【kqbd dortmund】Lợi nhuận giảm, loạt doanh nghiệp BĐS TP.HCM loay hoay với hàng tồn kho
Lợi nhuận giảm,ợinhuậngiảmloạtdoanhnghiệpBĐSTPHCMloayhoayvớihàngtồkqbd dortmund tồn kho tăng
Năm 2020 được đánh giá là một năm đầy khó khăn của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BĐS tại TP.HCM nói riêng. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến hầu hết doanh nghiệp co cụm lại, cùng với đó nguồn cung sản phẩm mới vô cùng khan hiếm.
Trong bối cảnh đó, kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp BĐS cho thấy có sự đi xuống. Lợi nhuận giảm rõ rệt trong khi lượng hàng tồn kho vẫn không có dấu hiệu được giải toả.
Gem Riverside, một trong những dự án có giá trị tồn kho lớn của Tập đoàn Đất Xanh. |
Đơn cử như Tập đoàn Đất Xanh. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2020, lợi nhuận sau thuế của công ty này chỉ đạt 26 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận giảm hơn 500 tỷ đồng. Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý 4/2020, lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn Đất Xanh đã âm 126 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2020, tổng giá trị hàng tồn kho của Tập đoàn Đất Xanh là 10.251 tỷ đồng, tăng hơn 3.400 tỷ đồng so với năm ngoái. Tồn kho của doanh nghiệp chủ yếu nằm tại các dự án như Gem Skype World (3.553 tỷ đồng), Gem Riverside (1.558 tỷ đồng) và Opal Boulevard (1.199 tỷ đồng)…
Lợi nhuận sau thuế của TTC Land giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. |
Tương tự, tình hình kinh doanh của TTC Land cũng không khấm khá hơn. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này chỉ vỏn vẹn 20,5 tỷ đồng, giảm 88,2% (tương ứng hơn 153 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng giá trị hàng tồn kho của TTC Land tình đến cuối tháng 6/2020 ở mức 4.283 tỷ đồng, tăng 124 tỷ đồng so với cuối năm 2019. Lượng tồn kho của công ty chủ yếu tại dự án Jamona City (1.965 tỷ đồng), Charmington Dragonic (573 tỷ đồng), Charmington Tamashi Đà Nẵng (466 tỷ đồng)…
Về nguyên nhân lợi nhuận giảm sâu, lãnh đạo TTC Land giải thích do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đồng thời, TTC Land đang thực hiện tái cấu trúc danh mục đầu tư để tập trung phát triển các dự án.
Kinh doanh bết bát
Quý cuối cùng của năm 2020, kết quả kinh doanh của An Gia Group cũng không mấy sáng sủa. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp chỉ đạt 216 tỷ đồng, giảm 17% (43 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước.
Lý giải về vấn đề này, đại diện An Gia Group cho rằng lợi nhuận giảm chủ yếu đến từ doanh thu dịch vụ tư vấn giảm trong khi giá vốn bán hàng và chi phí tài chính tăng so với cùng kỳ.
Tồn kho của An Gia Group tại dự án The Westgate hơn 1.300 tỷ đồng. |
Cáo bạch tài chính hợp nhất quý 4/2020 của An Gia Group lại cho thấy, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp này tăng mạnh so với đầu năm, từ 2.611 tỷ đồng lên 5.734 tỷ đồng. Tồn kho chủ yếu tập trung tại dự án The Sóng (2.608 tỷ đồng) và dự án The Westgate (1.323 tỷ đồng).
Trong đó, quyền sử dụng đất, quyền tài sản và lợi ích gắn liền hoặc phát từ từ hai dự án nói trên đang được An Gia Group dùng làm tài sản thế chấp cho khoản trái phiếu phát hành thông qua tổ chức thu xếp phát hành là Ngân hàng TMCP Tiên Phong và Ngân hàng TMCP Quân Đội.
Tình hình kinh doanh của DRH Holdings khá bết bát trong năm qua. |
Ngụp lặn trong khó khăn chung của thị trường BĐS TP.HCM còn có DRH Holdings. Kết thúc quý 4/2020, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ bị âm 9,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm 6,1 tỷ đồng.
Kết quả này dẫn đến lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 4/2020 của DRH Holdings chỉ đạt 11,3 tỷ đồng, giảm 20,4 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị BĐS dở dang của doanh nghiệp này tăng 11 tỷ đồng so với đầu năm, từ 815 tỷ đồng lên 826 tỷ đồng.
Về khoản lợi nhuận sau thuế giảm mạnh, đại diện DRH Holdings lý giải do doanh thu cung cấp dịch vụ và lợi nhuận từ công ty liên kết bị giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Tồn kho của Công ty CP Đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền hơn 6.800 tỷ đồng. |
Có sự khởi sắc hơn khi hợp nhất quý 3/2020, lợi nhuận sau thuế của Công ty CP Đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền đạt 362 tỷ đồng, tăng 66 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Trải qua một năm đầy biến động do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, thế nhưng một số chuyên gia nhận định, bước sang năm 2021, thị trường BĐS cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng vẫn có cơ hội khởi sắc.
Tâm lý lo ngại dịch bệnh vẫn còn đó, tuy nhiên dấu hiệu phục hồi nguồn cung đã xuất hiện khi các cấp quản lý đã có những chính sách tháo gỡ khó khăn về thủ tục pháp lý, nguy cơ “bong bóng” BĐS cũng khó có khả năng xảy ra.
TP.HCM sẽ công khai các dự án thế chấp ngân hàng, ‘giam’ sổ hồng của cư dân
Các dự án đang thế chấp ngân hàng, chậm tiến độ, chưa nộp tiền sử dụng đất, chậm làm thủ tục cấp sổ đỏ, sổ hồng cho người dân sẽ được công khai.
(责任编辑:World Cup)
- ·Phát triển đô thị bền vững
- ·Bị sếp quấy rối, tôi kiện có được không?
- ·Con ung thư di căn, bố mẹ nghèo làm cả tháng không đủ một toa thuốc
- ·Ăn trộm nhưng trả lại nguyên vẹn, liệu em tôi có bị tố giác tội phạm?
- ·IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2024
- ·Cha mẹ xin cơm ăn, vay tiền mổ não cho con gái
- ·'Em tôi đã ổn hơn và nói được!'
- ·Nhờ có bạn đọc giúp đỡ, em Ngô Thị Thảo tiếp tục được chữa bệnh
- ·Cướp tiệm vàng ở Bắc Giang, nghĩ về giáo dục
- ·Bé 6 tuổi bị mắc tim bẩm sinh và u não
- ·Đám cưới tập thể kỷ lục Việt Nam
- ·Hơn 22 triệu đồng đến với anh Dương Xuân Văn bị bỏng điện cắt cụt 2 chân
- ·Về đi thôi
- ·Bữa tiệc tất niên ấm tình làng xóm
- ·Bạn đọc chia sẻ, em cảm động trào nước mắt
- ·Thương bé 14 tháng tuổi mắc bệnh ung thư gan
- ·Mẹ vô sinh, con trai độc nhất mắc bệnh ung thư hiểm nghèo
- ·Cha nuốt nước mắt nhìn con thoi thóp trên giường bệnh
- ·Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023
- ·Mẹ mất để lại nhiều di chúc, các con khó phân giải