【inter vs torino】Cá nhiễm độc tố gây chết người có nguy cơ gia tăng
Một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí Y tế và Vệ sinh Nhiệt đới Mỹ (American Journal of Tropical Medicine and Hygiene) đã tiết lộ rằng sự gia tăng nhiệt độ nước biển có nguyên nhân từ biến đổi khí hậu có thể đã góp phần vào sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ các loài cá nhiễm độc Ciguatera. Đây là một độc tố thiên nhiên do tảo vi sinh Dinoflagellate sinh ra ở các vũng biển ấm như Đại Tây Dương,ánhiễmđộctốgâychếtngườicónguycơgiatăinter vs torino vùng biển Caribbean, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Loại độc tố này có thể đi vào cơ thể các loài cá qua chuỗi thức ăn của chúng và gây ngộ độc cho con người nếu tiêu thụ phải.
Ciguatera được tìm thấy trong khoảng 400 loài cá và nhuyễn thể biển, trong đó, cá nhồng là loại cá có nguy cơ nhiễm độc cao nhất. Các loài cá khác như cá mú, cá chình, cá chẽm, cá tầm, cá vẹt, cá hồng cũng có nguy cơ nhiễm độc tố cao, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC). Độc tố Ciguatera thường tích tụ trong đầu, gan, ruột và trong buồng trứng của cá với nồng đồ cao.
Các loài cá nhiễm độc tố Ciguatera như cá nhồng, cá chình, cá hồng đang có nguy cơ gia tăng
CDC cũng cảnh báo, tuy Ciguetera là chất độc phần lớn xuất hiện trong hải sản sống tại vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nhưng người dân trên khắp thế giới vẫn có nguy cơ ngộ độc cao nếu đất nước họ sinh sống nhập khẩu các loại cá này. Vùng có mật độ nhiễm độc tập trung xung quanh biển Caribbean, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
Khoảng 3% du khách bị ngộ độc do ăn các loại cá ở địa phương nâng con số các trường hợp ngộ độc Ciguetera mỗi năm lên 50.000. Tỷ lệ tử vong do ngộ độc Ciguatera là khoảng 0,1 % tùy thuộc vào số lượng cá ăn vào cũng như điều kiện chăm sóc y tế.
Khi ăn phải cá nhiễm độc, các biểu hiện ngộ độc xuất hiện sau từ 1 đến 4 giờ sau khi ăn với các triệu chứng gây rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau dạ dày, thậm chí gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây đau răng, cảm giác răng bị lỏng ra, mắt mờ, có thể làm liệt tay chân, nặng hơn nữa là có thể gây tử vong.
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), Ciguatera không phải là độc tố duy nhất có trong các loại hải sản mà còn có các loại độc tố như scombrotoxin và gemplyotoxin. Chính vì vậy, FDA khuyến cáo người tiêu dùng hãy đảm bảo lưu trữ và chế biến các loại hải sản đúng cách.
Loan Nguyễn
Mỹ: Thu hồi salad mì ống nhiễm khuẩn cực độc(责任编辑:Cúp C1)
- ·Công bố thông tin sai lệch, Công ty cổ phần Cao su Tân Biên
- ·Đấu giá cổ phần của Hanel chỉ bán được 20% cổ phần
- ·Lục bát rời của nhà văn Nguyên Quân được đánh giá cao
- ·Ukraine buộc Nga điều 40.000 quân tới Kursk, thừa nhận khó khăn ở Donetsk
- ·'Bộ sưu tập' những điểm đến đạt chứng nhận Vàng của RCI tại Đông Nam Á
- ·Bộ CHQS tỉnh giành giải nhất Liên hoan “Đưa thông tin về cơ sở”
- ·Thế hệ chúng tôi vẫn tự loay hoay
- ·Cần thay đổi đối tượng chịu thuế TTĐB
- ·Nokia 3.1 Plus được bán tại các đại lý với giá 3,89 triệu đồng
- ·KLS giải thể: Vì đâu phải ‘xóa sổ’ một thương hiệu chứng khoán nghìn tỷ?
- ·Đã rẻ nay Toyota Wigo lại được giảm sâu 40 triệu: Xe đẹp nay chỉ còn 305 triệu đồng/chiếc
- ·Khối ngoại đang sở hữu 13,13% cổ phần tại KLS
- ·Nghệ thuật truyền thống mất dần đất diễn
- ·Những cuốn sách cũ
- ·Đồng hồ Việt sẽ ra sao trong cuộc đua giành thị phần trị giá 748 tỷ USD?
- ·Phương Tây gỡ rào vũ khí, Ukraine sẽ tấn công tầm xa vào các mục tiêu nào ở Nga?
- ·Chứng khoán 16/2: Dầu khí, bất động sản giúp thị trường tăng mạnh
- ·Ông Trump tuyên bố bản thân ‘mạnh mẽ hơn’ sau mỗi lần bị ám sát
- ·Dự án C – Sky View: 'Cầm đèn chạy trước ô tô'?
- ·Song tấu Jazz hàng đầu của Pháp biểu diễn tại Huế