【tỷ số nhât bản】Lực lượng quản lý thị trường chủ động đấu tranh, nhận diện, xử lý hàng lậu, hàng giả
Lực lượng quản lý thị trường: Cao điểm kiểm tra xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm |
Hàng thật,ựclượngquảnlýthịtrườngchủđộngđấutranhnhậndiệnxửlýhànglậuhànggiảtỷ số nhât bản hàng giả lẫn lộn
Trên thực tế, phương thức, thủ đoạn kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ của các đối tượng ngày càng tinh vi phức tạp. Trong đó, bên cạnh môi trường kinh doanh truyền thống, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT), chuyển phát nhanh… vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn đối với công tác kiểm tra, kiểm soát nắm bắt tình hình, xử lý đối tượng vi phạm của lực lượng chức năng.
Theo lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) - Bộ Công Thương, mỗi năm lực lượng này đã phát hiện và xử lý hàng nghìn vụ việc về thực phẩm không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng lậu… để bình ổn thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Để đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm này đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ và căn cơ hơn, trong đó có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, địa phương và cả người dân và doanh nghiệp.
Điển hình, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 1 hộ kinh doanh phân bón trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang với số tiền 80 triệu đồng với hành vi vi phạm là buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng; tang vật vi phạm có trị giá gần 30 triệu đồng.
Thời gian vừa qua, lực lượng QLTT Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh phụ kiện điện thoại tại địa chỉ 141 Lạc Long Quân, quận Cầu Giấy. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã thu giữ hơn 11.200 sạc điện thoại, máy tính bảng giả mạo nhãn hiệu của một thương hiệu nổi tiếng được bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Lực lượng QLTT triệt phá cơ sở gia công, lắp ráp, sạc điện thoại nhái |
Với những sản phẩm thu được tại cơ sở này, đại diện Cục QLTT Hà Nội thông tin, toàn bộ bo mạch, vỏ sạc dùng để lắp ráp là hàng không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên, các sản phẩm sau khi hoàn chỉnh được cơ sở này bán với giá thấp hơn nhiều so với hàng chính hãng. Chủ hàng bán trực tiếp và trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội.
Không chỉ các mặt hàng tiêu dùng thông thường, nhiều mặt hàng như khẩu trang, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng hay sản phẩm phục vụ công tác phòng chống dịch cũng là “miếng bánh” ngon để các gian thương trục lợi. Thường xuyên có sản phẩm bị làm giả, làm nhái, ông Nguyễn Minh Đức - Trưởng đại diện, Giám đốc Quan hệ và thị trường Chính phủ Công ty Trách nhiệm hữu hạn 3M - cho biết, để ngăn chặn hàng giả, doanh nghiệp đã phối hợp rất chặt chẽ với lực lượng QLTT. Dù vậy, doanh nghiệp cũng rất cần sự đồng hành của cơ quan quản lý nhà nước để phát hiện, xử lý vi phạm.
Theo ông Đức, do sản phẩm trên thị trường bị làm giả rất tinh vi nên cùng với việc phối hợp với cơ quan chức năng, công ty đã sử dụng tem chống hàng giả để giúp người tiêu dùng nhận diện hàng chính hãng.
Ông Đức cũng chia sẻ, chính bản thân cũng rất khó phân biệt được sản phẩm của công ty mình sản xuất ra với sản phẩm làm giả nếu nhìn bằng mắt thường, chỉ có thể nhận biết khi mang sản phẩm đi giám định tại các phòng thí nghiệm. Điều này cho thấy cuộc chiến chống hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ còn rất gian nan và khó khăn.
Vừa qua, Đội QLTT số 1 thuộc Cục QLTT Hà Nội đã thu giữ được một số sản phẩm viên sủi Vitamin BEEROCAC+ tại địa bàn quận Thanh Xuân. Theo kết luận giám định sở hữu công nghiệp của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), sản phẩm này xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ theo Đăng ký quốc tế số 932608 của Bayer Consumer Care AG.
Chủ động kiểm tra, kiểm soát thị trường
Xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt, thời gian qua các lực lượng QLTT, công an, hải quan… đã phối hợp, kiểm tra theo từng chuyên đề, qua đó phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm có quy mô lớn. Để chủ động và đấu tranh hiệu quả hơn, thời gian qua, Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị thành viên tập trung điều tra cơ bản, nắm tình hình theo lĩnh vực, địa bàn quản lý; chủ động xây dựng các biện pháp đấu tranh, nhận diện phương thức, thủ đoạn mới của các đối tượng.
Với mục tiêu cao nhất là bảo vệ thị trường, bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp, ông Chu Xuân Kiên - Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội cho hay, trong bối cảnh người tiêu dùng đang dần chuyển sang mua sắm trên các nền tảng TMĐT, đơn vị sẽ chỉ đạo các đội nghiệp vụ tăng cường phối hợp, kiểm tra, xử lý hành vi lợi dụng hoạt động TMĐT để kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng vi phạm an toàn thực phẩm… Đồng thời, phối hợp kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong xúc tiến thương mại, lợi dụng khuyến mại để trà trộn, đưa vào lưu thông hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc.
Sản phẩm này do Đội QLTT số 1, Cục QLTT Hà Nội thu giữ đầu tháng 4/2022 do có dấu hiệu xâm phạm quyền của nhãn hiệu Bayer Consumer Care AG đã được bảo hộ tại Việt Nam |
Cũng theo Tổng cục QLTT, nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc mua các sản phẩm chính hàng, rõ nguồn gốc xuất xứ; tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng với cơ quan quản lý nhà nước trong ngăn chặn, phát hiện, xử lý các sản phẩm hàng giả, hàng vi phạm, hạn chế mức thấp nhất khả năng lưu thông trên thị trường, lực lượng QLTT đã có những kênh thông tin tiếp nhận thông tin của người tiêu dùng và các bên liên quan thông báo về những vi phạm trên thị trường để kịp thời kiểm tra, xử lý.
Tiêu biểu, đường dây nóng 190088655 của lực lượng trong năm 2021 đã tiếp nhận trên 2.000 cuộc gọi phản ánh, được các đơn vị liên quan xác minh và xử lý nghiêm khi có vi phạm. Không chỉ những thông tin cung cấp trên hệ thống cổng thông tin chính thức, Tổng cục QLTT còn sử dụng những kênh truyền thông trên mạng xã hội như Youtube, TikTok… để hướng dẫn giới thiệu cách nhận biết hàng thật, hàng giả để người tiêu dùng có thể tự nhận biết, tự bảo vệ chính mình.
Song song với công tác kiểm tra, xử lý, lực lượng QLTT cũng chú trọng triển khai tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Trong đó, đơn vị có hoạt động phối hợp với Sở Công Thương ở các địa phương tổ chức ký cam kết với các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật nhằm đảm bảo bình ổn thị trường và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
(责任编辑:La liga)
- ·Tập trung hỗ trợ các địa phương hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021
- ·Ðề nghị tăng cường đấu tranh, trấn áp tội phạm lừa đảo trên mạng xã hội
- ·Mất tiền vì sốt đất ảo sân bay
- ·Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi đạt 36.197 tỷ đồng
- ·Cảnh báo lỗ hổng phần mềm quản trị website cPanel
- ·Cựu chiến binh Định Môn làm theo lời Bác
- ·Hiện tượng sốt đất có tiếp tục xảy ra trong vài tháng tới?
- ·Thủ tướng làm việc với các địa phương Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Tây
- ·Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các doanh nghiệp
- ·Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh: Thực hiện công khai hóa tại điểm giao dịch đạt tỷ lệ gần 100%
- ·Giá vàng hôm nay 15
- ·Đà Nẵng dừng tiếp nhận hồ sơ tại khu vực một cửa các cấp
- ·Việt kiều ở Mỹ lên án âm mưu phá hoại của các phần tử phản động chống phá Việt Nam
- ·Hà Nội cho phép 6 công trình được thi công trong thời gian giãn cách
- ·Kinh nghiệm thuê xe máy chất lượng, giá tốt tại Đà Nẵng
- ·Nhà liền thổ vẫn “sống khoẻ” bất chấp đại dịch
- ·Chủ động phòng bệnh, kiểm soát vận chuyển, giết mổ động vật
- ·Xây sân bay mới: Cần cân nhắc kỹ nguồn lực và hiệu quả đầu tư
- ·Review Bộ đôi trị rạn da tốt cho các mẹ sau sinh
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 7/7: Bắc Bộ có mưa, Trung Bộ tiếp tục nắng nóng