【hà nội vs shb đà nẵng】Trình Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương Quốc Anh và Bắc Ai
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trình bày tờ trình. |
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7,ìnhQuốchộiphêchuẩnVănkiệngianhậpCPTPPcủaVươngQuốcAnhvàBắhà nội vs shb đà nẵng sáng 8/6 Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.
Trình bày tờ trình của Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho biết, đối với Việt Nam, Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh gồm 2 phần chính: Nghị định thư gia nhập và các Phụ lục; Thư của Vương quốc Anh và các thư song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh.
Nghị định thư và các Phụ lục thể hiện các cam kết mở cửa thị trường của Vương quốc Anh đối với 6 lĩnh vực, bao gồm: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ - đầu tư, nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh, mua sắm của chính phủ, dịch vụ tài chính và doanh nghiệpnhà nước. Đồng thời, Nghị định thư còn thể hiện một số cam kết về pháp lý - thể chế, theo đó thống nhất các chương cụ thể của Hiệp định được áp dụng cho các vùng lãnh thổ nhất định của Vương quốc Anh, và các thành viên CPTPP nhất trí chấp nhận một điều khoản ngoại lệ về Nghị định thư Bắc Ai-len, Phó chủ tịch nước báo cáo.
Theo tờ trình, tương tự như với 10 thành viên CPTPP, Việt Nam tiếp tục ký với Vương quốc Anh 5 thư song phương về các lĩnh vực lao động – công đoàn, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ và dịch vụ tài chínhvới cùng nội dung như các thư đã ký trước đây. Ngoài ra, ta và Vương quốc Anh cũng ký thư song phương về mua sắm của Chính phủ, thời gian ân hạn trong sở hữu trí tuệ và cấp phép đầu tư trên cơ sở bảo đảm sự có đi có lại và cân bằng về nghĩa vụ giữa hai bên.
Đặc biệt, Vương quốc Anh đã ký thư gửi Việt Nam xác nhận các ngành đang hoạt động tại Việt Nam được coi là hoạt động trong điều kiện của nền kinh tếthị trường. Trên cơ sở đó, Vương quốc Anh sẽ không áp dụng Điều 14.1(b) trong Quy định Phòng vệ thương mại năm 2019 của nước này đối với hàng nhập khẩu tại Việt Nam.
Đánh giá tác động, tờ trình nêu rõ, việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ giúp quảng bá và thu hút thêm nhiều nền kinh tế khác gia nhập FTA khu vực này, mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường cho hàng hóa Việt Nam và góp phần tăng sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong bối cảnh Vương quốc Anh luôn là một trong số thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, những kết quả đàm phán ta đã đạt được sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động trao đổi thương mại - đầu tư của Việt Nam với Vương quốc Anh, đặc biệt tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu của Việt Nam được tiếp cận thị trường với quy mô kim ngạch nhập khẩu thường niên lớn.
Nêu các thách thức đối với Việt Nam, Phó chủ tịch nước nêu rõ, Vương quốc Anh là một trong những thị trường khó tính nhất trên thế giới đối với tiêu chuẩn hàng hóa lưu hành nội địa. Do đó, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Anh vẫn đứng trước thách thức về đạt tiêu chuẩn lưu hành nội địa.
“Việt Nam cũng sẽ cam kết mở cửa thị trường với hàng hóa, dịch vụ cho Vương quốc Anh. Điều này tạo ra sức ép cạnh tranh nhất định cho doanh nghiệp và hàng hóa, dịch vụ của ta. Tuy nhiên, đây là sức ép cạnh tranh lành mạnh, có chọn lọc và theo lộ trình phù hợp. Quan trọng hơn, do cơ cấu kinh tế của Vương quốc Anh và Việt Nam mang tính bổ sung rất cao nên dự kiến sức ép cạnh tranh sẽ không lớn”, Phó chủ tịch nước báo cáo.
Cũng theo tờ trình, Chính phủ đề xuất phê chuẩn Văn kiện tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV để Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước CPTPP đầu tiên phê chuẩn Nghị định thư (đến nay đã có 3 thành viên CPTPP thông báo đã hoàn tất thủ tục trong nước gồm Xinh-ga-po, Nhật Bản và Chi-lê).
Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7 này.
Thẩm tra, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội nhất trí với nội dung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn Văn kiện.
Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Vũ Hải Hà trình bày bâo cáo thẩm tra. |
Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục rà soát, đánh giá tác động khi Văn kiện có hiệu lực, so sánh lợi thế cạnh tranh của Việt Nam với các nước thành viên CPTPP đã phê chuẩn Văn kiện. Đồng thời, nghiên cứu đề xuất hoàn thiện các chính sách nhằm giảm tác động rủi ro với các đối tượng chịu tác động của Văn kiện và bảo đảm lợi ích quốc gia của Việt Nam khi Văn kiện có hiệu lực.
Đề nghị tiếp theo là ban hành Nghị định của Chính phủ về ban hành biểu thuế xuất khẩu ưu đãi và biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong Hiệp định CPTPP để áp dụng với Vương quốc Anh; rà soát việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành hoặc ban hành văn bản pháp luật mới hướng dẫn thực thi các cam kết của Việt Nam (trong đó bao gồm cả lĩnh vực về mua sắm chính phủ và dịch vụ - đầu tư) để áp dụng với Vương quốc Anh trong CPTPP; chỉ đạo rà soát các văn bản pháp quy do địa phương ban hành để sửa đổi, bổ sung phù hợp với các nội dung cam kết tại Văn kiện; đảm bảo việc triển khai đầy đủ và hiệu quả Văn kiện vào thời điểm Văn kiện có hiệu lực.
Triển khai các thủ tục nộp lưu chiểu hồ sơ phê chuẩn Nghị định thư gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về cam kết gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh; tăng cường công tác dự báo về thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực để tận dụng hiệu quả những cam kết về mở cửa thị trường của Vương quốc Anh dành cho Việt Nam, đồng thời tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, Chủ nhiệm Ủy ban Vũ Hải Hà đề nghị.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất xem xét, quyết định phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7 này. Các ý kiến tham gia thảo luận sau đó cũng bày tỏ nhất trí với tờ trình của Chủ tịch nước.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tìm thấy 'vũ khí' đặc biệt giúp ngăn chặn sự xâm nhập của virus corona chủng mới
- ·Đã đàm phán giá 40 dự án điện tái tạo chuyển tiếp, mức cao nhất 908 đồng/kWh
- ·HĐND tỉnh giám sát di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được chăn nuôi
- ·Các loại đồng hồ đo nhiệt độ trong công nghiệp hiện nay
- ·Zalo và hàng loạt báo điện tử bị ‘sập’ do mất điện: Điện lực đã thông báo trước
- ·Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói gì về điều hành giá xăng dầu khiến doanh nghiệp 'không còn động lực'?
- ·Giá xăng dầu giảm hơn 1.000 đồng/lít sau kỳ nghỉ lễ
- ·Xuất khẩu năm 2023 đối mặt với nhiều thách thức
- ·10 sự kiện tiêu biểu của ngành Công Thương năm 2019
- ·Công điện của Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước
- ·Đề xuất đưa mặt hàng thịt lợn vào diện bình ổn giá
- ·Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- ·Phát hiện một số sai phạm trong liên kết bảo hiểm với ngân hàng
- ·Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 5 tháng năm 2023 giảm 2%
- ·Triều Tiên đề nghị mở đường bay từ Bình Nhưỡng đến Incheon của Hàn Quốc
- ·Giá vàng SJC và thế giới đồng loạt giảm trong phiên đầu tuần
- ·Giá vàng trong nước sụt giảm khi giá thế giới tăng cao
- ·Bạt Nguyễn Lê Phát
- ·Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Các SME là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị
- ·Triển khai Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021