【cược chấp 0.5 là gì】Họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ tranh về Bác Hồ
Chân dung họa sĩ Tô Ngọc Vân,ọasĩTôNgọcVânvẽtranhvềBácHồcược chấp 0.5 là gì chì màu của Lê Lam, trên tranh có chữ ký của các sinh viên khóa Kháng chiến. Ảnh:TL
Tuy nhiên, Bác Hồ đã giúp các họa sĩ bớt lo âu ngay từ những buổi gặp gỡ ban đầu. Người ân cần dặn dò: “Các chú cứ ở trong này mà vẽ cho tiện. Bác cứ làm việc Bác, các chú cứ làm việc của các chú, ai làm việc nấy, các chú có bằng lòng như thế không?”. Họa sĩ Tô Ngọc Vân thưa: “Xin Bác cho chúng cháu được qua lại tự do trong phòng và mở cửa sổ bên này, bên kia để ánh nắng ở ngoài chiếu vào”. Bác Hồ cười vui: “Được chứ, việc gì thấy cần thì các chú cứ làm”.
Họa sĩ Tô Ngọc Vân hứng khởi bắt tay ngay vào việc, dồn hết tâm lực nghiên cứu từng cử chỉ, từng nét mặt của Bác. Họa sĩ xúc động khi nhận thấy Người thường hiện lên nét hiền từ, song cũng nhiều khi trông rất trang nghiêm. Với họa sĩ Tô Ngọc Vân, việc phối hợp cả hai yếu tố hiền từ của vị Cha già dân tộc và sự trang nghiêm của Chủ tịch Nước là điều không hề dễ dàng. Cũng trong thời gian ấy, Người tiếp nhiều nhà nhiếp ảnh, các nhà báo chuyên vẽ ký họa, và họ làm việc rất nhanh, điều đó khiến họa sĩ Tô Ngọc Vân khá bối rối vì cung cách làm việc rề rà của mình, sợ làm phiền Bác. Một chiều nọ, nhân thấy Người dừng viết sang chiếc bàn nhỏ uống trà, họa sĩ mạnh dạn lại gần thưa: “Thưa Bác, cháu không thể làm việc nhanh như mấy ông nhà báo, cháu xin Bác không phải ba ngày mà ba tuần liền được gần Bác mới mong vẽ được”. Bác rót nước mời họa sĩ rồi ân cần nói: Chú cứ yên tâm, ba tháng cũng thấy là phải, chứ nói gì ba tuần”.
Bức tranh khắc gỗ Bác Hồ ở Bắc Bộ Phủ của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Ảnh: TL
Họa sĩ Tô Ngọc Thành, con trai họa sĩ Tô Ngọc Vân kể: “Thật là một câu nói ngắn gọn, sâu xa. Cha tôi rất cảm phục lời nói, đúng ra là lời dạy quý hóa của Bác. Bác là một nhà lãnh tụ cách mạng nhưng lại rất hiểu nghệ thuật. Nghệ thuật muốn tốt thì phải có thời gian. Một cuộc đời như Bác đã chịu bao tháng năm tù ngục, bôn ba bao nhiêu nước, xa quê hương trên 30 năm nhưng lòng Bác lại khăng khít, gắn liền với Tổ quốc. Một tâm hồn phong phú như thế, quật cường như thế thì biết vẽ thế nào trong ba tuần được. Nghĩ lại, cha tôi cảm thấy dẫu được ba năm cũng không vẽ nổi. Cha tôi nghĩ như thế vì có phải vẽ hình ảnh bên ngoài đâu mà phải thể hiện qua bức tranh một cuộc sống vĩ đại của lãnh tụ mình, của dân tộc mình. Đêm đó, cha tôi nghĩ lan man như vậy. Cha tôi không tài nào ngủ được” .
Không lâu sau, họa sĩ Tô Ngọc Vân đã hoàn thành bức tranh sơn dầu “Bác Hồ làm việc ở Bắc bộ phủ” nổi tiếng. Trong bức tranh này, họa sĩ Tô Ngọc Vân đã thể hiện sinh động chân dung Hồ Chủ tịch, thể hiện sự hòa hợp giữa thể hình nhân vật và thời gian lẫn không gian lịch sử. Lúc ấy, Người vừa từ núi rừng Pác Bó trở về, còn mang đầy dấu ấn của nhiều năm tháng bôn ba gian khổ hoạt động cách mạng. Dáng Người gầy trong bộ kaki giản dị, đi đôi giày dân tộc Nùng gọn gàng, gương mặt trầm tư âu lo vận nước. Những nét vẽ sử dụng bút pháp khỏe, sinh động, đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến người xem. Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung dịp đó cũng đã dùng thể loại khắc gỗ để sáng tác bức tranh nổi tiếng “Bác Hồ năm 1946”, thể hiện hình ảnh Hồ Chủ tịch với nét mặt nhìn nghiêng, một phác hình lãnh tụ rất đẹp, khái quát sâu.
Tháng 3/1952, họa sĩ Tô Ngọc Vân lại được vẽ Bác. Lần này họa sĩ đã vẽ bức tranh khổ lớn, thể hiện hình ảnh Bác Hồ đang mặc áo bông, tay để xuống chiếc bàn màu đỏ, đang nói chuyện trước hội nghị. Năm ấy, họa sĩ Tô Ngọc Vân nhận được thư khen do chính tay Bác Hồ đánh máy và ký tên Hồ Chí Minh. Bức tranh sau đó được treo ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, còn lá thư khen hiện được lưu tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.
Có một câu chuyện cảm động giữa tình cảm họa sĩ Tô Ngọc Vân với Bác Hồ. Họa sĩ Tô Ngọc Thành kể: “Năm 1954, vào mùa xuân, cha tôi đi công tác về. Chúng tôi thấy cha mặc chiếc áo màu chàm. Cha cho chúng tôi hay chiếc áo này là của Bác Hồ tặng. Hôm ấy cha tôi bị ho. Bác đã cởi áo tặng và còn dặn: “Chú cố gắng giữ gìn sức khỏe để còn phục vụ Nhân dân chứ”... Chiếc áo của Bác, cha tôi đã mặc trên đường đi vẽ ở chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong chiếc ba lô và cặp vẽ gửi trả lại gia đình, khi cha tôi hy sinh sau trận ném bom oanh tạc của địch ở bên kia đèo Lũng Lô, vẫn còn chiếc áo của Bác...”.
ĐẶNG NGỌC NGUYÊN
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tập huấn kỹ năng trình bày cho thí sinh cuộc thi khởi nghiệp
- ·Việt Nam tiếp tục giữ vững ngôi đầu bảng tổng sắp huy chương ABG 5
- ·Khen thưởng 2 cá nhân có thành tích vây bắt trộm
- ·Xác định 4 đội vào bán kết Vòng chung kết Giải U21 quốc gia 2017
- ·Tin tức mới cập nhật ngày 5/3/2015: Hỗn loạn cảnh cướp lộc ở lễ hội Đền Trần
- ·Năm 2024, Bình Phước đặt mục tiêu thu hút đầu tư trong nước 7.000 tỷ đồng
- ·Đội tuyển bóng chuyền U23 nữ Việt Nam: Tưởng thưởng cho thành công
- ·Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại TP Cần Thơ
- ·Những chính sách tiền lương cán bộ, công chức có hiệu lực từ tháng 10
- ·HLV Park Hang Seo đặt mục tiêu vô địch AFF Cup 2018
- ·Lương hưu tăng 8 lần trong hơn 10 năm qua
- ·BPTV ký kết hợp tác truyền thông năm 2024
- ·Giám đốc kỹ thuật người Đức ưu tiên cho U19 Việt Nam
- ·Duy trì, phát huy hiệu quả chuyển đổi số trong giáo dục
- ·Nhận định, soi kèo Heart of Midlothian vs Hibernian FC, 19h30 ngày 26/12: Không hề ngon ăn
- ·Đào tạo nghề gắn với thị trường lao động
- ·Nông nghiệp sạch
- ·Đưa nội dung chương trình việc làm
- ·Ngành Y tế có bước phát triển rất lớn
- ·Cúp Nhà vua Tây Ban Nha: Barcelona và A.Madrid cùng thắng