảm khoảng 2.127 tỷ đồng/năm. Đối với các địa phương, theo thống kê của 45 tỉnh, thành phố cho thấy, so với ngân sách cấp cho các BV năm 2016, năm 2017 giảm khoảng 4.850 tỷ đồng, năm 2018 giảm 7.150 tỷ đồng. Các tỉnh, thành phố có số giảm nhiều như: TP. Hồ Chí Minh giảm khoảng 1.200 tỷ đồng, Thái Nguyên khoảng 170 tỷ đồng, Nghệ An khoảng 330 tỷ đồng, Hà Tĩnh 185 tỷ đồng, Bình Định 110 tỷ đồng...
“Để có được những kết quả trên, là nhờ vào chủ trương giao quyền tự chủ cho BV, khuyến khích và tạo điều kiện cho các BV trong việc huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách để xã hội hóa đầu tư. Đến nay, các BV công trên toàn quốc đã đăng ký vay hàng chục nghìn tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phát triển các hoạt động sự nghiệp, tăng nguồn thu cho BV, từng bước tiến tới tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên”, ông Liên cho biết.
Đẩy mạnh tự chủ chuyên môn cho tuyến dưới
Theo ông Liên, thực hiện xã hội hóa, các BV đã chủ động quyết định các biện pháp, giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao; phát triển chuyên môn kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ, như cử cán bộ đi học trong và ngoài nước để tiếp nhận, ứng dụng các kỹ thuật, nhất là các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao. Theo đó, đa số các BV tuyến huyện đã triển khai được khoảng 75%, các BV tuyến tỉnh đã triển khai được khoảng 90%, nhiều BV đã triển khai được 100% kỹ thuật theo phân tuyến và còn triển khai được một số kỹ thuật của BV tuyến trên.
Nhiều BV tuyến Trung ương và một số thành phố lớn đã triển khai được nhiều kỹ thuật cao, tiên tiến ngang tầm với các nước trong khu vực như ghép tạng, tán sỏi ngoài cơ thể, phẫu thuật nội soi, tim mạch, chẩn đoán và điều trị ung thư sớm... góp phần cứu chữa được nhiều người bệnh hiểm nghèo, từng bước hạn chế việc đi khám, chữa bệnh ở nước ngoài.
Một trong những BV tuyến Trung ương được giao tự chủ đầu tiên là BV Bạch Mai, Hà Nội. Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, nhờ kêu gọi xã hội hóa đầu tư, BV đã có nhiều thiết bị y tế hiện đại ngang tầm thế giới, từ thiết bị đó, giúp bác sỹ có điều kiện đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn. BV Bạch Mai được Bộ Y tế đánh giá là một trong những BV đi đầu trong đào tạo chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật cho 21 BV tuyến dưới.
Để tạo điều kiện cho tuyến dưới nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo tin tưởng cho người dân, đặc biệt để bác sỹ tuyến dưới yên tâm công tác khi thực hiện tự chủ, ông Liên cho biết, Bộ Y tế và các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp như: Thực hiện đề án luân phiên bác sĩ tuyến trên hỗ trợ cho BV tuyến dưới, chủ trương đưa các bác sĩ BV chuyên khoa đầu ngành luân phiên đến khám chữa bệnh, qua đó chuyển giao kỹ thuật, đào tạo cho các bác sĩ tuyến dưới, ở vùng xa.
Đồng thời, thực hiện đề án đào tạo, đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác ở các vùng khó khăn, huyện nghèo; các địa phương xây dựng chế độ chính sách để thu hút và giữ chân nguồn nhân lực đã được đào tạo của mình. Ngoài ra, các BV huyện phải sử dụng một phần chênh lệch thu - chi để chi thu nhập tăng thêm, ưu tiên các bác sỹ giỏi. Chú trọng đầu tư nguồn nhân lực và thay đổi cung cách phục vụ, để qua đó nâng cao chất lượng điều trị, hướng tới mục tiêu thu hút bệnh nhân để các bác sỹ có điều kiện làm việc.
Theo tổng hợp báo cáo của 22 Sở Y tế và 16 BV trực thuộc Bộ Y tế, ngành Y tế triển khai khoảng 810 đề án liên doanh, liên kết với tổng số vốn là 3.882 tỷ đồng, trong đó các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế triển khai 180 đề án, các đơn vị trực thuộc các tỉnh, thành phố có 630 đề án. Việc liên doanh, liên kết để đầu tư trang thiết bị y tế và thực hiện dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu, đã góp phần đổi mới trang thiết bị, đầu tư được các trang thiết bị có giá trị lớn, thực hiện các kỹ thuật y tế cao, trong hoàn cảnh ngân sách nhà nước đầu tư cho y tế công lập còn hạn hẹp. Theo đó, người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội cũng đã được thụ hưởng các dịch vụ từ các trang thiết bị này. |
Văn Nam
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·Tai tiếng của người mẫu An Tây: Từ ảnh 'nóng' đến sử dụng chất cấm
- ·Việt Nam xếp thứ 9 trên bản đồ nhan sắc thế giới 2024
- ·Tấm vé đặc cách 'intop' của Á hậu Bùi Khánh Linh có khả thi?
- ·Nhận định, soi kèo Fortis Limited vs Abahani Limited Dhaka, 15h45 ngày 3/1: 3 điểm xa nhà
- ·Nữ người mẫu bị chỉ trích vì khoe kiếm 1000 tỷ/ năm với một công việc
- ·Hoa hậu Việt bị gạ bao nuôi với 20 tỷ, giờ có cuộc sống 'đỉnh nóc'
- ·13 lần "tiếp xúc" doanh nghiệp giúp vị cựu thứ trưởng kiếm 21,5 tỷ đồng
- ·Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
- ·Thế khó của Hoa hậu Kỳ Duyên
- ·Xiaomi ra mắt website bán hàng trực tuyến, đặt trước Redmi Note 14 và POCO X7
- ·Hoa hậu Ý Nhi cắt mí mắt, làm ngực để dự thi quốc tế
- ·Nhan sắc của cô gái 'đè bẹp' 124 thí sinh để thắng Hoa hậu Hoàn vũ
- ·Ai sẽ đăng quang Miss Grand International 2024?
- ·Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
- ·Người mẫu An Tây mất tất cả khi bị bắt?
- ·Ngọc Trinh mở lối cho phụ nữ Việt: Tập thể thao ngay khi bận rộn!
- ·Diệp Lâm Anh mặc bikini bé xíu khoe hình thể nét căng
- ·Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- ·Đối thủ Hoa hậu Quế Anh được đặc cách trước thềm chung kết