【dortmund vs cologne】Quản lý chặt chẽ hàng dự trữ nhà nước qua thanh tra, kiểm tra
Kiểm tra việc lập và ghi chép sổ theo dõi bảo quản hàng dự trữ quốc gia của thủ kho. Ảnh: Đức Minh |
Tiến hành thanh tra, kiểm tra theo đúng kế hoạch
Theo ông Vũ Ngọc Khánh - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra - kiểm tra Tổng cục DTNN, trên cơ sở kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Bộ Tài chính năm 2023, Vụ Thanh tra - kiểm tra đã xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực DTQG. Theo đó, hoạt động thanh tra chuyên ngành hướng đến đối tượng là các bộ, ngành quản lý hàng DTQG; các doanh nghiệp được thuê bảo quản hàng DTQG và các địa phương tiếp nhận, sử dụng hàng DTQG. Hoạt động kiểm tra chuyên ngành hướng đến đối tượng là các cục DTNN khu vực trực thuộc.
Theo ông Khánh, nội dung thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tập trung vào công tác mua, bán, nhập, xuất, bảo quản hàng DTQG; công tác tiếp nhận, phân phối, sử dụng hàng DTQG để cứu trợ, hỗ trợ; công tác quản lý, sử dụng vốn, kinh phí nhập, xuất, bảo quản hàng DTQG.
Thời gian qua, Tổng cục DTNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực DTQG. Qua đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát từng bước được tăng cường và hoàn thiện.
Theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra được lãnh đạo Bộ Tài chính phê duyệt, Tổng cục DTNN sẽ thực hiện 2 cuộc thanh tra chuyên ngành tại UBND tỉnh Quảng Ngãi và Bộ Công an; Tổng cục DTNN đã thực hiện xử lý sau thanh tra tại Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Nghệ An về công tác quản lý, bảo quản hàng DTQG.
Năm 2023, tổng cục phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên ngành công tác mua bán, nhập xuất, bảo quản hàng DTQG tại 2 Cục DTNN khu vực (Hải Hưng, Vĩnh Phú). Đến nay, Tổng cục DTNN đã hoàn thành công tác kiểm tra tại Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú (đạt 50% kế hoạch). Đồng thời đã tổng hợp báo cáo khảo sát phục vụ công tác kiểm tra tại Cục DTNN khu vực Hải Hưng.
Tổng cục DTNN cũng đã tiến hành kiểm tra công tác quản lý tài chính, kế toán, tài sản công, đầu tư xây dựng và kế hoạch kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng tại 2 cục DTNN khu vực (Hà Bắc, Hà Nam Ninh), đạt 50% kế hoạch. Đồng thời đã dự thảo thông báo kết quả kiểm tra tại 2 cục DTNN khu vực (Hà Bắc, Hà Nam Ninh). Bên cạnh đó, các cục DTNN khu vực cũng đã thực hiện 24/58 cuộc kiểm tra nội bộ theo kế hoạch đã được Tổng cục DTNN phê duyệt.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục DTNN đã chủ trì phối hợp với Tổng cục Hải quan, Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra công tác quản lý xăng dầu DTQG tại Bộ Công thương và các đơn vị được thuê bảo quản theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch
Trong những tháng cuối năm 2023, Tổng cục DTNN tăng cường kiểm tra, chủ động đề xuất và báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết các khó khăn vướng mắc của các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch năm 2023.
Tổng cục DTNN phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2023, cụ thể: Hoàn thành kế hoạch thanh tra chuyên ngành công tác xuất cấp, tiếp nhận, bảo quản, sử dụng hàng DTQG cứu trợ, hỗ trợ tại tỉnh Quảng Ngãi; thanh tra chuyên ngành công tác xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch nhập, xuất, bảo quản hàng DTQG, công tác bảo quản và quản lý vốn DTQG tại Bộ Công an; kiểm tra chuyên ngành công tác mua bán, nhập xuất, bảo quản hàng DTQG tại Cục DTNN khu vực Hải Hưng; kiểm tra nội bộ công tác quản lý tài chính, kế toán, tài sản công, đầu tư xây dựng và kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng tại Cục DTNN khu vực Tây Nam Bộ, TP. Hồ Chí Minh; theo dõi, đôn đốc các cục DTNN khu vực hoàn thành kế hoạch kiểm tra nội bộ năm 2023 đã được tổng cục phê duyệt; tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất theo yêu cầu; xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2024 theo quy định.
Để đạt được mục tiêu trên, Tổng cục DTNN và các đơn vị sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp, như: thực hiện tốt công tác khảo sát, lập kế hoạch chi tiết cuộc thanh tra, kiểm tra để tập trung thanh kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, không bị chồng chéo và rút ngắn thời gian thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại đơn vị; tổ chức cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo đúng đề cương, kế hoạch được duyệt; bảo đảm quy chế, kỷ luật, kỷ cương đoàn thanh tra, nhất là quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ của người làm công tác thanh tra, kiểm tra.
Kết luận, kiến nghị thanh tra, kiểm tra phải lấy pháp luật làm thước đo (làm căn cứ) để đánh giá tính hợp pháp của hoạt động thực tiễn, đồng thời xem xét sự việc có tính đến đặc thù, quan điểm lịch sử cụ thể nhằm đưa ra được kết luận, kiến nghị đúng pháp luật và khách quan./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tăng hạng từ khóa nhanh chóng với dịch vụ mua traffic user tại TrafficSEO
- ·Tỷ giá USD ngày 18/3: Hai ngày liên tiếp giảm sâu
- ·Quảng Ninh: Hầu hết các doanh nghiệp nộp thuế điện tử
- ·Cú bắt tay của Gojek và MoMo có gì đặc biệt?
- ·'Gạn đục khơi trong' trước thông tin trên mạng xã hội
- ·Quảng Ninh: Hơn 1.200 tờ khai được trả kết quả kiểm tra chuyên ngành qua một cửa
- ·Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Quyết liệt các giải pháp hoàn thành nhiệm vụ chặng cuối năm
- ·Khánh Hòa: Thu nội địa giảm mạnh trong nửa đầu năm
- ·Cô sinh viên giàu lòng nhân ái
- ·Khuyến khích người dân sử dụng năng lượng sạch
- ·Cần áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án đường Vành đai 4 TP.HCM
- ·Văn hóa tip tiền tại các quốc gia trên thế giới
- ·Đánh giá tiềm năng điện mặt trời nối lưới ở Việt Nam
- ·Cục thuế Bà Rịa
- ·Đóng tài khoản, thẻ tín dụng ngân hàng trả phí bao nhiêu?
- ·Thực trạng, khuyến nghị và giải pháp: Bài 2: Giải pháp nào?
- ·Đặc sản chùa Hương nức tiếng Hà thành, dân ‘xếp hàng’ canh mua
- ·Ứng dụng Techcombank Mobile được vinh danh ‘Sản phẩm dịch vụ sáng tạo tiêu biểu’
- ·Vận động tinh
- ·Mua vào hay bán ra khi giá vàng lên xuống thất thường?