【kenh keo nha cai】Còn nhiều dư địa để nâng cao hiệu quả chi tiêu công
Song,ònnhiềudưđịađểnângcaohiệuquảchitiêucôkenh keo nha cai Báo cáo đánh giá chi tiêu công Việt Nam được Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) công bố sáng 3/10 đã chỉ ra rằng, hiện có nhiều cơ hội để nâng cao hiệu suất chi tiêu công.
Cơ cấu lại bộ máy để giảm chi thường xuyên
Phải nhìn nhận công bằng quá trình đổi mới mạnh mẽ thời gian qua đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh, trong đó chính sách tài chính - ngân sách có đóng góp rất quan trọng. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này cũng mang tới nhiều thách thức. Nhu cầu chi tiêu vẫn tăng cao, khi thu ngân sách còn gặp nhiều thách thức.
Theo phân tích của Bộ Tài chính, hệ quả của các xu hướng trên dẫn đến dư địa tài khóa bị thu hẹp. Bội chi ngân sách bình quân trong giai đoạn 2011 - 2015 lên đến 5,6% GDP, cao hơn đáng kể so với các giai đoạn trước, làm tăng mức nợ công… Do đó, cần nhìn nhận thấu đáo, đánh giá tổng thể chi tiêu công để đưa ra những khuyến nghị mang tính định hướng trong việc củng cố tài khóa và quản lý tài chính công theo lộ trình trong ngắn, trung và dài hạn.
Báo cáo chi tiêu công Việt Nam được Bộ Tài chính phối hợp với WB và một số bộ, ngành địa phương xây dựng kỹ lưỡng trong thời gian 2 năm cho thấy, những chi tiêu của Chính phủ so với GDP vẫn duy trì ở mức cao. Minh chứng là tổng chi ngân sách nhà nước (NSNN) (bao gồm cả chi từ nguồn trái phiếu) bình quân chiếm 29,2% GDP trong giai đoạn 2011 - 2015 (giai đoạn trước con số này là 28,9%), là mức cao so với khu vực và các quốc gia có mức phát triển tương đương.
Cơ cấu chi thay đổi theo hướng chi thường xuyên chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Tỷ lệ so sánh giữa chi thường xuyên và đầu tư là khoảng 70:30 trong thời kỳ 2011 - 2015, cao hơn so với tỷ lệ 63:37 của thời kỳ 2006 - 2010. Nhìn vào con số chi đầu tư, mặc dù giảm tỷ trọng trong tổng chi tiêu NSNN, nhưng vẫn được duy trì ở mức cao so với khu vực và thế giới. Nếu so với tổng đầu tư toàn xã hội, chi đầu tư từ NSNN chiếm 29,1% trong giai đoạn 2011 - 2015, đã tăng nhẹ so với mức 28,4% của thời kỳ 2006 - 2010. Những con số trên cho thấy, đầu tư của Nhà nước vào hạ tầng công cộng vẫn duy trì trong thời gian qua.
Chi tiêu công tăng cao có nhiều nguyên nhân do phải tăng chi để thực hiện các chính sách mới về an sinh xã hội, chi lương và nhiều khoản chi khác; cùng với đó vẫn phải tăng chi cho đầu tư phát triển.
Không quá lo ngại, Báo cáo đánh giá chi tiêu công cho rằng, còn nhiều cơ hội để nâng cao hiệu suất chi tiêu, thông qua việc tinh giản, cơ cấu lại bộ máy của khu vực công và giảm các chi phí đầu vào khác trong các lĩnh vực chính của nền kinh tế như giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ, nông nghiệp và giao thông…
Đảm bảo chính sách tài khóa bền vững
Khuyến nghị chính sách, Báo cáo đã chỉ ra rằng, Chính phủ cần xây dựng và thực hiện một lộ trình củng cố tình hình tài khóa, đảm bảo sự bền vững tài khóa mà không ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Điều này đòi hỏi Chính phủ phải có cam kết mạnh mẽ về giảm bội chi và duy trì nợ công trong phạm vi giới hạn cho phép (65% GDP). Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả đầu tư công, tăng cường động lực tăng trưởng bền vững. Cụ thể, sẽ cơ cấu lại ngân sách ở mức độ nhất định cho phù hợp, bao gồm phân bổ ngân sách trung ương và địa phương, giữa các lĩnh vực trong cùng một ngành.
Ngoài nhóm giải pháp nêu trên, để thực hiện hiệu quả chi tiêu công, Báo cáo khuyến nghị cần tiếp tục nâng cao công bằng trong phân phối nguồn lực giữa các địa phương; tiếp tục cải cách thể chế quản lý tài chính công của Việt Nam… Theo đó, cần chú trọng hơn đến việc nuôi dưỡng nguồn thu, ví dụ cân nhắc tạo thêm cơ hội nâng cao tự chủ về thu cho các địa phương và nghiên cứu áp dụng cơ chế phân chia nguồn thu đối với một số sắc thuế gián thu lớn (thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt). Các khuyến nghị của Báo cáo cũng đề cập đến việc tăng cường mức độ toàn diện và minh bạch của ngân sách; tăng cường cơ chế quản lý và trách nhiệm giải trình…
“Những khuyến nghị này sẽ chỉ nằm trên giấy nếu không được thực hiện một cách triệt để, rốt ráo”, ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Văn phòng WB tại Việt Nam nhấn mạnh trong bài phát biểu tại hội nghị. Ông cho rằng, quá trình đánh giá và đối thoại liên tục giữa các bên, những nhận định và các ý tưởng mới có thể được chuyển hóa thành hành động, thành chính sách và kết quả cụ thể.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn phát biểu khai mạc hội nghị cũng lưu ý, để đạt được những mục tiêu này, cần có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để tăng cường huy động thu, tái cơ cấu và nâng cao hiệu suất chi tiêu, sử dụng có hiệu quả các tài sản hiện có, quản lý nợ công và giám sát rủi ro tài khóa một cách chủ động hơn, cả ở cấp trung ương và cấp địa phương. Một ý nghĩa quan trọng khác được Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh đó là, Báo cáo đã đưa ra 68 khuyến nghị không chỉ về tổ chức thực hiện, mà cả các khuyến nghị liên quan đến sửa đổi thể chế chính sách về chi tiêu công của Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, những khuyến nghị chính sách vào thời điểm này là hết sức quan trọng, bởi chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. “Chúng tôi tin tưởng rằng, 68 khuyến nghị nêu trên là những thông tin thiết thực cung cấp cho Quốc hội, Chính phủ và HĐND các tỉnh, thành phố bàn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN năm 2018, cũng như sửa đổi các Luật Thuế, Luật Quản lý nợ công (sửa đổi); và Luật Đầu tư công (sửa đổi)...”
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Nguyễn Hữu Quang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Bộ Tài chính trong phối hợp thực hiện với WB và các cơ quan liên quan hoàn thiện Báo cáo đánh giá chi tiêu công. Ông cho rằng, đây là thời điểm quan trọng để nhìn lại tổng quan chi tiêu công, chính sách tài chính công để hoàn thiện chính sách trong thời gian tới, nhằm đảm bảo cân đối ngân sách và an toàn nợ công. |
Bài và ảnh: Minh Anh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cao tốc ‘chi chít ổ gà’ 34.000 tỷ Đà Nẵng
- ·Giá dầu thế giới giảm do dự trữ dầu thô của Mỹ tăng
- ·Triển lãm của những người thầy
- ·TP. Hồ Chí Minh: Ngành nhựa thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường
- ·Gấp rút ứng phó với bão 12 và hoàn lưu sau bão, sớm lên phương án ứng phó với cơn bão số 13
- ·Bộ trưởng Văn hóa nhặt tiền lễ cho vào hòm công đức
- ·Công đoàn Viên chức Việt Nam mở hội thi Ý tưởng sáng tạo trong kỷ nguyên mới
- ·Có nên để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận giờ làm thêm?
- ·Nhãn lồng Hưng Yên lên sàn thương mại điện tử trong mùa dịch
- ·CEO Tim Cook của Apple nhận lương “khủng” nhất nước Mỹ
- ·Cận cảnh 4 phương án giải cứu đội bóng Thái Lan đang bị mắc kẹt trong hang động ngập nước
- ·Đột phá về khoa học công nghệ
- ·Hà Nội: Thiệt hại khoảng 16 tỷ đồng từ sự cố và tìm kiếm cứu nạn
- ·Ấn Độ đề xuất nhập khẩu sữa và chân gà Mỹ
- ·Vinpearl công bố chiến lược mở rộng thị trường quốc tế và hợp tác hàng không
- ·BST áo dài xưa đẹp chưa từng thấy
- ·Tổng Giám đốc WHO: Thanh niên cũng có nguy cơ tử vong vì COVID
- ·Quy định giờ làm việc: Nên để địa phương linh hoạt quyết định
- ·Chuyển đổi công nghệ số trong y tế: Cách làm của 'người mở đường'
- ·Quảng Ninh: Nhiều điểm đến hấp dẫn dịp nghỉ lễ 30/4