【lịch thi đấu serie b】Hoàn thiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử
Xây dựng nghị định quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử | |
4 bước để sàn giao dịch thương mại điện tử khai,ànthiệnthủtụchảiquanđốivớihànghóagiaodịchquathươngmạiđiệntửlịch thi đấu serie b nộp thuế thay cá nhân kinh doanh | |
Siết quản lý thuế đối với kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử |
Ảnh minh họa: ST |
Quản lý liên thông bằng phần mềm
Từ định hướng đó, Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, dự thảo Nghị định tập trung quy định về Hệ thống phần mềm quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử; về thông tin đơn hàng; về chính sách quản lý chuyên ngành, chính sách thuế; về thủ tục hải quan…
Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, trong việc giám sát hàng hóa, dự thảo Nghị định quy định việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật hiện đại để giám sát hàng hóa như sử dụng: các loại tem/chip điện tử; hệ thống giám sát tự động trong việc giám sát hàng hóa tại khu vực lưu giữ hàng hóa được giao dịch qua thương mại điện tử nhằm đảm bảo công tác giám sát của cơ quan Hải quan nhưng không làm chậm trễ, ách tắc tại các địa điểm lưu giữ hàng hóa. |
Cụ thể, để đảm bảo quản lý hàng hóa từ khi phát sinh giao dịch đến khi thông quan hàng hóa cần thiết phải xây dựng Hệ thống công nghệ thông tin để quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử. Hệ thống công nghệ thông tin sẽ có các đặc điểm như: Hệ thống là phân hệ được thiết kế nằm trong kiến trúc tổng thể chung về hệ thống công nghệ thông tin của ngành Hải quan phục vụ công tác quản lý hải quan và thông quan hàng hóa. Hệ thống được kết nối chia sẻ, lấy thông tin giấy phép/kết quả kiểm tra chuyên ngành với Cổng thông tin một cửa quốc gia phục vụ thông quan hàng hóa trong trường hợp hàng hoá phải chịu sự kiểm soát của các cơ quan quản lý chuyên ngành. Hệ thống được kết nối, trao đổi thông tin với Dữ liệu dân cư quốc gia để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa.
Bên cạnh đó, thông tin trên Hệ thống được kết nối, chia sẻ với các bên liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử: sàn giao dịch thương mại điện tử, website thương mại điện tử bán hàng, đại lý vận chuyển giao hàng, đại lý làm thủ tục hải quan…
Về vấn đề thông tin đơn hàng, tại dự thảo Nghị định quy định về việc gửi thông tin đơn hàng, thời điểm gửi thông tin đơn hàng, trách nhiệm của các bên liên quan khi gửi thông tin đơn hàng. Cụ thể, đối tượng có trách nhiệm gửi thông tin về đơn hàng đến Hệ thống là doanh nghiệp vận chuyển, đại lý làm thủ tục hải quan. Các thông tin đơn hàng được gửi đến Hệ thống trước khi hàng hóa đến cửa khẩu nhập (đối với hàng nhập khẩu), cửa khẩu xuất (hàng hóa xuất khẩu), đồng thời quy định khoảng thời gian tối thiểu để cơ quan Hải quan xử lý thông tin đơn hàng. Nếu không có thông tin trước về đơn hàng gửi đến Hệ thống, cơ quan Hải quan không cho phép thực hiện thủ tục hải quan. Các thông tin tối thiểu về đơn hàng phải có như: thông tin về hàng hóa (tên hàng, số lượng), giá giao dịch, thông tin về thời gian vận chuyển, đơn vị vận chuyển, thông tin về thanh toán. Các thông tin về đơn hàng gửi đến Hệ thống được sử dụng để đánh giá rủi ro, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ hải quan theo quy định của pháp luật hải quan.
Một vấn đề quan trọng trong quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử là chính sách quản lý chuyên ngành, chính sách thuế. Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, để tháo gỡ vướng mắc trong thực tế khi cá nhân mua hàng hóa trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, website thương mại điện tử bán hàng cần có các quy định cụ thể về định mức miễn thuế và các trường hợp được miễn kiểm tra chuyên ngành.
Dự thảo Nghị định được Tổng cục Hải quan nghiên cứu quy định bổ sung thêm các trường hợp về miễn kiểm tra chuyên ngành như: Hàng hóa nhập khẩu có trị giá dưới định mức miễn thuế (trừ hàng hóa phải kiểm dịch, hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép, điều kiện kiểm tra chuyên ngành không phụ thuộc vào trị giá hải quan); có trị giá hải quan trên định mức miễn thuế nhưng thuộc danh mục hàng hóa được miễn giấy phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành theo định mức quy định tại Nghị định.
Áp dụng thủ tục hải quan theo mức độ rủi ro của hàng hóa
Về thủ tục hải quan, dự thảo Nghị định quy định căn cứ vào mức độ rủi ro của hàng hóa xuất nhập khẩu, cơ quan Hải quan áp dụng thủ tục hải quan phù hợp. Theo đó, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử được chia hai nhóm hàng hóa với mức độ rủi ro khác nhau. Nhóm 1: Hàng hóa được cơ quan Hải quan đánh giá có mức rủi ro thấp là hàng hóa phải thỏa mãn các điều kiện hàng hóa miễn thuế và miễn kiểm tra chuyên ngành; Nhóm 2: Hàng hóa được cơ quan Hải quan đánh giá có mức rủi ro cao là các hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại hàng hóa nhóm 1.
Căn cứ vào đặc điểm của từng nhóm hàng hóa được phân loại, tại Nghị định quy định về hồ sơ hải quan khác nhau. Đồng thời, số hóa hồ sơ hải quan gửi đến Hệ thống cùng với thông tin đơn hàng, không yêu cầu nộp/xuất trình hồ sơ giấy khi làm thủ tục hải quan hướng tới hải quan phi giấy tờ.
Về mặt thủ tục hải quan được quy định đảm bảo việc đơn giản, nhanh chóng và áp dụng các biện pháp kĩ thuật hiện đại nhằm đảm bảo việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan Hải quan nhưng không làm ảnh hưởng đến tốc độ thông quan của hàng hóa. Chẳng hạn như Hệ thống phần mềm quản lý thương mại điện tử được kết nối và kiểm tra thông tin với cơ sở dữ liệu của ngành Hải quan, các đơn vị chức năng khác để chống gian lận; hệ thống không cho đăng ký tờ khai hải quan trong một số trường hợp; hệ thống cảnh báo cho cơ quan Hải quan các trường hợp có dấu hiệu rủi ro cao; hệ thống hỗ trợ người khai hải quan là doanh nghiệp vận chuyển, đại lý làm thủ tục hải quan có thể lấy thông tin đơn hàng đã gửi trước đến Hệ thống (tên hàng, số lượng, trị giá thanh toán,…) để thực hiện khai hải quan tránh xảy ra các sai sót trong quá trình nhập liệu, khai báo.
Bên cạnh đó, việc Hệ thống phần mềm quản lý thương mại điện tử cũng giúp giảm số lượng tờ khai hải quan công chức trực tiếp kiểm tra hồ sơ hải quan do Hệ thống đã tự động kiểm tra các thông tin liên quan đến đơn hàng, thông tin khai báo và các cơ sở dữ liệu được kết nối để đưa ra cảnh báo, phản hồi cho người khai hải quan.
Việc kiểm tra thực tế hàng hóa cũng được ưu tiên áp dụng các phương pháp kiểm tra bằng thiết bị hiện đại (trước mắt ưu tiên kiểm tra qua máy soi hàng hóa). Trong trường hợp kiểm tra qua máy soi có nghi vấn thì chuyển công chức hải quan kiểm tra trực tiếp.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đi làm ngày 2/9 được trả lương thế nào?
- ·Thu tiền sử dụng khu vực biển cao nhất 7,5 triệu đồng/ha/năm
- ·Da giày xuất khẩu tăng 21,9%
- ·Người cục trưởng năng động và tâm huyết
- ·Cho vay tiền không giấy tờ: làm sao kiện khi bị 'quỵt'
- ·Khó xuất khẩu cà phê tại chỗ
- ·Chuyển đổi số lâm nghiệp: Soi đến từng gốc cây, con vật trong rừng
- ·Ngày 30/4, nộp ngân sách hơn 2,1 tỷ đồng từ xử phạt vi phạm giao thông
- ·Xe chính chủ không giấy tờ: mua thế nào?
- ·Câu lạc bộ Kế toán trưởng nhận Bằng khen Chính phủ
- ·Các con lần lượt mất vì bệnh tim, bố mẹ khóc nghẹn xin cứu
- ·Việt Nam sẵn sàng đón các tập đoàn bán dẫn Mỹ với cơ chế ưu đãi cao
- ·Quy định mới về tổ chức cung cấp dịch vụ xác định giá trị DN
- ·Sẽ giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất sản phẩm CNTT
- ·“Thế giới chuyển sang khủng hoảng tăng trưởng”
- ·Hải quan Bắc Ninh khen thưởng công chức đạt thành tích xuất sắc thi đánh giá năng lực
- ·Khẩn trương, kịp thời xuất cấp gạo cho người nghèo
- ·Khi xe nhập tràn về…
- ·Livecool trao tặng 10.000 sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng
- ·50 năm truyền thống ngành Giá: Tự hào viết tiếp truyền thống vẻ vang