【livescore nhanh nhất】Thay đổi thói quen dùng tiền mặt của người dân: Không thể nóng vội
Đứng ở góc độ nhà quản lý trong lĩnh vực ngân hàng,đổithóiquendùngtiềnmặtcủangườidânKhôngthểnóngvộlivescore nhanh nhất ông có đánh giá thế nào về sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam?
Từ năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt. Đến năm 2016, Nghị định này đã được sửa đổi, bổ sung một số điều với Nghị định 80/2016/NĐ-CP, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2016. Có thể nói, tác động lớn nhất và được đánh giá cao nhất của Nghị định 101 là yếu tố pháp lý. Theo đó, Nghị định đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn bộ nền kinh tế. Nghị định đã quy định cụ thể về đối tượng thanh toán không dùng tiền mặt, các tổ chức được phép cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; quy định về các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; quy định về việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán, về tổ chức – vận hành hệ thống thanh toán quốc gia. Từ hành lang pháp lý này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên tham gia mạnh mẽ vào hệ thống thanh toán phát triển, bao gồm DN, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là các tổ chức tín dụng và người dân. Trong hệ thống thanh toán này, NHNN đóng vai trò quản lý và vận hành hệ thống thanh toán quốc gia (hệ thống điện tử liên ngân hàng).
Về mặt kinh tế, tác động của Nghị định 101 thể hiện ở 3 phương diện. Thứ nhất, Nghị định đã giúp hình thành hệ thống thanh toán hiện đại, tiên tiến. Trong đó hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng cho phép kết nối thanh toán trong toàn hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng chứ không phải từng tổ chức tín dụng đơn lẻ. Ngoài ra còn thực hiện bù trừ điện tử liên ngân hàng, bỏ hẳn các hình thức thanh toán thủ công như trước đây. Từ đó mang lại nhiều lợi ích lớn cho các DN và cho chính các tổ chức tín dụng như nhanh chóng, chính xác, kịp thời… Thứ hai, Nghị định đã tạo điều kiện phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế với nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại. Thứ ba, là hiệu quả về mặt chính sách. Nghị định đã tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Với việc thanh toán, chuyển tiền nhanh đã đẩy tốc độ tuần hoàn, chu chuyển, quay vòng của đồng vốn được nhanh và hiệu quả hơn.
Trên thực tế tại địa bàn TP.HCM, sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của dịch vụ tài khoản cá nhân, dịch vụ thẻ đã cho thấy hiệu quả và tính khả thi, tính thực tiễn mà Nghị định 101 đã mang lại. Cụ thể, tại thành phố đã có hơn 10 triệu thẻ được phát hành (bình quân 1 người/thẻ); Hệ thống máy ATM trên địa bàn thành phố cũng lên tới trên 4.200 máy của hơn 15 thương hiệu ngân hàng và các máy này đã được kết nối liên thông; cùng với đó là 34.500 máy POS và hơn 18.000 điểm chấp nhận thẻ. Tốc độ tăng trưởng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ cũng ngày càng cao, đạt bình quân 22%/năm.
Ông có thể phân tích cụ thể hơn về lợi ích của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay?
Đối với DN, người dân và khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, lợi ích lớn nhất đó là hiệu quả kinh tế mang lại, bao gồm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí vận chuyển, giao dịch và không bị rủi ro do có tính an toàn cao. Theo số liệu thống kê của NHNN, nếu trong giai đoạn 2010 trở về trước, tỷ trọng tiền mặt chiếm 20-21% trong tổng phương tiện thanh toán thì sau quá trình triển khai quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, tỷ trọng này hiện nay đã giảm xuống mức 11-12%. Có thể thấy, việc giảm được tỷ lệ này là nỗ lực của Chính phủ, của NHNN, cơ quan chủ trì chỉ đạo và triển khai Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011-2015. Cụ thể, nhiều thông tư đã được ban hành về trang bị, lắp đặt, quản lý, vận hành, đảm bảo an toàn, bảo mật đối với hoạt động của máy ATM; biểu phí dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ trung gian thanh toán và thông tư về mở và sử dụng tài khoản thanh toán.
Ngoài ra, hiệu quả kinh tế của việc thanh toán không dùng tiền mặt còn thể hiện ở việc các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng đi vào chiều sâu. Nếu như trước đây, phần lớn các khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng để rút tiền mặt thì hiện nay, ý thức của người sử dụng thẻ đã có những chuyển biến tích cực hơn, chuyển sang sử dụng nhiều hơn cho thanh toán tiền điện, nước, viễn thông, bảo hiểm, phí giao thông…
Người sử dụng thẻ đã có những chuyển biến tích cực hơn, chuyển sang sử dụng nhiều hơn cho thanh toán tiền điện, nước, viễn thông, bảo hiểm, phí giao thông… Ảnh: S.T. |
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn khá nhiều người có thói quen sử dụng tiền mặt trong các giao dịch, nguyên nhân của tình trạng này là gì, thưa ông?
Theo tôi, nguyên nhân trước tiên là việc muốn thanh toán không dùng tiền mặt thì phải có tài khoản ở ngân hàng và tài khoản đó phải có tiền. Mà ở Việt Nam, tỷ lệ người dân sống ở nông thôn cao (khoảng 70%), do đó những người có tài khoản ở ngân hàng chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức được trả lương qua tài khoản theo Chỉ thị 20/2007 của Chính phủ và người dân sống ở các đô thị. Còn người dân ở vùng nông thôn thì khó mở tài khoản. Thêm vào đó, nơi chấp nhận các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng chủ yếu tập trung ở các khu đô thị. Thói quen sử dụng tiền mặt chưa thể thay đổi nhanh chóng trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, việc tốn phí khi thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm phí chuyển tiền, phí làm thẻ… cũng là cản trở lớn khiến nhiều người ngần ngại khi sử dụng hình thức này.
Vậy có giải pháp gì để cải thiện vấn đề này không, thưa ông?
Thanh toán không dùng tiền mặt là hoạt động ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và chịu tác động lớn của sự phát triển công nghệ thông tin. Đến nay có thể khẳng định, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật công nghệ mà cốt lõi là hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do NHNN quản lý, vận hành cùng với trình độ ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng (các tổ chức tín dụng đều ứng dụng và phát triển ngân hàng điện tử, ngân hàng lõi core banking) đều rất tốt. Tất cả yếu tố trên cho phép cung cấp các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tốt nhất cho khách hàng một cách nhanh chóng, tiện ích, an toàn và bảo mật.
Tuy nhiên, để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ mà trước mắt có 3 giải pháp. Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện và đồng bộ hóa các hành lang pháp lý, giám sát, tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo an toàn, an ninh, ổn định trong hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử ở Việt Nam. Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện và phát triển các hệ thống thanh toán, duy trì họat động thông suốt, hiệu quả hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, phát triển trung tâm chuyển mạch thẻ. Cùng với đó, cần tiếp tục nâng cấp, phát triển hệ thống thanh toán nội bộ của từng ngân hàng thương mại. Một vấn đề nữa đó là cần tạo sự chuyển biến rõ nét bằng việc tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có giá trị gia tăng cao cho khách hàng. Từ đó mới lôi kéo người dân, DN tham gia sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Xin cảm ơn ông!
ThS. Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán - NHNN: Theo định hướng của NHNN, trong giai đoạn 2016-2020, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế và hội nhập quốc tế, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng thế hệ mới sẽ được đẩy mạnh đầu tư cùng với hoàn thiện chức năng vận hành và xử lý theo các chuẩn mực quốc tế. Cụ thể, chuyển đổi từ mô hình xử lý phân tán sang mô hình xử lý tập trung tại một Trung tâm thanh toán quốc gia, thực hiện quyết toán liên ngân hàng tập trung qua một tài khoản mở tại NHNN. Cùng với đó, NHNN cũng hiện đại hóa hệ thống thanh toán giá trị thấp, nâng cao chất lượng phục vụ cho các thành viên, tăng tốc độ xử lý và tăng số phiên bù trừ, đảm bảo hiệu quả cho việc chu chuyển vốn liên ngân hàng. NHNN cũng sẽ thực hiện lộ trình thích hợp, từng bước chuyển đổi mô hình tổ chức, vận hành và quản lý hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa cung ứng dịch vụ công tại một đơn vị độc lập dưới sự quản lý trực tiếp của NHNN để đảm bảo tính tự chủ, tăng cường hiệu quả hoạt động và đáp ứng được nhu cầu liên tục đổi mới. Chuyên gia kinh tế Bùi Quang Tín: Đối với các DN, cản trở lớn nhất trong việc sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử chính là sự lo ngại về độ an toàn. Thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ tiền trong tài khoản bỗng dưng biến mất nên các DN vẫn muốn rút tiền ra khỏi tài khoản và nộp tiền mặt. Theo đó, ngành ngân hàng cần nâng cấp hạ tầng công nghệ để nâng cao độ tin cậy cho khách hàng. Song song đó, hạ tầng công nghệ của cơ quan thuế, cơ quan Hải quan cũng cần nâng cấp để việc khai báo và nộp thuế được đơn giản, thuận tiện hơn. |
(责任编辑:La liga)
- ·Cuộc tình chao đảo của Lã Thị Kim Oanh
- ·TPHCM nhiều khó khăn trong dạy học trực tuyến mùa dịch
- ·Sơn La: Phạt nhà thuốc vi phạm quy định hành nghề dược 16 triệu đồng
- ·Tưng bừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
- ·Họp mặt trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo mừng Đảng mừng Xuân Quý Mão 2023
- ·Từ 29/4, các loại hình vận tải sẽ triển khai thế nào?
- ·Tham vọng quân sự của Trung Quốc
- ·1.000 người châu Âu bị mất tích sau trận động đất kinh hoàng ở Nepal
- ·Các mẫu trà được tin dùng nhiều tết năm nay
- ·Người Hà Nội lội ruộng mót lúa ngâm nước sau bão Yagi
- ·Xem rồng phun hoa trên đường Nguyễn Huệ
- ·Chấn chỉnh việc tuân thủ quy trình an toàn giao thông đường sắt
- ·Bán 100% vốn sân bay Phú Quốc và sảnh E, nhà ga T1
- ·Quan chức NATO muốn liên minh thay đổi để đối phó với Nga
- ·20+ Thiết kế mẫu in túi giấy đựng quà đẹp và ấn tượng
- ·Chỉ 3% người bị đòi hối lộ dám tố cáo hành vi tham nhũng
- ·Việt Nam có thể tăng trưởng nhanh nhất châu Á
- ·An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác của công ty xuất nhập khẩu
- ·Những phần quà tết ấm lòng người ở trọ
- ·TPHCM bến xe không tăng giá vé, đủ xe phục vụ khách dịp lễ 30/4