【thứ hạng của giải vô địch na uy】“Bí ẩn” nguồn gốc đất dự án Khu nhà ở Nam Tân Uyên!
TheíẩnnguồngốcđấtdựánKhunhàởNamTânUyêthứ hạng của giải vô địch na uyo QCVN 01:2019/BXD quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng, việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và các khu chức năng; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, yêu cầu về định hướng tổ chức không gian cấp vùng (huyện, liên huyện) tại các khu công nghiệp phải được quy hoạch dựa trên tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội; tiết kiệm quỹ đất, ưu tiên sử dụng đất hoang hóa, hạn chế chuyển đổi đất nông nghiệp; Không gây ô nhiễm đến các vùng lân cận…
Đồng thời, một dự án bất động sản đến tay người tiêu dùng, phải có đầy đủ các thủ tục pháp lý về nguồn gốc đất, chủ trương đầu tư, quy hoạch chi tiết... thì mới được coi là sản phẩm có chất lượng. Tuy nhiên, có những dự án, dù vẫn còn đang mù mờ về pháp lý vẫn ngang nhiên chào bán ra ngoài. Điều này, khiến cho thị trường đang ngày càng hỗn loạn, khi người tiêu dùng không biết phải lựa chọn sản phẩm nào tốt, an toàn.
Từ công ty con, thành công ty liên kết
Dự án Khu nhà ở Nam Tân Uyên (đường ĐT756, phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) do Công ty TNHH Công nghiệp và Đô thị Nam Tân Uyên (Công ty TNHH Nam Tân Uyên) làm chủ đầu tư, có diện tích hơn 51ha. Trong đó, phần lớn là đất trồng cây lâu năm, gồm: toàn bộ thửa đất số 320 – 424 tờ bản đồ số 29 và thửa đất số 6 – 9 tờ bản đồ số 24 và một phần đất của Công ty Cao su Phước Hoà.
Công ty TNHH Nam Tân Uyên trước đây chính là công ty con của Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (Công ty Cổ phần Nam Tân Uyên), được thành lập thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông công ty ngày 22/6/2018. Lúc mới thành lập, vốn điều lệ của Công ty TNHH Nam Tân Uyên là 80 tỷ đồng với 100% vốn của Công ty Cổ phần Nam Tân Uyên.
Đến ngày 26/9/2018 HĐQT Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên ban hành quyết định số 041/QĐ-HĐQT-NTC về việc tăng vốn điều lệ Công ty TNHH Công nghiệp và Đô thị Nam Tân Uyên từ 80 tỷ đồng lên 400 tỷ đồng (hình thức tăng vốn điều lệ: huy động vốn từ thành viên mới).
Cùng với đó, chấp thuận cho thành viên tham gia góp vốn 320 tỷ đồng là Công ty Cổ phần phát triển Đô thị Nam Á; chấp thuận chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty TNHH MTV sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên, cơ cấu vốn điều lệ sau khi chuyển đổi sang công ty TNHH hai thành viên trở lên là Nam Tân Uyên 20%, Nam Á 80%. Ngày 9/10/2018, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương chấp thuận cho công ty TNHH Công nghiệp và Đô thị Nam Tân Uyên chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty TNHH MTV sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên, cơ cấu vốn điều lệ sau khi chuyển đổi là Công ty Cổ phần Nam Tân Uyên 20%, Công ty Nam Á 80%.
Cùng với việc tăng vốn điều lệ, Công ty TNHH Nam Tân Uyên thay vì là công ty con, trở thành công ty liên kết của Công ty Cổ phần Nam Tân Uyên.
Trước đó, ngày 17/8/2018, UBND tỉnh Bình Dương đã ra công văn số 3847/UBND-KTN, chấp thuận cho công ty TNHH Công nghiệp và Đô thị Nam Tân Uyên làm chủ đầu tư dự án Khu nhà ở Nam Tân Uyên. Đến đây, hơn 51ha đất thuộc dự án Khu nhà ở Nam Tân Uyên, vốn thuộc về Công ty Cổ phần Nam Tân Uyên, đã được “chuyển giao” suôn sẻ cho Công ty TNHH Nam Tân Uyên. Trong đó, Công ty Nam Á chiếm tới 80% vốn điều lệ của pháp nhân này nên gần như có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty và cả dự án này.
Nguồn gốc đất đang là một "bí ẩn" tại dự án Khu nhà ở Nam Tân Uyên.
Mập mờ nguồn gốc đất ?
Hiện nay, Công ty Cổ phần Nam Tân Uyên chính là đơn vị được giao quản lý Khu công nghiệp Nam Tân Uyên giai đoạn 1. Đây là công ty có phần vốn nhà nước, khi mà Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là 2 cổ đông lớn, nắm lần lượt 32,85% và 20,42% vốn điều lệ.
Như vậy, có thể nói, dự án Khu nhà ở Nam Tân Uyên, trước khi được chuyển giao cho Công ty TNHH Nam Tân Uyên, chính là có phần tài sản của Nhà nước trong đó. Vậy, việc “chuyển giao” và sau đó trao quyền quyết định dự án sang cho 1 bên thứ 3, như trong trường hợp này, liệu có phải là dấu hiệu của việc “phù phép” đất công, làm thất thoát tài sản Nhà nước hay không? Điều này, chúng tôi sẽ phân tích ở những bài viết tiếp theo.
Đến thời điểm hiện tại, một điều mà chúng tôi đang cố gắng làm rõ đó là nguồn gốc đất của dự án này là như thế nào. Tuy nhiên, vẫn chưa có được câu trả lời chính thức từ phía cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương.
Trong thông tin trao đổi với báo chí được đăng tải trên 1 số trang báo vào năm 2019, bà Nguyễn Thị Lam Hồng – Phó giám đốc dự án cho biết, dự án Khu nhà ở Nam Tân Uyên là một phần diện tích đất dành để xây dựng khu dân cư thuộc dự án tổng thể Khu công nghiệp Nam Tân Uyên được Thủ tướng phê duyệt chủ trương từ năm 2003 và đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết theo Quyết định số 6929/QĐ-CT ngày 7/9/2004.
Nếu như thông tin trên là đúng thì khu đất này chính là khu đất nằm trong tổng thể Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, được tỉnh Bình Dương cấp cho Công ty Cổ phần Nam Tân Uyên. Nói một cách dễ hiểu, có thể xem đây là một khu đất có nguồn gốc của Nhà nước, hay còn gọi là đất công.
Vậy, căn cứ vào đâu để UBND tỉnh Bình Dương ban hành công văn số 3847/UBND-KTN chấp thuận cho Công ty TNHH Công nghiệp và Đô thị Nam Tân Uyên làm chủ đầu tư dự án này, thay cho Công ty Cổ phần Nam Tân Uyên? Bởi trên thực tế, việc chuyển giao một dự án có nguồn gốc là đất công từ pháp nhân này sang pháp nhân khác phải qua rất nhiều bước, mà hầu hết các trường hợp buộc phải qua thủ tục thu hồi lại dự án và tổ chức đấu giá công khai.
Chưa dừng lại ở đó, trong buổi làm việc với PV Chất Lượng Việt Nam Online, đại diện Công ty TNHH Nam Tân Uyên lại cho biết, khu đất nói trên thực tế ra chính là đất do công ty mua lại của một số hộ dân trong khu vực đó, cùng với phần đất của Công ty Cao su Phước Hoà.
Theo thông tin nói trên, sẽ có nhiều vấn đề cần đặt ra và xác minh để làm rõ. Thứ nhất, nếu phần diện tích đất hơn 51ha của dự án là do công ty mua lại một phần từ người dân và Công ty Cao su Phước Hoà thì phần đất được mua lại là bao nhiêu? Công ty chỉ mua đất của dân thôi hay là cả phần đất của Công ty Cao su Phước Hoà? Và công ty nào, Công ty TNHH Nam Tân Uyên hay Công ty Cổ phần Nam Tân Uyên là đơn vị bỏ tiền ra để mua phần đất này, thủ tục chuyển đổi người sử dụng đất đã hoàn tất và đúng quy định pháp luật hay chưa?
Thứ 2, nếu phần đất của công ty Phước Hoà không được 2 công ty nói trên mua lại thì phần đất này được công ty Cao su Phước Hoà góp vào dự án theo hình thức nào, có đúng thủ tục theo quy định pháp luật hay không?
Trường hợp phần đất trên được tính vào 32,85% vốn điều lệ mà Công ty Cao su Phước Hoà góp vào Công ty Cổ phần Nam Tân Uyên thì ở đây, rõ ràng đã có dấu hiệu của sự “phù phép” đất công, bởi hiện tại, Công ty TNHH Nam Tân Uyên, từ công ty con, đã trở thành công ty liên kết của Công ty Cổ phần Nam Tân Uyên và công ty này cũng chỉ còn sở hữu 20% vốn điều lệ.
Đáng chú ý, theo tìm hiểu của chúng tôi, đến nay, khu đất nói trên vẫn chưa đóng tiền sử dụng đất. Điều này đồng nghĩa với việc, tại thời điểm được UBND tỉnh Bình Dương đồng ý cho sự “chuyển đổi chủ đầu tư” này, Công ty Cổ phần Nam Tân Uyên vẫn chưa được công nhận là đơn vị sở hữu dự án này.
Vậy, căn cứ vào đâu Công ty Cổ phần Nam Tân Uyên lại có thể đem khu đất này để chuyển giao cho Công ty TNHH Nam Tân Uyên? Chưa kể, do là công ty cổ phần và đã lên sàn chứng khoán, việc chuyển giao hay bán tài sản của công ty cho một công ty khác, phải được sự thông qua của Đại hội đồng cổ đông. Ở đây, Công ty Cổ phần Nam Tân Uyên đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chuyển giao khu đất cho Công ty TNHH Nam Tân Uyên hay chưa?
Rõ ràng, với những nghi vấn nói trên, rất cần phải có những thông tin chính xác, minh bạch từ phía cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc!
Minh Nghĩa
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ô tô SUV ‘đẹp long lanh’ giá chỉ 301 triệu đồng của Nissan có gì hay?
- ·Hướng tới đưa nông sản Việt tới thị trường giá trị cao
- ·Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển để tạo đột phá cho nền kinh tế
- ·'Chiến thần' Lexus RX thế hệ mới trình làng với nhiều đột phá
- ·‘Soi’ công nghệ và ứng dụng trên Suzuki Alto 800 giá 97 triệu đồng
- ·Fortuner 2022 lộ diện với hàng loạt nâng cấp an toàn, tiện nghi
- ·Fortuner 2022 lộ diện với hàng loạt nâng cấp an toàn, tiện nghi
- ·‘Thần thánh’ công dụng TPBVSK như thuốc chữa bệnh: Nhìn từ vụ Dược phẩm Hoàng Hường
- ·VinTech và Đại học Công nghệ Sydney ký bản ghi nhớ hợp tác về công nghệ
- ·Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới về khám chữa bệnh hậu COVID
- ·Vsmart chính thức phân phối tại thị trường Tây Ban Nha
- ·Cận nghỉ lễ 30/4
- ·Xăng lập đỉnh mới, vượt 31.000 đồng một lít
- ·Yêu cầu cấp thiết chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
- ·Shopee thiết lập kỷ lục mới với hơn 12 triệu đơn hàng chỉ trong 24 giờ
- ·Mẫu xe thể thao đẹp long lanh, mức giá cực hời cho người đam mê xe thể thao
- ·Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Đan Mạch tăng 53,6%
- ·'Kỳ phùng địch thủ' Toyota Camry ra mắt, thiết kế đẹp, trang bị mỹ mãn
- ·Hyundai ra mắt ô tô khởi động và mở khóa xe bằng vân tay trong năm 2019
- ·Tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam lạc quan về sự phát triển hợp tác của Vinamilk và các đối tác Hoa Kỳ