【tỉ số trận lyon】Tránh tranh chấp trong bảo lãnh ngân hàng
Bảo lãnh “vô giá trị”
Trường hợp tranh chấp từ hợp đồng thuê cọc của Công ty CP XNK Thép hình miền Bắc (bên A) và Công ty CP Đầu tư Văn Phú Building (bên B) là một ví dụ. Một ngân hàng TMCP lớn ở miền Bắc đã phát hành chứng thư bảo lãnh cam kết không hủy ngang và khẳng định chịu trách nhiệm thanh toán tối đa theo giá trị thư bảo lãnh ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu đầu tiên kèm theo hồ sơ chứng minh bên B đã vi phạm hoặc không thực hiện đúng,ánhtranhchấptrongbảolãnhngânhàtỉ số trận lyon đủ nghĩa vụ thanh toán. Kết quả khi bên đi thuê không trả tiền, ngân hàng yêu cầu bên cho thuê phải chứng minh sự vi phạm của bên đi thuê mới thanh toán bảo lãnh, dẫn đến tranh chấp xảy ra.
Hoặc như trường hợp tranh chấp về bảo lãnh xảy ra giữa Agribank và nhiều DN khác có liên quan đến Công ty Tân Hồng. Theo đó, chi nhánh Agribank Hồng Hà đã cấp bảo lãnh cho Công ty Tân Hồng khi tham gia mua hàng hóa của một số DN khác. Tuy nhiên, sau đó Công ty Tân Hồng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán và phía Agribank cũng từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Lý do mà Agribank đưa ra là bảo lãnh được cấp sai quy trình, không hạch toán…
Cách nào hạn chế?
Theo Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc Công ty Luật Basico, có nhiều cạm bẫy trong một thư bảo lãnh có thể dẫn đến tranh chấp.
Đầu tiên là điều kiện của bảo lãnh, có nhiều ngân hàng phát hành bảo lãnh trong đó yêu cầu bên thụ hưởng phải chứng minh được vi phạm của bên được bảo lãnh, khi đó ngân hàng mới thanh toán. Tuy nhiên, điều khoản như trên thường dẫn tới bế tắc cho cả 3 bên bởi ngay cả khi bên thụ hưởng bảo lãnh cung cấp hồ sơ đầy đủ và yêu cầu thanh toán bảo lãnh thì bên được bảo lãnh cũng cho rằng họ chưa vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Khi đó ngân hàng cũng khó xử bởi nếu thanh toán thì không thể bắt bên được bảo lãnh nhận nợ bắt buộc nhưng nếu không thanh toán thì rơi vào tranh chấp với bên thụ hưởng. “Do đó, các công ty chỉ nên nhận các bảo lãnh “vô điều kiện”, tức là chỉ cần bảo lãnh đến hạn, bên thụ hưởng có yêu cầu thanh toán thì ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ ngay mà không cần xem xét đến việc thực hiện hợp đồng giữa hai bên”-Luật sư Hải khuyến cáo.
Tuy nhiên, chứng thư bảo lãnh vô điều kiện đã đảm bảo cho việc được thanh toán đúng, đủ, nhanh gọn của DN chưa? Theo Luật sư Hoàng Văn Hướng, đây mới là điều kiện cần còn nhiều yếu tố khác có thể biến chứng thư bảo lãnh vô điều kiện trở thành có điều kiện. Ví dụ như quy định về thời hạn của bảo lãnh: “bảo lãnh này có giá trị trong thời gian 300 ngày, kể từ ngày xxx”. Vậy ngày đến hạn là ngày nào? 300 ngày là tính ngày làm việc hay chỉ tính ngày nghỉ lễ? Đã có nhiều tranh chấp xảy ra liên quan đến thời hạn của bảo lãnh khi DN thì cho rằng 300 ngày là chỉ tính ngày làm việc còn ngân hàng lại tính cả ngày nghỉ nên ngày hết hạn bảo lãnh mà hai bên tính ra là khác nhau. Do đó, tốt nhất là DN khi nhận bảo lãnh thì đưa luôn ngày đến hạn cụ thể vào chứng thư. Điều này có giá trị không chỉ với bảo lãnh mà còn đúng với trường hợp ký kết hợp đồng khác, khi các bên định ra thời hạn giao hàng, giao tiền… cụ thể để tránh tranh chấp.
Mới đây, Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 31-3-2012 của Ngân hàng Nhà nước về bảo lãnh ngân hàng được ban hành, với văn bản này ngay cả khi thỏa thuận chính xác, cụ thể thời gian bảo lãnh hết hạn thì vẫn có nguy cơ tranh chấp. Thông tư 28 quy định rằng, khi ngày bảo lãnh hết hạn rơi vào ngày nghỉ thì ngày hết hiệu lực bảo lãnh được tính vào ngày làm việc tiếp theo. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi DN nhưng thực tế từ khối ngân hàng cho thấy, công nghệ của ngân hàng không thể thực hiện được quy định này. Tất cả hợp đồng trong đó có bảo lãnh được các ngân hàng nhập vào phần mềm quản lý và theo dõi trên mạng. Hệ thống công nghệ này không có khả năng theo dõi và quản lý như quy định tại Thông tư 28. Vô hình trung, quy định này có thể tạo thêm cơ hội để ngân hàng từ chối thanh toán bảo lãnh. “Ngay cả khi ngày đến hạn rơi vào ngày nghỉ, DN cũng nên cố gắng thông báo cho ngân hàng tránh nguy cơ bị từ chối thanh toán”-Luật sư Trương Thanh Đức, Đoàn Luật sư Hà Nội khuyến cáo.
Thông tư 28 cũng quy định, chứng thư bảo lãnh phải có đủ 3 chữ ký của người đại diện theo pháp luật, người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh, người thẩm định khoản bảo lãnh. Như vậy, mặc dù đã có nhiều quy định hỗ trợ DN nhưng với nhiều bài học thực tiễn về các trường hợp ngân hàng từ chối thực hiện nghĩa vụ với lý do ký không đúng thẩm quyền, DN cần nâng cao kỹ năng với chứng thư bảo lãnh, xem xét kỹ các yếu tố như điều kiện, thời hạn, thẩm quyền của người ký kết… trên chứng thư bảo lãnh để có thể nhận được một văn bản giấy tờ thực sự có giá từ ngân hàng.
Thiên Cầm
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Xe mô tô phân khối lớn tông container, nam thanh niên tử vong
- ·Hải quan Đà Nẵng: Thu hồi gần 200 tỷ nợ thuế
- ·Ukraine hé lộ nội dung điện đàm với ông Trump, giành thêm 2 khu định cư Nga
- ·Nam hành khách bất ngờ mở cửa khẩn cấp, nhảy khỏi máy bay
- ·Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- ·Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu năm
- ·UPCoM: Giá trị giao dịch bình quân tăng gần 700%
- ·Đảng Dân chủ Mỹ tung hơn 200 'vũ khí bí mật' tại Đại hội
- ·Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay
- ·Khai thác tiềm năng du lịch theo hướng bền vững
- ·Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
- ·DN dầu thô XK được bảo lãnh thuế tối đa là 30 ngày
- ·Ukraine tuyên bố dùng vũ khí của Mỹ tấn công cầu phao trong lãnh thổ Nga
- ·Tạm nhập trái cây có cần kiểm tra ATTP?
- ·Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề
- ·Tập huấn nhiều quy định mới trên thị trường chứng khoán
- ·Thị trường sẽ tăng điểm mạnh vào cuối năm?
- ·Ông Trump phản ứng sau khi Tổng thống Putin nói ủng hộ bà Harris
- ·Đơn vị sự nghiệp có được sử dụng chung tài sản công?
- ·Lần đầu tiên sau nhiều năm, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ thăm Trung Quốc