会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh vua phá lưới】Cơ chế khuyến khích ngược tạo ra tâm lý ỷ lại!

【bxh vua phá lưới】Cơ chế khuyến khích ngược tạo ra tâm lý ỷ lại

时间:2025-01-11 10:37:26 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:672次

co che khuyen khich nguoc tao ra tam ly y lai

Thưa ông,ơchếkhuyếnkhíchngượctạoratâmlýỷlạbxh vua phá lưới thời gian qua liên tiếp nhiều DNNN lớn làm ăn thua lỗ, gặp khó khăn đã kiến nghị lên Chính phủ, các cơ quan liên quan để xin ưu đãi, hỗ trợ, dù trước đó đã nhận được nhiều nguồn lực từ Nhà nước. Ông đánh giá như thế nào về hiện tượng này?

Đây thực chất không phải là vấn đề mới mẻ, sở dĩ có hiện tượng này là do đã có tiền lệ. Trước đây, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước làm ăn thua lỗ thường đề nghị Chính phủ hỗ trợ và thực tế là đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ. Các DN hiện nay đã nhìn thấy cơ chế rất dễ dàng với DN đi trước, vì thế cứ làm ăn thua lỗ thì lại xin Chính phủ, bởi cơ chế dễ dàng như vậy thì chẳng dại gì DN không xin. Lý do, lập luận DN đã có sẵn và “logic”: Lý do xin ưu đãi là do thua lỗ, lập luận là do những yếu tố khách quan, khi tôi thua lỗ, Nhà nước là chủ đầu tư, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm. Rõ ràng đây là cơ chế khuyến khích ngược, tức là làm ăn thua lỗ lại được thưởng thay vì phải bị trừng phạt. Điều này trái ngược với động cơ khuyến khích phù hợp, đó là DN phải làm ăn có hiệu quả, có tiềm năng phát triển, chỉ vì do cú sốc tạm thời, do khó khăn, thiên tai, địch họa, do bất ổn kinh tế thế giới ảnh hưởng đến lĩnh vực ngành nghề… dẫn đến DN rơi vào khó khăn, thì lúc đó mới có cơ sở để Nhà nước xem xét, cân nhắc hỗ trợ. Còn nếu từ trước đến nay DN đã yếu kém hoàn toàn, không có hiệu quả cũng như sự đóng góp gì cho nền kinh tế cả thì không có cơ sở để xem xét giải cứu cả. Tôi lưu ý ở đây có cơ sở chứ không phải là giải cứu. Việc giải cứu còn phụ thuộc và nhiều yếu tố khác nữa. Chẳng hạn như trường hợp Dự án Gang thép Thái Nguyên (TISCO). Rõ ràng yếu kém của DN là do bản thân DN, chứ không phải do thị trường. Tại sao đều hoạt động trong ngành thép, đều sử dụng công nghệ lò cao để luyện quặng, trong khi một số DN tư nhân lại tăng trưởng cao, còn TISCO lại thua lỗ. Nguyên nhân hiển nhiên là do vấn đề nội tại của anh. Anh không những không được giải cứu mà thậm chí còn phải chịu trách nhiệm với chính kết quả hoạt động yếu kém đó. Chừng nào mà Nhà nước vẫn trực tiếp làm kinh doanh thông qua vai trò của các DNNN như hiện nay thì trục trặc xin –cho này không bao giờ chấm dứt được cả.

Cần ứng xử như thế nào với những đề xuất ưu đãi của các DNNN làm ăn thua lỗ, thưa ông?

Công thức công nghiệp hóa của Hàn Quốc là nguồn lực của Nhà nước + DN tư nhân có tiềm năng + thúc ép thị trường = các tập đoàn có khả năng cạnh tranh quốc tế như hiện nay. Công thức của Việt Nam là nguồn lực của Nhà nước + DNNN không có tiềm năng + ưu đãi, trợ cấp và bảo hộ = các DNNN yếu kém không có khả năng cạnh tranh như hiện nay.

Tương tự, với Trung Quốc, khi gia nhập WTO, quốc gia này đã dùng các điều khoản và cam kết trong khuôn khổ của WTO để thúc ép buộc các DNNN phải nỗ lực cải cách, cải thiện năng suất và hiệu quả để tăng khả năng cạnh tranh. Nhờ đó, sau WTO, Trung Quốc vốn đã là một con hổ nay như được chắp thêm cánh vậy. Trong khi đó, ngược lại, Việt Nam lại tiếp tục có những chính sách nhằm bảo hộ và trợ cấp nhiều hơn cho DNNN. Chính vì thế, Việt Nam vốn dĩ chỉ là một con mèo nhỏ nay còn đeo thêm cục chì ở cổ, đó là những DNNN với những gánh nặng thua lỗ, yếu kém và nợ nần. Thử hỏi làm sao Việt Nam có thể cất cánh được nếu như không mạnh dạn trút bỏ những gánh nặng không đáng có như vậy?

Tôi tin rằng nếu các lãnh đạo chúng ta có tâm, có tầm sẽ biết cách phải ứng xử như thế nào trước các đề nghị giải cứu này. Nếu như các trở lực bên trong quá lớn, hãy đem những cam kết quốc tế ra để nói chuyện với DNNN rằng: Chúng ta đã có cam kết và chúng ta phải tuân thủ. Chính phủ cần lấy sức ép hội nhập để cải cách và để thử thách năng lực của ban quản trị DNNN. Hãy nói với họ rằng nếu các anh không đáp ứng được yêu cầu thì các anh hãy đi ra khỏi đó, chúng ta sẽ thuê các nhà quản trị có chuyên môn để điều hành DN, chúng ta sẽ tạo cơ hội cho khu vực tư nhân tham gia nhiều hơn vào bộ máy quản trị DN bằng việc thúc đẩy nhanh chính sách cổ phần hóa DN.

Ông từng nói cần chấm dứt việc đổ thêm tiền vào những dự án đầu tư không hiệu quả, để chấm dứt việc kêu xin khi thua lỗ. Vậy theo ông, cần chấm dứt bằng cách nào cho hiệu quả?

Tôi nghĩ rằng, trước hết Nhà nước cần tạo sự đồng thuận chính trị về nguyên tắc hoạt động của các DNNN, đó là phải trở nên hiệu quả hơn, nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân. DNNN đã nhận được ưu đãi, hỗ trợ, bảo hộ, giữ vị trí thống lĩnh, độc quyền trong nhiều lĩnh vực ngành nghề mà Nhà nước giới hạn việc tham gia của các DN tư nhân, thì DNNN chỉ có một con đường là phải hiệu quả, phải có năng suất và phải có khả năng cạnh tranh quốc tế. Ngược lại, để xảy ra yếu kém, thua lỗ, thất thoát vốn Nhà nước thì phải chịu trách nhiệm cá nhân. Hiện nay chúng ta chưa hoàn toàn có sự đồng thuận này. Ở đây đó vẫn còn nghe thấy những lời biện hộ, bào chữa cho những yếu kém của DN bằng sự đánh tráo lý do từ chủ quan thành khách quan, từ vấn đề kinh tế thành an sinh xã hội, từ khía cạnh tài chính sang vấn đề an ninh quốc phòng…

Thứ hai, phải áp đặt nguyên tắc tối thượng rằng các lãnh đạo DNNN, các đại diện chủ sở hữu vốn trong các DNNN phải chịu trách nhiệm đầu tiên và cuối cùng về hiệu quả của DN đó. Khi DN xảy ra thua lỗ, thất thoát, kém hiệu quả, họ phải là người đứng ra giải trình, điều trần trước Quốc hội - vì Quốc hội là do dân bầu lên mà dân là chủ sở hữu cuối cùng các tài sản và vốn của DN, chứ không chỉ là báo cáo nội bộ trước bộ chủ quản hay Chính phủ như hiện nay. Cần phải xóa bỏ sự can thiệp vô nguyên tắc, sự lạm dụng trong vai trò là cơ quan chủ quản… để can thiệp vào hoạt động của DN. Bởi nếu như vậy sẽ rất khó để quy trách nhiệm cụ thể cho DN sau này. Những người nào tùy tiện can thiệp vào hoạt động của DNNN sẽ phải chịu trách nhiệm với sự can thiệp của mình, song không thay thế cho vai trò và trách nhiệm của lãnh đạo DNNN.

Thứ ba, hiện nay các DN hoạt động theo kiểu các “hộp đen”, không ai biết điều gì trong đó cả. Các dự án đầu tư do các DNNN làm chủ đầu tư cũng như vậy. Không ai biết được hiệu quả của chúng như thế nào cả. Các thông tin chỉ được báo cáo nội bộ hoặc chỉ đến khi gặp trục trặc không thể cứu vãn buộc phải xin - cho thì dư luận mới biết. Có khả năng còn rất nhiều dự án kém hiệu quả nữa mà dư luận hiện nay vẫn chưa biết. Tình trạng kém minh bạch thông tin này đã tạo cơ hội cho tham nhũng và mối liên hệ “dây mơ rễ má” để hình thành các nhóm lợi ích nhằm bảo vệ cho nhau. Tôi cho rằng cần phải triệt để chấp hành nguyên tắc công khai minh bạch hoạt động của các DNNN, bao gồm cả kết quả tài chính và quản trị một cách thường xuyên liên tục. Khi người dân có nhu cầu thông tin về DN mà không tiếp cận được thì lãnh đạo DN phải chịu trách nhiệm. Phải thể chế hóa được quyền tiếp cận thông tin và vai trò giám sát của người dân đối với DNNN cũng như các dự án do DNNN làm chủ đầu tư. Đồng thời phải có cơ chế truy trách nhiệm cụ thể đối với lãnh đạo DN không chấp hành quy định công bố thông tin. Cần phải áp dụng nghiêm ngặt các nguyên tắc quản trị DN hiện đại của OECD đối với các DNNN ở Việt Nam.

Thứ tư, giải pháp căn cơ và gốc rễ vẫn phải là cổ phần hóa mạnh hơn nữa các DNNN. Cần phải xóa bỏ ngay triết lý “nắm lớn buông nhỏ”, “nắm trọng buông thứ” trong tiến trình cổ phần hóa. Một khi không còn DNNN thì đương nhiên cơ chế xin - cho hiện nay sẽ không có lý gì để tồn tại cả.

Xin cảm ơn ông!

Ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính: Thua lỗ phải tự tái cơ cấu, Nhà nước không bù lỗ, hỗ trợ

co che khuyen khich nguoc tao ra tam ly y lai
“Tôi cho rằng, những DN đã cổ phần hóa hoặc chuẩn bị cổ phần hóa như Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex, Hải Phòng), Công ty TNHH Đạm Ninh Bình… phải hoạt động bình đẳng như các DN ở các thành phần kinh tế khác. Những ưu đãi đầu tư trong quá trình thực hiện dự án đã có rồi. Khi dự án hoàn thành xong phải hoạt động để có doanh thu, để trả nợ vốn vay, trả cổ tức cho phần vốn Nhà nước góp vào. Nếu xảy ra thua lỗ phải tự tái cơ cấu lại, Nhà nước không cần bù lỗ, hỗ trợ nữa. Quan điểm của chúng tôi là lời ăn lỗ chịu. Cổ đông Nhà nước ở những DN đó quản lý không tốt thì phải chịu trách nhiệm, chia sẻ rủi ro. Nếu dự án không hiệu quả phải chấp nhận thoái vốn, bán cho người khác. Bây giờ Nhà nước không thể bỏ tiền ra cứu được. Đây không phải là những DN Nhà nước cần nắm giữ. Nhà nước phải dành tiền để lo cho dân, an sinh xã hội, đời sống cán bộ công chức, nông nghiệp nông thôn, bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc… Nếu cứu những dự án ấy là không đúng. Đầu tư phải hiệu quả, không hiệu quả thì không làm, không có lí do gì, cơ chế gì hỗ trợ”.

T.Hiền (ghi)

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al Jabalain, 19h30 ngày 6/1: Bất ngờ?
  • Tên lửa LRPF Mỹ đang phát triển sẽ thổi bay mọi thứ ở cự ly 500km
  • Tàu ngầm không người lái Surrogat Nga có khả năng giả dạng
  • Tàu lặn SBS 730 vũ khí nguy hiểm bậc nhất Đức bán cho Nga
  • Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al Jabalain, 19h30 ngày 6/1: Bất ngờ?
  • Hệ thống phòng thủ tên lửa A
  • Việt Nam chính thức được trao quyền đăng cai tổ chức EPIF 2017
  • Luân chuyển một số vị trí lãnh đạo thuộc Tổng cục TCĐLCL
推荐内容
  • 'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
  • Kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa lan hồ điệp nở lâu tàn
  • Tên lửa Musudan Triều Tiên phát nổ ngay sau khi phóng
  • Tên lửa Tomahawk Block IV 'siêu thông minh' của Mỹ xuất hiện
  • Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
  • Vũ khí quân sự: Xe tăng Type 10 của Nhật Bản lợi hại