【keo ca cuoc bong da truc tuyen hom nay】“Nút thắt” trong hút vốn cho hạ tầng giao thông
Doanh nghiệp “ngại” rủi ro
Là DN trực tiếp tham gia các dự án đầu tư HTGT theo hình thức PPP,útthắttronghútvốnchohạtầnggiaothôkeo ca cuoc bong da truc tuyen hom nay ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tasco chia sẻ, khi tham gia đầu tư, DN phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Điển hình như trong quá trình xây dựng, vốn chủ sở hữu nhà đầu tư bỏ ra nhưng không được tính lợi nhuận trong suốt thời gian thi công. Các cổ đông biểu tình vì không được trả lợi nhuận cổ tức. Rủi ro nữa là lãi suất vay vốn trong thời gian xây dựng. Lãi suất vay trong xây dựng theo quy định hiện hành tính bằng 1,3 lần so với lãi suất của trái phiếu Chính phủ. Tính ra mức lãi suất của trái phiếu Chính phủ và lãi suất đi vay từ ngân hàng thương mại chênh nhau tới 1,5-2% khiến DN phải bù lỗ.
“Một trong những rủi ro không thể không kể đến là về mặt thời gian, theo quy định dự án khoảng trên dưới 20 năm là phải thu hồi vốn. Tuy nhiên, trong 7-10 năm đầu doanh thu từ thu phí thường không đủ để DN trả lãi ngân hàng nên vô hình trung toàn bộ những ưu đãi của Chính phủ dành cho nhà đầu tư như giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp trong những năm đầu không còn ý nghĩa. Nếu tính tổng thu phí 20 năm thì DN có lãi, đủ để hoàn vốn nhưng đến lúc đó đã hết thời điểm được hưởng ưu đãi rồi”, ông Dũng nhấn mạnh.
Liên quan tới vấn đề này, ông Hồ Minh Hoàng, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Đèo Cả đưa ra dẫn chứng cụ thể trong xây dựng dự án hầm Đèo Cả. Dự án được khởi công từ tháng 11-2012 và dự kiến hoàn thành giai đoạn xây dựng vào tháng 7-2017 với tổng mức đầu tư từ 15.603 tỷ đồng, đã được điều chỉnh xuống còn 11.378 tỷ đồng mà không thay đổi mục tiêu đầu tư. Dự án thực hiện theo hình thức Hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao (BOT) và Xây dựng-Chuyển giao (BT), trong đó phần vốn BOT chiếm khoảng 66%.
Ông Hoàng cho biết, theo hợp đồng dự án, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và tái định cư là 539 tỷ đồng do địa phương thực hiện và chi phí lấy từ ngân sách Nhà nước. Theo kế hoạch, công tác GPMB được bàn giao cơ bản trong quý I-2013 cho các hạng mục chính. Tuy nhiên thực tế việc này kéo dài đến tháng 8-2014. Bên cạnh đó nguồn vốn ngân sách bố trí cho GPMB và tái định cư không đủ và kế hoạch không kịp thời nên khi triển khai nhà đầu tư đã vay vốn để thực hiện các công việc này và đến nay toàn bộ công tác GPMB và tái định cư đã được thực hiện xong nhưng nhà đầu tư vẫn chưa được hoàn trả vốn đầy đủ.
Ông Hoàng cũng nhấn mạnh, rủi ro điển hình mà nhà đầu tư gặp phải còn là về mức thu phí và mức độ tăng trưởng của dòng xe. Theo hợp đồng dự án, mức thu phí được thỏa thuận giữa nhà đầu tư và Bộ Giao thông vận tải tuy nhiên đến nay mức thu phí đang được xem xét lại để phù hợp với quy định hiện hành. Như vậy, tính ràng buộc trong hợp đồng và tính tuân thủ các quy định hiện hành sẽ mâu thuẫn với nhau. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh giá cước cũng đã quy định trong hợp đồng dự án nhưng trong quy định hiện hành sẽ phải thỏa thuận với Bộ Tài chính, với chính quyền địa phương nên xét đến cùng việc điều chỉnh giá cước cũng nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà đầu tư.
Có Nghị định nhưng thiếu Thông tư
Ông Nguyễn Danh Huy, Ban Quản lý dự án đối tác công tư (Bộ Giao thông vận tải) cho biết: Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức PPP và Nghị định 30/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hút vốn đầu tư xây dựng kết cấu HTGT. Tuy nhiên, khó khăn nổi lên là các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định vẫn chưa được ban hành đồng bộ.
Ông Huy phân tích, văn bản quy phạm pháp luật quy định về PPP mới ở mức Nghị định của Chính phủ, do đó hành lang pháp lý về PPP vẫn còn phụ thuộc nhiều Luật chuyên ngành trong suốt vòng đời một dự án PPP từ bước chuẩn bị đến triển khai đầu tư và vận hành, khai thác dự án, trong khi những văn bản này chủ yếu được xây dựng để điều chỉnh hoạt động đầu tư dự án công là chủ yếu. Một trong những vấn đề cốt lõi nữa là do dừng lại ở mức Nghị định nên tính ổn định của chính sách không cao và đây là điều mà các nhà đầu tư nước ngoài tỏ ra quan ngại.
Bên cạnh đó, các dự án đầu tư vào lĩnh vực kết cấu HTGT thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài. Trên thực tế, đã có nhiều DN kiến nghị cơ chế đặc thù nhằm hỗ trợ và tăng thêm tính khả thi cho dự án. Tuy nhiên, phần lớn đề xuất chưa được chấp thuận do chưa đưa ra phương án tài chính và giải pháp thích hợp để vừa đảm bảo lợi ích Nhà nước, cộng đồng dân cư và nhà đầu tư như việc tăng giá phí, không thể tăng quá cao mức phí do quy định mức trần của Bộ Tài chính và khả năng chi trả của người dân.
Xác lập vững chắc vai trò của doanh nghiệp
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, muốn thu hút vốn cho HTGT hiệu quả thì phương thức thu hút nhà đầu tư cần phải thay đổi. Cụ thể, cần có khuôn khổ pháp lý đảm bảo sự an toàn, giảm rủi ro cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, tư cách của nhà đầu tư phải được xác lập vững chắc hơn. Hiện nay, trong triển khai các dự án đầu tư HTGT theo hình thức PPP, nhà đầu tư vẫn ở thế “đi xin”, còn cơ quan Nhà nước ở thế “đi cho”. Hai vị thế này hoàn toàn khác nhau, dễ gây thiệt thòi cho nhà đầu tư.
Từ góc độ nhà đầu tư, ông Hồ Minh Hoàng đề xuất, khi triển khai các dự án cần có cơ chế hỗ trợ tính toán lãi vay cho nhà đầu tư trong việc GPMB nhằm giải quyết nhanh chóng mặt bằng thi công. Đặc biệt, giá cước và điều chỉnh giá cước cần đưa vào hợp đồng ngay từ đầu, trong quá trình thực hiện không bắt buộc nhà đầu tư phải xin phép điều chỉnh lại. Nhà nước có thể điều chỉnh tăng mức thu phí để rút ngắn thời gian hoàn vốn cho dự án.
Xung quanh vấn đề này, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) kiến nghị, để gỡ khó trong hút vốn xây dựng kết cấu HTGT, trên cơ sở Nghị định 15/2015/NĐ-CP đã ban hành, cần nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn triển khai, đồng thời nghiên cứu ban hành Luật PPP là văn bản có tính pháp lý và sự ổn định cao.
Theo ông Hà, điều quan trọng còn là phải nghiên cứu đổi mới chính sách giá, phí phù hợp với cơ chế thị trường, tạo thuận lợi và chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư; xem xét cơ chế cho phép nhà đầu tư điều chỉnh phí theo từng giai đoạn nhất định, có xét đến các điều kiện thực tế. Trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay, khi tính toán phương án tài chính của dự án cần đảm bảo để thời gian thu hồi vốn dưới 20 năm, khi đó sẽ hấp dẫn được nhà dầu tư cũng như các tổ chức tín dụng trong nước tham gia tài trợ nguồn vốn.
Một số chuyên gia đề xuất, Chính phủ xem xét trình Quốc hội cho phép phát hành gói trái phiếu Chính phủ chỉ sử dụng cho phần đóng góp của Nhà nước trong các dự án PPP. Đối với các dự án do địa phương quản lý, nghiên cứu cho phép các địa phương được sử dụng một phần thu vượt ngân sách để tham gia vốn của Nhà nước trong các dự án PPP. Bên cạnh đó, phát triển đa dạng các kênh huy động vốn dài hạn và chuyên biệt phục vụ đầu tư phát triển HTGT giảm dần sự phụ thuộc vào vốn của tổ chức tín dụng trong đó cần tập trung phát triển các Qũy đầu tư phát triển HTGT.
Theo tính toán của Bộ Giao thông vận tải, giai đoạn 2016-2020, nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư phát triển kết cấu HTGT vận tải do Bộ Giao thông vận tải trực tiếp quản lý (gồm đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng hải và hàng không) khoảng 1 triệu tỷ đồng. Trong khi đó, khả năng đáp ứng nhu cầu từ các nguồn vốn ngân sách và có nguồn gốc ngân sách (vốn ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA) dự kiến của Bộ Giao thông vận tải khoảng 28%. Theo hướng dẫn xây dựng kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì khả năng đáp ứng nhu cầu từ các nguồn vốn của ngân sách và có nguồn gốc ngân sách chỉ khoảng gần 7% (66.000 tỷ đồng). |
(责任编辑:La liga)
- ·Thời tiết ảnh hưởng do bão số 1, Hải Phòng và Quảng Ninh cấm biển
- ·Phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2018
- ·Một số bộ và địa phương đề nghị trả lại 8.517 tỷ đồng từ nguồn ODA
- ·Nghị quyết số 27
- ·NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
- ·Đẩy nhanh tiến độ khắc phục sạt lở đê biển Tây
- ·Giao ban và cung cấp thông tin báo chí tháng 10
- ·ASEAN thúc đẩy kinh tế, đầu tư và hội nhập thương mại
- ·Loạt nhà dân ở TP.HCM bị sụp lún vì robot đào cống thoát nước
- ·Xử lý nghiêm minh những tổ chức Đảng, Đảng viên vi phạm quy định
- ·Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 3/1: Chấm dứt phong độ bất bại
- ·Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT điện tử theo một mẫu thống nhất
- ·40 căn nhà bị sập và tốc mái do dông lốc
- ·Hạ thủy 2 tàu tuần tra cao tốc cho Bộ đội Biên phòng
- ·Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm
- ·Đồng Phú sơ kết công tác dân vận quý 3
- ·Đồng Phú triển khai thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị
- ·Buộc ngưng ngay hoạt động khai thác đất mặt trái phép
- ·Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Arsenal, 00h30 ngày 5/1
- ·Hơn 100 em tham gia liên hoan Tiếng hát trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn