【kqbd osasuna】Bổ sung dinh dưỡng trước khi mang thai
(CMO) Theo khuyến cáo, trước khi có ý định mang thai, chị em phụ nữ cần có sự chuẩn bị về chế độ dinh dưỡng cần thiết từ 3-6 tháng. Bởi, chỉ khi phụ nữ được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu thì quá trình thụ thai sẽ diễn ra thuận lợi hơn, Bác sĩ Dương Thị Tú, nhân viên truyền thông Trung tâm Y tế Cái Nước, chia sẻ.
Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Ngoài các yếu tố, như tình trạng sức khoẻ chỉ số cân nặng, lối sống lành mạnh… đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ sinh sản, thì việc đảm bảo vấn đề dinh dưỡng trước khi mang thai cho cả mẹ và cha cũng cần được quan tâm đặc biệt.
Chuẩn bị kiến thức trước khi mang thai sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của thai kỳ tốt nhất. |
Cụ thể, cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Khi thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không những giúp sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi, mà còn giúp quá trình sinh nở được thuận lợi. Những thay đổi trong quá trình mang thai có thể dẫn đến căng thẳng, stress… sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến thai nhi, nguy cơ sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường nếu người mẹ không trang bị cho mình những kiến thức cơ bản khi bắt đầu hành trình làm mẹ.
Chị Trần Kim Vui, huyện Cái Nước, chia sẻ: "Trước khi bắt đầu hành trình làm mẹ, các bà mẹ nên trang bị những kiến thức cần thiết, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cho cả vợ và chồng trước khi mang thai. Điều này sẽ giúp quá trình thụ thai diễn ra thuận lợi, thai nhi cũng phát triển tốt về sau này. Bên cạnh đó, chị em phụ nữ nên đến cơ sở y tế để được hướng dẫn cụ thể về kiến thức làm mẹ. Đây là điều vô cùng quan trọng và rất cần thiết đối với tất cả phụ nữ khi mang thai hiện nay".
Theo tìm hiểu và quan sát, đa số các cặp vợ chồng trẻ chưa có con đều cảm thấy lo lắng và căng thẳng khi chuẩn bị có con, đặc biệt là các bà mẹ mang thai lần đầu. Lúc này, cơ thể người mẹ bắt đầu có những thay đổi bất thường, như mệt mỏi, chán ăn, hay có cảm giác buồn nôn hoặc thèm ăn những thức ăn theo sở thích riêng của từng người… Chính vì vậy, không chỉ riêng khi mang thai người phụ nữ mới cần chú trọng dinh dưỡng, mà nên có kế hoạch bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể trước khi mang thai để tạo nền tảng tốt nhất cho quá trình thụ thai, thai nhi phát triển toàn diện và chào đời khoẻ mạnh.
Bác sĩ Dương Thị Tú thông tin, nếu có ý định mang thai, chị em cần thực hiện các bước như khám dinh dưỡng trước khi mang thai để biết được tình trạng sức khoẻ hiện tại về chỉ số cân nặng, chiều cao, các vi chất đang thiếu hụt hoặc dư thừa, nguy cơ bệnh lý có thể gặp phải... để chị em có một thai kỳ khoẻ mạnh. Bổ sung dinh dưỡng chuẩn bị mang thai rất quan trọng để chuẩn bị cho quá trình mang thai. Bởi vì phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nhu cầu năng lượng trung bình khoảng 2.050-2.200 cal một ngày, trong đó chế độ ăn phải đầy đủ các nhóm chất thiết yếu, như bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là axit folic và sắt cần bổ sung trước khi mang thai 3 tháng để phòng ngừa dị tật ống thần kinh, phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt.
Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn giàu dưỡng chất, chị em cần lưu ý bổ sung thêm các loại thực phẩm giúp tăng khả năng thụ thai, như protein, các loại hạt giàu omega-3, các sản phẩm từ sữa. Tránh các loại thực phẩm làm giảm khả năng thụ thai, như cá có hàm lượng thuỷ ngân cao; rượu bia, cà phê, chất kích thích; các loại nước ngọt có gas, soda, nước ép đóng chai…
Ngoài việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và cha, trước khi mang thai, thì việc tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh, cũng như có chế độ vận động, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp hệ tuần hoàn lưu thông tốt, cơ thể được hấp thu các dưỡng chất một cách tốt nhất.
Song song đó, yếu tố tâm lý cũng cần được quan tâm. Các cặp vợ chồng cần đi khám sức khoẻ tiền sản để bác sĩ đánh giá được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thụ thai và mang thai. Nhất là người mẹ cần kiểm tra khả năng miễn dịch với vi-rút rubella, thuỷ đậu, cúm, các bệnh lý phụ khoa… để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ thai nhi. Đây cũng chính là tiền đề vững chắc giúp cho một thai kỳ phát triển an toàn và khoẻ mạnh mà các cặp vợ chồng trẻ cần tìm hiểu và cập nhật kiến thức./.
Huyền Trân
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Đang cầm điện thoại chơi game hai anh em bất ngờ bị sét đánh, 1 người tử vong
- ·Mỹ nói viện trợ cho Ukraine đang giảm dần, Hungary từ chối hỗ trợ cho Kiev
- ·Phong Điền: Kiểm tra, đánh giá công tác phòng chống dịch COVID
- ·Nga, Triều Tiên ký nghị định thư về mở rộng hợp tác
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Bảo vệ không gian mạng là sứ mệnh của mọi người
- ·Buổi sáng thứ 3 liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới
- ·Phát hiện gần 300 vụ vi phạm qua trực ban trực tuyến
- ·Đổi mới truyền thông để tăng hiệu quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- ·Cần tận dụng “Giai đoạn vàng” để cứu doanh nghiệp
- ·Động đất mạnh ở Nepal, ít nhất 69 người tử vong
- ·Hà Nội thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ
- ·Giá lúa gạo hôm nay ngày 25/6/2024: Giá gạo tăng 150
- ·Tiếp nhận gần 200 đơn vị máu từ sinh viên Trường đại học Sư phạm
- ·Xét nghiệm sàng lọc COVID
- ·Sân bay Vân Đồn đón chuyến bay đầu tiên từ TP Hồ Chí Minh sau dịch Covid
- ·Hải quan Cầu Treo bắt giữ 2 đối tượng đang vận chuyển 130 kg pháo nổ
- ·Giá vàng hôm nay (23/10): Vàng trong nước ổn định, thế giới giảm sau đợt tăng mạnh
- ·Giá vàng hôm nay (5/12): Thế giới giảm mạnh, trong nước vẫn duy trì ở mức cao
- ·Vụ sửa điểm thi chấn động ở Hà Giang: Ông Vũ Trọng Lương có thể phải lĩnh án 15 năm tù
- ·Cận cảnh UAV Ukraine phá hủy hệ thống phòng không tối tân của Nga