【atalanta vs torino】PTT Vũ Đức Đam nói về cách mạng công nghiệp 4.0 và tương lai việc làm
Giới trẻ lạc quan về tương lai CMCN 4.0
Tại phiên thảo luận “Tương lai việc làm ở ASEAN” (diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN) sáng 13/9,ũĐứcĐamnóivềcáchmạngcôngnghiệpvàtươnglaiviệclàatalanta vs torino Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, các khảo sát cho thấy người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ rất lạc quan về tương lai của CMCN 4.0 nhưng đi cùng với nó là không ít những thách thức đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách. Bởi CMCN 4.0 mang đến nhiều nghề mới nhưng cũng rất nhiều nghề sẽ bị thay thế, trong đó có những nghề đang sử dụng rất nhiều lao động như dệt may, da giày, xây dựng…
Thực tế này đặt ra yêu cầu phải đào tạo lại để lao động chuyển sang nghề mới hoặc vẫn làm nghề cũ nhưng có trình độ cao hơn để đáp ứng các kỹ thuật mới. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng chia sẻ bên cạnh lực lượng lao động công nghiệp-dịch vụ, Việt Nam còn phải tiếp tục chuyển dịch 38% lao động là nông dân sang khu vực công nghiệp-dịch vụ.
“Bài toán đặt ra là làm sao để nông dân và lao động công nghiệp-dịch vụ học được các kỹ năng để làm nghề mới, có khả năng tự tạo việc làm cho bản thân. Ví dụ 38% số lao động nông nghiệp hiện nay vừa tiếp tục canh tác nhưng bằng công nghệ mới có thể tiếp cận khách hàng ở Việt Nam, nước ngoài để bán hàng và cung cấp những dịch vụ liên quan”, Phó Thủ tướng đặt vấn đề và nhấn mạnh yêu cầu phát triển hệ thống học tập suốt đời không chỉ cho người lớn ở độ tuổi 25-40 mà đặc biệt là người già 60-65 tuổi.
“Với hơn 11.000 trung tâm học tập cộng đồng tại tất cả các xã, phường cùng với Hội Khuyến học, Hội người cao tuổi, việc học tập suốt đời dành cho người lớn có sự hỗ trợ của chính quyền, hướng dẫn của các bộ ngành liên quan. Mục tiêu là giúp mọi người nắm bắt được kiến thức, thị trường, tự tạo việc làm cho mình”, Phó Thủ tướng thông tin.
Đối với giáo dục phổ thông, Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang đẩy mạnh đổi mới, giúp học sinh ý thức được thế giới tương lai rất khó đoán định để thay đổi từ cách học một cách thụ động, vâng lời sang học chủ động, khuyến khích sáng tạo, dám nghĩ khác, dám đặt câu hỏi với giáo viên.
Cùng với đó, giáo dục Việt Nam đang triển khai nhiều dự án khác nhau để đổi mới giáo dục phổ thông, đại học trên tinh thần tương thích với khung trình độ của ASEAN và thế giới, tiến tới hợp tác công nhận bằng cấp của nhau, chia sẻ học liệu, kinh nghiệm, cùng phát huy những cái tốt nhất của mình.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và các công nghệ khác, Phó Thủ tướng tin tưởng việc học tập của mỗi cá nhân, học tập suốt đời ngày càng tốt hơn. Người học không cần phải đến lớp thậm chí không cần có thầy mà có thể học trên mạng. Việt Nam đã có những dự án được khởi động để tạo ra những kho tri thức giúp mọi người, đặc biệt là người cao tuổi có thể qua điện thoại thông minh, truyền hình để học nâng cao kiến thức của mình thích ứng với yêu cầu mới.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi thảo luận. Ảnh: VGP
(责任编辑:World Cup)
- ·Quán cơm 2.000 Vườn Xoài: Điểm tựa cho phận đời khó khăn
- ·Thực dưỡng miễn dịch
- ·Bác sĩ Việt cứu bé gái người Lào thoi thóp thở
- ·Thu hồi giấy phép hoạt động thủy điện Hố Hô nếu tái phạm
- ·iPhone 8, iPhone 7S đang được đưa vào sản xuất hàng loạt
- ·Ngày mai, phi công Anh xuất viện hồi hương với 3 nguyện vọng
- ·Bệnh nhân 300 tái dương tính nCoV
- ·Tìm giải pháp quản lý kháng sinh trong chăn nuôi
- ·Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
- ·Đã có thể đóng BHXH, gia hạn BHYT trực tuyến
- ·Thời tiết Hà Nội 19/9: Ngày nắng đan xen, chiều tối mưa rào
- ·Hơn 400 người ở Quảng Nam, Quảng Ngãi được theo dõi đặc biệt
- ·Cảnh báo cồn sát trùng giả dẫn đến ngộ độc methanol
- ·NSND Minh Hằng
- ·Con gái bị hack tài khoản facebook, mẹ mất hơn 400 triệu
- ·Sẽ có logo nhận diện thực phẩm an toàn?
- ·Xử phạt hơn 1,2 tỷ đồng doanh nghiệp xả thải vượt mức cho phép
- ·Lạng Sơn: Khởi tố nhiều đối tượng đánh bạc và tổ chức đánh bạc
- ·32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- ·Dấu hiệu nhận biết sỏi thận sớm