【kết quả trận bremen】Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài gần 20 tỷ USD
Gần 2 tỷ USD trong năm 2014
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, lũy kế đến 31-12-2014 đã có 930 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký của các nhà đầu tư Việt Nam là 14,85 tỷ USD, điều chỉnh tăng vốn cho 92 dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 4,93 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư đăng ký (cả cấp mới và tăng thêm) là 19,78 tỷ USD.
Riêng trong năm 2014, mặc dù tình hình kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn song tình hình đầu tư ra nước ngoài vẫn đạt kết quả khả quan.
Trong năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp nhận 153 hồ sơ dự án đầu tư ra nước ngoài, đã cấp mới Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho 109 dự án đầu tư sang 28 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký phía Việt Nam trên 1,047 tỷ USD và điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư cho 22 dự án với tổng vốn tăng thêm đạt 739 triệu USD.
Tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài (gồm cả cấp mới và tăng vốn) của năm 2014 đạt trên 1,78 tỷ USD. Các dự án tập trung chủ yếu vào thị trường Campuchia, Myanmar, Lào, Hoa Kỳ, Singapore.
Trong năm 2014, có 7 dự án đầu tư ra nước ngoài có số vốn trên 50 triệu USD. 7 dự án này đã có số vốn đăng ký 1,261 tỷ USD (trong tổng vốn đăng ký 1,786 tỷ USD), chiếm 70,6% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư Việt Nam năm 2014.
Cục Đầu tư nước ngoài nhận định: Có thể thấy các dự án quy mô lớn tập trung trong các lĩnh vực viễn thông, nông - lâm nghiệp tập trung tại Lào, Campuchia và một số nước thuộc châu Âu, châu Phi, phù hợp với các lĩnh vực và địa bàn ưu tiên đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Đặc biệt, đã có xu hướng đầu tư sang các thị trường mới nổi, nhiều tiềm năng.
Ngoài ra, đầu tư ra nước ngoài trong năm 2014 vẫn duy trì tỷ lệ vốn đăng ký ổn định. So với cùng kỳ năm trước, số lượng dự án tăng 10% tuy nhiên tổng vốn đăng ký giảm 10% do các dự án chủ yếu là quy mô nhỏ, tập trung về thương mại, dịch vụ.
Xuất hiện nhiều tên tuổi mới
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tình hình chấp hành pháp luật đầu tư ra nước ngoài được cải thiện, các doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam đã nâng cao ý thức thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài...
Trong tổng vốn đầu tư thực hiện, có một phần đáng kể vốn được thực hiện thông qua việc mua sắm, sử dụng hàng hóa, máy móc, thiết bị, dịch vụ từ trong nước. Điều này góp phần làm tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam ra nước ngoài.
Thời gian qua, bên cạnh dòng vốn đầu tư của nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, đầu tư của khối tư nhân, đặc biệt là của cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp FDI ngày càng tăng. Trong năm 2014, có 12,5% dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp phép là của nhà đầu tư cá nhân, 76% dự án của các công ty tư nhân.
Trong đó, nhiều công ty đã có tên tuổi trong lĩnh vực hoạt động của mình cũng bắt đầu đầu tư ra nước ngoài (FPT, BKAV, Tôn Hoa Sen, Kym Đan, chuyển phát Tín Thành...)
Bên cạnh những mặt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong đầu tư ra nước ngoài năm 2014. Cục Đầu tư nước ngoài cho biết: Một số dự án đầu tư vốn tư nhân không triển khai được hoặc chấm dứt trước hạn, một số dự án sử dụng vốn nhà nước chậm tiến độ do những biến động của môi trường đầu tư, thời điểm đầu tư, do kinh doanh thua lỗ, không hiệu quả...
"Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư sau khi được cấp phép xong thay đổi địa chỉ, điện thoại liên hệ khiến cơ quản quản lý không thể liên hệ được. Điều này dẫn đến việc cơ quản quản lý không thể nắm bắt và theo dõi tình hình hoạt động thực chất của dự án" - Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế là do sự khác biệt về thị trường, rào cản ngôn ngữ, văn hóa, thủ tục pháp lý, biến động kinh tế, chính trị tại địa bàn đầu tư và việc không lường hết các rủi ro tiềm ẩn... Đó tiếp tục là các rào cản khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn trong việc triển khai dự án tại nước ngoài trong khi doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm và khả năng cạnh tranh tại thị trường khu vực và quốc tế.
Theo Báo Hải Quan
Thăm quan căn hộ đẳng cấp của ca sĩ Cẩm Ly(责任编辑:Cúp C1)
- ·Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- ·Vì sao nên xem nhà vào mùa mưa lũ?
- ·Hơn 20.000 doanh nghiệp được thành lập mới sau mỗi tháng
- ·Giá vàng hôm nay 1/11: Nhà đầu tư chốt lời giá đỉnh, vàng lao dốc
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·ĐBQH: Dự án, công trình 'đắp chiếu' làm lãng phí niềm tin của nhân dân
- ·Đặt cọc trước 3 tháng vẫn bị chủ nhà 'lật kèo' đòi tăng giá 1 tỷ đồng
- ·Chuyển đổi số nông nghiệp Cà Mau: Tạo đà phát triển nông thôn, thu hút đầu tư
- ·Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới
- ·Thủ tướng: Giá điện không được 'giật cục', xem xét nhập khẩu từ Trung Quốc
- ·Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- ·Giá cà phê hôm nay 1/11: Trong nước tăng trở lại, thế giới tiếp đà giảm
- ·Chuyển đổi số nông nghiệp Cà Mau: Tạo đà phát triển nông thôn, thu hút đầu tư
- ·Lãi kép: Con dao hai lưỡi?
- ·Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
- ·Giá xăng dầu hôm nay 1/11: Tiếp tục đi lên
- ·Giá cà phê hôm nay 2/11: Đồng loạt giảm
- ·TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
- ·Samsung ra tai nghe không dây, không phụ thuộc điện thoại
- ·Chưa phát hiện nho sữa Trung Quốc tồn dư chất độc hại tại Việt Nam