【trực tiếp bóng đá online】Tăng cường chăm sóc sức khoẻ sinh sản phụ nữ ven biển
Với những phụ nữ ven biển, không chỉ chật vật mưu sinh vì miếng cơm, manh áo mà họ còn chịu nhiều khó khăn, thiếu thốn trong công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình.
Với những phụ nữ ven biển, không chỉ chật vật mưu sinh vì miếng cơm, manh áo mà họ còn chịu nhiều khó khăn, thiếu thốn trong công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình (SKSS/KHHGÐ).
Hai tháng nay, chị Võ Thị Cưng (40 tuổi, ấp Cái Cám, xã Phú Tân, huyện Phú Tân) bị rong kinh, được bác sĩ chẩn đoán bệnh u nang buồng trứng. Không tiền nên chị đành đến bác sĩ tư ở xã để chích thuốc giảm đau.
Chị Cưng phân trần: "Bị bệnh nên tôi không đi làm được, chồng và 2 đứa con gái sinh đôi 13 tuổi đi bắt ba khía, bắt bà chằng… Ði từ 20 giờ đêm đến 1-2 giờ sáng kiếm được 40.000-50.000 đồng. Với số tiền này chỉ đủ mua gạo ăn hằng ngày, nên chuyện đến bác sĩ ở Cà Mau để khám và điều trị bệnh khó khăn lắm".
Ðược chẩn đoán u nang buồng trứng nhưng không tiền, chị Võ Thị Cưng (40 tuổi, ấp Cái Cám, xã Phú Tân, huyện Phú Tân) đi chích và uống thuốc cho qua cơn đau. |
Căn nhà trống hoác, không giếng nước khoan, cả nhà 4 người chỉ có một cái lu chứa nước sinh hoạt và mấy thùng xốp chứa nước mưa uống. “Mùa mưa thì đỡ, ngày nắng thì bơi xuồng đi xin nước giếng khoan về uống và nấu ăn, chuyện tắm giặt thì có khi phải sử dụng nước mặn. Thiếu thốn nước sạch sinh hoạt nên mấy năm nay tôi cứ bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường xuyên”, chị Cưng cho biết thêm.
Ðiều kiện sống, lao động của người dân vùng ven biển vẫn còn rất khó khăn, vì mưu sinh, nhiều người vẫn phải lao động sản xuất trong những điều kiện vất vả, nguy hiểm. Ða số chị em phụ nữ chưa có điều kiện về thời gian cũng như tiền bạc để chăm lo sức khoẻ cho bản thân. Những hạn chế về phương tiện truyền thông, thông tin liên lạc càng làm hạn chế trình độ nhận thức cũng như hiểu biết của chị em về vấn đề SKSS/KHHGÐ. Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở các cửa biển vẫn còn khá cao.
Tuy có nhà trong khu tái định cư nhưng do không có nghề nghiệp, không đất đai nên cả nhà chị Ngô Thuỳ Linh (27 tuổi, ở cửa biển Mỹ Bình Lớn, xã Phú Tân, huyện Phú Tân) vẫn bám biển để mưu sinh. Hằng ngày, sau khi cơm nước xong, chị cùng chồng đi bắt ba khía, ốc len, đăng cua con, cá kèo con… Và, cho dù ngay ngày "đèn đỏ" chị vẫn phải dầm mình trong nước biển. 27 tuổi, có 3 con: 10 tuổi, 7 tuổi, 5 tuổi và khi quyết định không sinh nữa chị Linh chỉ biết đến tiệm thuốc tây mua thuốc ngừa thai uống hằng tháng, 1 vỉ là 10.000 đồng, và cũng chưa lần nào đi khám phụ khoa định kỳ.
Bà Nguyễn Thị Hà (59 tuổi, mẹ chồng chị Linh) cho hay: “Ở đây, ngoài bắt ốc len, ba khía, đăng cua con, cá kèo con bán thì chẳng có nghề nào khác. Cái ăn còn thiếu thốn nên 5 đứa con tôi chẳng được học hành hay đi khám bệnh định kỳ gì. Cả nhà có bệnh thì đi tiệm thuốc Tây mua uống, nhiều lắm thì đi chích ở bác sĩ tư thôi. Giờ con dâu không muốn sanh con nữa thì ra tiệm thuốc Tây mua thuốc uống ngừa thai, chứ lâu lắm rồi cũng chẳng thấy cấp phát thuốc, bao cao su miễn phí hay tuyên truyền về dân số”.
Cuộc sống khó khăn nên vợ chồng chị Lê Thị Dụ (39 tuổi, kinh Phòng Hộ, ấp Cơi 6, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân) quyết định dừng lại ở 2 con. Con gái lớn 19 tuổi, con trai út cũng đã 17 tuổi và hơn chục năm nay chị chỉ biết chích thuốc ngừa thai.
Chị Dụ chia sẻ: “Không đất nên vợ chồng tôi thuê đất lâm trường nuôi ốc len, đẩy te, đẩy ruốc bán kiếm thêm thu nhập. Nhưng ở đây gần biển, xa chợ nên bán ốc, bán ruốc đều bị tư thương ép giá lắm, cuộc sống không dễ chút nào. Cuộc sống khó khăn nên tôi cũng chẳng biết đi khám phụ khoa định kỳ. 3 tháng 1 lần tôi đến xã Phú Tân chích mũi thuốc ngừa thai với giá 40.000 đồng”.
Tuy chị em sống ven biển đã có ý thức hơn trong việc uống thuốc ngừa thai, hạn chế sanh con đông, thế nhưng câu chuyện chăm sóc SKSS/KHHGÐ vẫn còn lắm nhọc nhằn, khó khăn. Thời gian tới, ngành dân số cần tăng cường vận động thực hiện các biện pháp KHHGÐ, gắn với việc mở rộng và nâng cao hiệu quả cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS bà mẹ, trẻ em, phòng, chống suy dinh dưỡng và các bệnh xã hội; thực hiện có hiệu quả hình thức tư vấn cá nhân và tư vấn cộng đồng về DS/KHHGÐ, nhằm nâng cao nhận thức cũng như đáp ứng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGÐ và nâng cao chất lượng dân số vùng biển đảo, ven biển./.
Bài và ảnh: Thanh Phương
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Không đăng ký: buôn bán nhỏ cũng vi phạm pháp luật
- ·Thêm phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư gan
- ·Thủ tướng đồng ý bổ sung hơn 462 tỷ đồng thực hiện một số chính sách phát triển thủy sản
- ·Mặt trái của du lịch tàu biển
- ·Ôm tiền nhà bỏ theo trai còn lý sự “đi theo tiếng gọi tình yêu”
- ·Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm
- ·Xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm hóa chất
- ·Sức chống chịu của doanh nghiệp suy giảm bởi dịch bệnh
- ·Chưa đủ 16 tuổi có được đứng tên sổ đỏ?
- ·Tiếp tục giảm giá dịch vụ chứng khoán đến 31/12/2021
- ·Mẹ nghèo bán nhà không đủ tiền chữa bệnh cho con
- ·DATC: Hành trình 18 năm đồng hành, vượt khó cùng doanh nghiệp
- ·Đà Nẵng: Nâng cao năng lực xử lý vi phạm trong thương mại điện tử
- ·Thị trường carbon
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 6/2017
- ·Hoa Kỳ duy trì là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
- ·2 phụ nữ mang thai và 3 trẻ em bị thương sau vụ lật xe đầu kéo
- ·Địa phương có thể hỗ trợ thêm kinh phí cho các lực lượng phòng, chống dịch
- ·Chồng bán vé số chăm vợ bệnh, con tật nguyền
- ·Đủ căn cứ cho xe gia đình được tự động giãn chu kỳ kiểm định?