【u21 hà lan】Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp: Trong không gian hẹp cần sự sáng tạo
Cửa hẹp
Trong những năm qua,ínhsáchhỗtrợdoanhnghiệpTrongkhônggianhẹpcầnsựsángtạu21 hà lan các DN ngành giấy liên tục gặp khó khăn với lượng hàng XK ít ỏi, tiêu thụ giấy trong nước bị lép vế bởi các nhãn hiệu ngoại nhập. Ông Hoàng Minh Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và XNK tổng hợp Tiến Thành chia sẻ, do có nguồn lực tài chính yếu, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn nên DN giấy trong nước đang chịu lép vế trước các DN lớn hoặc DN có vốn đầu tư nước ngoài, nhiều DN rơi vào tình trạng đang hoạt động cầm chừng. Đối với các DN ngành chế biến gỗ, mặc dù những năm qua đã nhận được sự hỗ trợ tối đa từ Nhà nước, giúp kim ngạch XK gia tăng, số lượng DN lên tới gần 4.000 DN và 340 làng nghề, song khi bước vào hội nhập, ngành này cũng đã và đang vấp phải nhiều khó khăn.
Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia tại Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI) đã chỉ ra các rủi ro đáng kể nhất mà ngành chế biến gỗ gặp phải. Đó là các rủi ro liên quan tới: Tính hợp pháp của nguyên liệu, việc thiếu hệ thống kiếm soát chuỗi cung ứng, việc bảo đảm tuân thủ pháp luật về lao động, sự thiếu hiểu biết về quy định của các thị trường XK. Đây cũng là “nỗi lòng” của đại đa số DN nhỏ và vừa trong lĩnh vực chế biến, sản xuất. Vì thế, các DN này mong muốn Nhà nước có thêm những biện pháp hỗ trợ với những cơ chế hợp lý, tạo điều kiện để DN tăng khả năng cạnh tranh, cải thiện đầu tư.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, với các cam kết từ WTO cho đến các FTA thế hệ mới, không gian chính sách để hỗ trợ DN trong nước đã bị thu hẹp rất nhiều, đặc biệt là không gian cho các ngành sản xuất, công nghiệp. Mặc dù biết các DN ngành này có khó khăn, nhưng chúng ta không thể bảo hộ bằng thuế NK, trợ cấp XNK hay những biện pháp trợ cấp cá biệt khác; chúng ta cũng không thể bảo vệ bằng cách ưu tiên DN trong nước, không ưu tiên DN nước ngoài… Đây là những biện pháp trái với quy định đã cam kết của WTO cũng như các FTA.
Tìm phương pháp
Việc tham gia vào các FTA một mặt đem lại cơ hội rộng mở, mặt khác cũng đặt ra nhiều rào cản cho các DN. Do đó, bên cạnh tự bản thân các DN phải tìm ra phương án kinh doanh hợp lý, lựa chọn thị trường, đối tác làm việc thì cũng cần sự hỗ trợ hợp lý từ các cơ quan Nhà nước.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang cho rằng, không gian chính sách dù bị thu hẹp nhưng vẫn còn nhiều biện pháp khác có thể áp dụng mà vẫn đảm bảo tuân thủ quy tắc, quy định trong các FTA. Tiêu biểu như: trợ cấp liên quan đến đào tạo, nghiên cứu, nâng cao năng lực chuyên môn, trợ cấp về cơ sở hạ tầng và những trợ cấp liên quan đến tư vấn thông tin, nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại… Điều quan trọng là những biện pháp này vẫn phải đảm bảo sự linh hoạt, công bằng theo nguyên tắc kinh tế thị trường. “Tiêu biểu như khó khăn của các DN ngành chế biến gỗ. Những biện pháp về đào tạo, nghiên cứu, thông tin thị trường, cơ sở hạ tầng cho vận chuyển… đều có thể sử dụng được. Thậm chí, nếu việc XK hàng hóa vào các thị trường EU, Hoa Kỳ đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, thì các cơ quan Nhà nước có thể hỗ trợ DN kiểm tra trước xem có đáp ứng được yêu cầu hay không, nếu được thì DN yên tâm XK mà không sợ hàng bị trả về”, bà Trang nói.
Đồng tình với quan điểm nêu trên, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết thêm, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích DN, kể cả người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của Việt Nam để hàng hóa đủ sức cạnh tranh trong nước, DN có thêm nguồn lực để đầu tư, xúc tiến XK. Hơn nữa, Nhà nước nên có chính sách nâng cao năng suất lao động, giúp các DN về chuyển giao công nghệ, đào tạo tay nghề, hiện vẫn chưa có trường đào tạo chuyên sâu nào về nghề chế biến gỗ… Giải quyết được những vấn đề trên, các DN ngành gỗ đã có thêm nhiều động lực để phát triển.
Có thể thấy, trong những năm qua, Chính phủ đã liên tục có những chính sách để hỗ trợ các DN, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với các Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35/NQ-CP, các thủ tục hành chính đã được rút gọn, giúp DN tiết kiệm chi phí, thời gian; chính sách tiền tệ được cải thiện, giảm lãi suất cho vay, giúp DN có thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển; các chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, tạo cơ hội giao thương cho DN… Mới đây nhất, Thủ tướng đã quyết định bổ sung 5,8 tỷ đồng hỗ trợ cho các tổ chức hiệp hội để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DN nhỏ và vừa năm 2016...
Nhìn chung, phương pháp để hỗ trợ các DN phát triển chưa bao giờ là không thể, mà quan trọng là các cơ quan quản lý và doanh nghiệp phải tìm ra được hướng đi hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của DN trong nước cũng như nền kinh tế nói chung. Tận dụng được không gian chính sách cho các ngành kinh tế trong nước sẽ tạo được động lực giúp cho việc ký kết, triển khai các FTA có hiệu quả thực chất.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hiệu ứng tích cực từ công tác Tuyên giáo – Truyền thông ngành Dầu khí
- ·Sắp công khai một số chỉ tiêu quan trọng của ngân hàng
- ·Phát hiện mình là tiểu tam, nữ MC lên kịch bản lật tẩy gã trai đẹp ngoại tình
- ·Người phụ nữ lấy chồng mới vẫn tận tụy chăm sóc chồng cũ đau ốm liệt giường
- ·Nở rộ gói bảo hiểm Covid
- ·Vụ tai nạn nghiệm trọng tại Lâm Đồng: Tập trung cứu chữa nạn nhân
- ·Kho bạc Nhà nước ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin
- ·Kate lộ diện sau thông báo hoàn thành hóa trị
- ·Tổng thống Venezuela bị ‘ám sát’ hụt: Thực chất chỉ là một vụ nổ khí ga bình thường
- ·Lof Kun tập 13: Vắng mặt trong ngày vợ sinh, ông bố 3 con day dứt suốt nhiều năm
- ·Xét xử BS Hoàng Công Lương: Nội dung video quan trọng vừa được tung ra có gì?
- ·Quảng Bình: Quy hoạch bất hợp lý dẫn đến tranh chấp, vi phạm về rừng
- ·Hoàng hậu Camilla được cho đã ngăn Vua Charles III gặp Harry
- ·Điểm 'lạ' ở bão Yagi
- ·Hùng Huỳnh lên ngôi 'Mỹ nam của năm 2024'
- ·Bà Melania giải thích lý do hất tay ông Trump trong chuyến thăm Israel
- ·Thị trấn khốn đốn vì bị đàn vẹt khổng lồ xâm chiếm
- ·Du khách treo lơ lửng trên đu quay cao 74 mét giữa mưa lớn
- ·Tàu hỏa đâm xe bồn khiến 3 người bị thương, giao thông tắc nghẽn
- ·Hà Nội kiến nghị được điều chỉnh dự án sử dụng vốn TPCP