【ti so hom qua】Chưa đặt vấn đề nới lỏng tiền tệ hay gói kích thích
KT-XH vẫn có nhiều điểm sáng
Theưađặtvấnđềnớilỏngtiềntệhaygóikíchthíti so hom quao báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình KT-XH tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2020 xuất hiện nhiều dấu hiệu có ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, cũng như ổn định kinh tế vĩ mô; nhiều chỉ số giảm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, KT-XH vẫn còn nhiều điểm sáng đáng mừng.
Cụ thể, kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ vững, ổn định; giá nhiều nhóm mặt hàng về cơ bản giữ ổn định, hoặc giảm; CPI tháng 2/2020 giảm 0,17% so với tháng trước. Xuất khẩu vẫn tăng trưởng; nhập siêu trong tầm kiểm soát. Xuất khẩu ước đạt 36,9 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ; xuất khẩu của khu vực FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) tăng 0,9% và trong nước tăng 6%.
Mặc dù chịu tác động mạnh của dịch Covid-19 nhưng các ngành công nghiệp vẫn duy trì, ổn định và tiếp tục tăng trưởng khá. Số lượng doanh nghiệp (DN) thành lập mới và số vốn đăng ký tiếp tục đạt mức cao so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, cũng có nhiều chỉ tiêu đã giảm so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do ảnh hưởng của dịch. Vốn FDI thực hiện giảm 5%; vốn FDI đăng ký mới điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài giảm 23,6% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,3% (cùng kỳ tăng 9,3%); vận tải hành khách tăng 3,8% (cùng kỳ tăng 10,2%). Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 và bình quân 2 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước tăng 5,4% và 5,91% - mức tăng cao nhất trong 7 năm qua.
Khu vực dịch vụ là khu vực bị tác động mạnh nhất bởi dịch bệnh, đặc biệt là các nhóm ngành liên quan đến du lịch, vận tải, lưu trú và ăn uống. Lượng khách quốc tế trong tháng 2/2020 chỉ đạt khoảng 1 triệu lượt khách, giảm 49,8% so với tháng trước, giảm 35,8% so với cùng kỳ.
Các gói hỗ trợ phải có hiệu lực ngay
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, Chính phủ kiên định quan điểm sẵn sàng hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ tốt nhất an toàn sức khỏe cho nhân dân, du khách và người nước ngoài ở Việt Nam.
Thủ tướng nêu rõ, ổn định vĩ mô vẫn là yếu tố then chốt, không để vì các lý do khác làm ảnh hưởng đến mục tiêu này. Chúng ta chưa đặt vấn đề nới lỏng chính sách tiền tệ hay đưa ra gói kích thích kinh tế. Các bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị sẵn các kịch bản, phương án và đối sách với tình huống, diễn biến của dịch bệnh Covid-19 và tình hình thế giới, khu vực để không bị động, bất ngờ. Theo dõi chặt chẽ biến động của giá cả, thị trường để góp phần kiểm soát lạm phát. Thủ tướng yêu cầu không tăng giá điện, đẩy mạnh chống buôn lậu, gian lận thương mại, xử lý nghiêm hành vi găm hàng nâng giá.
Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước để ổn định lãi suất, tỷ giá, thị trường ngoại tệ, đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế, nhất là cung ứng tín dụng, đáp ứng yêu cầu sản xuất, không để thiếu vốn tín dụng.
Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành rà soát, khẩn trương đề xuất phương án miễn, giảm, giãn, hoãn, chậm nộp các khoản thuế, phí, lệ phí, trong đó có việc giảm thời gian nộp thuế thu nhập DN, tiền thuê đất, bảo hiểm xã hội.
Hỗ trợ cho các đối tượng bị thiệt hại do dịch Covid-19, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, không phải là bao cấp cho sự yếu kém. Các gói hỗ trợ này phải có hiệu lực ngay đến DN và người dân, không được để lâu, không có cơ chế xin cho, thiếu minh bạch - Thủ tướng yêu cầu.
Dịch Covid-19 khiến du lịch mất 7 tỷ USD
Tại cuộc họp báo thường kỳ sau phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, dịch bệnh đã ảnh hưởng nhiều đến kinh tế Việt Nam, từ điện tử, may mặc, giày da, cơ khí và thiếu hụt nguồn lao động; làm gián đoạn chuỗi cung ứng hay vận chuyển hành khách, giáo dục, du lịch… Dịch lan ra nhiều nước, trong đó có những nước là địa bàn thị trường truyền thống và là đối tác quan trọng của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu. Kết quả là, “lượng khách của khách sạn giảm 60 - 70%, khách du lịch giảm 2 con số. Theo thống kê, ngành du lịch mất khoảng 7 tỷ USD do dịch bệnh” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết.
Trước tình hình này, tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đã thảo luận các giải pháp bảo đảm thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch Covid-19, vừa phát triển KT-XH” để làm sao đạt được thắng lợi kép trong năm 2020 có ý nghĩa quan trọng này. Bên cạnh đó, các thành viên Chính phủ góp ý cho một chỉ thị mới của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đưa ra nhiều giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với dịch Covid-19.
Theo người phát ngôn của Chính phủ, dự thảo chỉ thị của Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương không được chủ quan, lơ là trong chỉ đạo phòng chống dịch; tiếp tục triển khai các giải pháp ứng phó phù hợp, không để rơi vào thế bị động; thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại, sắp xếp, tổ chức lại và phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, hướng tới xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, tăng khả năng chống chịu và thích ứng với các biến động quốc tế.
Dự thảo chỉ thị nêu ra 6 nhóm giải pháp chính về: vốn, tài chính và thúc đẩy thanh toán điện tử; cắt giảm chi phí cho DN; bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất nhập khẩu; tháo gỡ khó khăn, phục hồi, phát triển ngành du lịch; thúc đẩy đầu tư và giải ngân; rà soát, xử lý vướng mắc về lao động, phương án hỗ trợ người lao động bị thôi việc, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong đó, có một số giải pháp cấp bách, cần được khẩn trương thực hiện như: cân đối, đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ (cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí,…; giãn nộp một số loại thuế, phí, lệ phí) đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. |
H.Y
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Ðại tá từ du kích
- ·Việt Nam treasures strategic partnership with New Zealand: PM
- ·Vietnamese, Cambodian naval academies strengthen cooperation
- ·Offending sea map appears in multiple scenes in 'Barbie': Vietnamese film council
- ·Bình Dương đạt nhiều thành tựu, xây dựng quê hương thông minh, hiện đại
- ·Government’s law building session discusses four draft laws
- ·Eighth ASEAN Working Group on Chemicals and Waste meeting opens in Hà Nội
- ·Another suspect in Đắk Lắk terrorist attacks put on special wanted list
- ·Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ bị tin tặc tấn công?
- ·Japan, Việt Nam sign 61b yen ODA loan for post
- ·Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn
- ·USS Ronald Reagan carrier strike group starts five
- ·MoD evaluates UN Peacekeeping operations
- ·Vietnamese, Chinese foreign ministers seek measures to promote bilateral ties
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·Vietnamese, Chinese foreign ministers seek measures to promote bilateral ties
- ·PM attends economic diplomacy promotion conference
- ·Prime Minister calls for ESCAP support in policy making, enforcement
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·Former Deputy PM Vũ Khoan through the eyes of diplomats