【kq valladolid】Các ngân hàng tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém được nới thêm “room” tín dụng
Các ngân hàng tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém được nới thêm “room” tín dụng
Ngân hàng Nhà nước vừa cấp thêm hạn mức tín dụng (room) cho bốn ngân hàng đã tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là VPB,roomkq valladolid HDB, MBB và VCB. Theo ước tính của VnDirect, sau đợt điều chỉnh này, sẽ có thêm khoảng 83,5 nghìn tỷ đồng được đưa vào nền kinh tế.
Nới room tín dụng cho 4 ngân hàng
Trong báo cáo mới phát hành hành, Chứng khoán VnDirectcho biết 4 ngân hàng TMCP gồm có VPBank, HDBank, MB và Vietcombank đã được điều chỉnh thêm hạn mức tín dụngcho năm 2022. Đáng chú ý, đây là các ngân hàng đã tham gia cơ cấu lại các tổ chức tài chính yếu kém theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Trong đó VPBankđược tăng thêm đến 11,5%, nâng tổng hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2022 của VPB lên mức 27,2% - cao hơn dự báo trước đây là 23% và cao hơn năm ngoái là 20,2%.
HDBank được tăng thêm room với tỉ lệ 5,1%. Như vậy năm nay HDBank có khả năng được tăng tín dụng đến 23,5%. MBBank được tăng thêm 5% hạn mức tín dụng, đưa tổng hạn mức được cấp đến thời điểm này lên đến 23,2%.
Riêng Vietcombank chỉ được cấp thêm hạn mức tín dụng với tỉ lệ 0,9%, đưa hạn mức tăng trưởng tín dụng cả năm của ngân hàng này lên mức 18,6%.
Đây cũng là bốn ngân hàng có hạn mức tín dụng cao nhất hệ thống tính đến thời điểm này. Trong khi những ngân hàng còn lại chỉ được cấp với hạn mức từ 10 - 15%/năm.
Nếu tính theo con số tuyệt đối thì VPBank được cho vay thêm gần 45.000 tỉ đồng, MBBank thêm 20.000 tỉ đồng, HDBank xấp xỉ 11.000 tỉ đồng, còn Vietcombank được thêm hạn mức 9.000 tỉ đồng.
Theo tính toán của nhóm phân tích, sau đợt điều chỉnh này, sẽ có thêm khoảng 83,5 nghìn tỷ đồng được đưa vào nền kinh tế. Đồng thời, tính đến thời điểm hiện tại, hạn mức tăng trưởng tín dụng của 18 ngân hàng (chiếm khoảng 80% tín dụng hệ thống) đạt khoảng 13,6%.
"Đây là động thái phân bổ lại hạn mức tín dụng giữa các ngân hàng thương mại và mục tiêu 14% của Ngân hàng Nhà nước vẫn được duy trì", nhóm nghiên cứu tại VNDirect nhấn mạnh.
Nhóm phân tích ước tính VPBank (chỉ tính riêng ngân hàng mẹ) nhiều khả năng sẽ đạt mức tăng trưởng tín dụng là 27,2% - cao hơn dự báo trước đó là 23% và cao hơn năm ngoái là 20,2%. HDBank và MB dự báo sẽ ghi nhận tăng trưởng tín dụng lần lượt là 23,5% và 23,2% - cao hơn ước tính trước đó là 20%.
Trước đợt nới room trên, hồi trung tuần tháng 9/2022, Ngân hàng Nhà nước cũng đã điều chỉnh hạn mức tín dụng cho nhiều ngân hàng.
Cụ thể, VnDirect cho biết có khoảng 18 ngân hàng thương mại đã được NHNN nới hạn mức tăng trưởng tín dụng. Nhìn chung, trong đợt cấp tín dụng này, NHNN đã ưu tiên các NHTM có cơ cấu tín dụng lành mạnh (tỷ trọng cho vay các phân khúc rủi ro như bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp thấp và/hoặc tỷ trọng cho vay bán lẻ cao), tham gia cơ cấu lại các tổ chức tài chính yếu kém, chất lượng tài sản lành mạnh và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cao - đơn cử như MB, HDBank, VIB, Agribank...
Kiên định mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14%
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong bối cảnh khó khăn, thách thức hiện nay, để đạt được mục tiêu chung là góp phần ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ phục hồi, tăng trưởng kinh tế, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, có sự giải thích, hướng dẫn thống nhất trong quá trình triển khai.
Trong đó, công tác điều hành tín dụng của NHNN nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh và đặc biệt giữ chân dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Hoạt động truyền thông cần đẩy mạnh giải thích cho dư luận về các giải pháp của NHNN để kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống.
"Việc kiên định mục tiêu tín dụng, kiểm soát tác động của lạm phát, vừa kiểm soát kỳ vọng vừa thực hiện nhiệm vụ ổn định tỷ giá nên tất cả công cụ điều hành chính sách tiền tệ của NHNN phải đảm bảo sự nhất quán. Vừa rồi, NHNN phải điều chỉnh tăng lãi suất, trước đó bị áp lực điều chỉnh tín dụng 15-16%, sau nếu Cục dữ trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) tăng lãi suất, kỳ vọng lãi suất tăng lên nên rõ ràng vừa rồi NHNN đã kiên định điều hành chính sách đúng và trúng, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định.
Thực tế, NHNN đã điều hành tốt chính sách tín dụng cho nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường kinh doanh và đặc biệt 'giữ chân' dòng vốn đầu tư nước ngoài. Qua đó cho thấy, Chính phủ, các bộ, ngành, NHTW đã có các giải pháp, cách thức điều hành tin tưởng.
Bất kể trong hoàn cảnh nào, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, NHNN luôn đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống lên hàng đầu vì nếu như lạm phát không được kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ người dân nhất là những người dân còn khó khăn nên phải kiên định mục tiêu.
Quan trọng nhất, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đề nghị, NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố, các tổ chức tín dụng tăng cường kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, tổ chức các hội nghị để giải thích rõ với doanh nghiệp, nếu không ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, lãi suất, tỷ giá, doanh nghiệp sẽ là những người gặp khó khăn khi thị trường biến động.
Đồng thời, giải thích rõ với doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn hoặc có trường hợp cho vay sẽ khiến ngân hàng chạm ngưỡng tỷ lệ an toàn, không nên "đổ" hết cho room tín dụng…
Liên quan đến room trưởng tín dụng, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng lưu ý, từ đầu năm, NHNN đã định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm 14%, có điều chỉnh theo thực tế.
Điều hành tín dụng là công cụ rất quan trọng để vừa tập trung kiểm soát lạm phát cả năm nay và năm sau. Năm nay hoàn toàn có thể kiểm soát lạm phát bình quân dưới 4% nhưng hiện nay chỉ số lạm phát cơ bản tăng mạnh, lạm phát cơ bản tháng 8 so với cùng kỳ hơn 3%, tháng 9 có thể 3,6% so với cùng kỳ.
Từ đầu năm, lạm phát được đánh giá chủ yếu có nguyên nhân do cầu kéo, chi phí đẩy, nhưng hiện tại kỳ vọng lạm phát đang ở mức rất cao.
Do vậy, tất cả các công cụ chính sách của NHNN phải đảm bảo sự nhất quán; việc kiên định mục tiêu tín dụng vừa kiểm soát tác động lạm phát thực tế vừa kiểm soát kỳ vọng đồng thời ổn định tỷ giá.
- ·Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- ·Nhiều điểm mới cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tại Cà Mau
- ·Cách ly vì cộng đồng
- ·Cấp giấy phép được sử dụng 1 lần cho người dân đến ngân hàng giao dịch
- ·Trưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCM
- ·Mất an toàn từ điện chia hơi
- ·Sức vươn ở một ngôi trường
- ·Tăng tốc xây dựng nông thôn mới
- ·Cục Thuế Cao Bằng triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, phấn đấu thu vượt dự toán năm 2025
- ·200 lượt người dân được khám bệnh, phát thuốc miễn phí
- ·Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
- ·Chắp cánh ước mơ học đường
- ·Thiếu trầm trọng nguồn máu dự trữ
- ·UN staff officer training course opens in Hà Nội
- ·Lần đầu tiên giới khoa học xác định được khối lượng một ngôi sao
- ·Xếp lương đối với cán bộ cấp xã
- ·Thân thương nghề xưa cũ
- ·Hỗ trợ gia đình đoàn viên bị tử vong do tai nạn giao thông
- ·Bão Saola ở phía Đông Bắc đảo Lu
- ·Những món quà ý nghĩa
- Vinamilk sản xuất sữa A2 đầu tiên tại Việt Nam
- Xuất khẩu ống thép Hòa Phát tăng trưởng trên 60%
- Bộ Công Thương yêu cầu kiểm tra các DN có mô hình kinh doanh như Mumuso
- Xiaomi có thêm nhà phân phối tại Việt Nam
- CES 2022 và các sản phẩm công nghệ nổi bật nhất
- Sabibeco sáp nhập công ty thành viên để hoạt động theo mô hình tập đoàn
- Dịch vụ hàng không: Bánh ngon ai cũng muốn có phần
- “Siêu ủy ban” sẽ quản vốn nhà nước như thế nào?
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị tổng kết khối báo chí
- Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2025