会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi kèo bi】Đằng sau âm mưu kêu gọi hủy bỏ Điều 117, Bộ luật Hình sự!

【soi kèo bi】Đằng sau âm mưu kêu gọi hủy bỏ Điều 117, Bộ luật Hình sự

时间:2025-01-11 03:32:27 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:578次

Các thế lực chống phá tìm cách đánh tráo bản chất các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia,ĐằngsauâmmưukêugọihủybỏĐiềuBộluậtHìnhsựsoi kèo bi từ đó kêu gọi Nhà nước Việt Nam cần “huỷ bỏ Điều 117, Bộ luật Hình sự”.

Pháp luật là sản phẩm của tiến trình phát triển xã hội loài người, phản ánh ý chí của Nhà nước, giai cấp thống trị. Sự xuất hiện của Nhà nước hay nói cách khác là giai cấp cầm quyền cũng chính là nguyên nhân cho sự ra đời của pháp luật, hoạt động quản lý Nhà nước bằng pháp luật dựa trên ý kiến tổng hợp, đóng góp của người dân, từ đó đưa ra các qui định chung điều chỉnh, quản lý xã hội. Như vậy, pháp luật ra đời gắn liền với lợi ích của Nhà nước, quyền lợi chính đáng của những người dân trong xã hội đó. Pháp luật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đại diện cho ý chí, lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, mang lại lợi ích chung cho toàn dân tộc. Thế nhưng, đi ngược lại với lợi ích của đại đa số người dân, các đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước tìm cách tác động, hướng lái, tuyên truyền kêu gọi xóa bỏ một số điều trong Hiến pháp, pháp luật, trong đó có Bộ luật Hình sự (BLHS) nhằm thay đổi bản chất, giá trị; bình luận sai lệch một số điều luật và sự điều hành, quản lý xã hội của Nhà nước, của cơ quan tiến hành tố tụng.

Trước khi diễn ra phiên tòa phúc thẩm xét xử các đối tượng Cấn Thị Thêu (SN 1962, thường trú tại Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội); Trịnh Bá Tư (SN 1989, trú tại Đại Đồng, Ngọc Lương, Yên Thủy, Hòa Bình) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117 BLHS, các đối tượng phản động, chống phá Nhà nước ra sức tuyên truyền, kêu gọi xóa bỏ điều luật này. Không chỉ riêng Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, mà một số đối tượng như Phạm Chí Dũng (SN 1966, quê Đồng Tháp, thường trú tại phường 1, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh), Nguyễn Văn Công Em (SN 1971, cư trú tại Mỹ Thạnh, Giồng Trôm, Bến Tre), Nguyễn Tường Thụy (SN 1950, cư trú tại Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội), Nguyễn Thị Cẩm Thúy (SN 1976, thường trú tại Cam Thành Bắc, Cam Lâm, Khánh Hòa)… cũng đã vi phạm quy định của điều luật trên và cơ quan chức năng đã và đang tiến hành các biện pháp tố tụng theo đúng quy định của pháp luật để xử lý hành vi phạm tội.

Chính vì những “tổn thất” trong hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam, các đối tượng chống đối trong, ngoài nước ra sức đòi yêu sách với đề nghị xóa bỏ Điều 117, BLHS.

Các luận điệu tuyên truyền kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS trong thời gian qua được các đối tượng phản động, chống đối tuyên truyền rộng khắp, đặc biệt là trên không gian mạng xuất hiện nhiều thông tin tuyên truyền, đưa ra các lý lẽ yêu cầu Việt Nam xóa bỏ điều luật này. Điều 117, BLHS quy định: “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung từ Điều 88 BLHS năm 1999 với một số điểm mới về tên điều luật, nội dung điều luật theo hướng qui định cụ thể hơn và mở rộng phạm vi khách quan của tội này. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện BLHS nói chung, Điều 88 của BLHS cũ nói riêng nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn, các mặt khách quan trong công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Trước đó, Điều 88 BLHS năm 1999 cũng là điều luật mà các đối tượng chống phá Nhà nước ra sức tuyên truyền, yêu cầu xóa bỏ. Sau khi điều luật này được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo Điều 117, BLHS 2015 thì các phần tử chống đối cũng không từ bỏ âm mưu, mà tiếp tục “bài ca” kêu gọi xóa bỏ nhằm đạt được âm mưu, ý đồ chống phá Nhà nước với mục tiêu xóa bỏ vai trò cầm quyền, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Liên quan đến hoạt động kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS, Đài RFA (Đài Á Châu Tự do) dẫn lời của Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ) cùng một số đối tượng chống đối trong nước vu cáo rằng Điều 117, BLHS là “mơ hồ, dập tắt tiếng nói trái chiều”.  Trước đó, diễn đàn “Văn Việt” cũng đã đăng tải một bức thư của nhóm hành nghề luật sư ở hải ngoại kêu gọi hủy bỏ Điều 117, BLHS với nội dung qui kết rằng: “Điều 117  vi phạm Hiến pháp và đang sử dụng như là một phương tiện trấn áp nhằm phục vụ cho mục tiêu chính trị dưới danh nghĩa luật pháp quốc gia…”. Đặc biệt, khi “nghe tin” phiên tòa xét xử các bị cáo Cấn Thị Thêu, Phạm Thị Đoan Trang sắp diễn ra, số thành phần bất mãn, chống đối chính trị trong, ngoài nước lại tiếp tục kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS với luận điệu “Điều 117 là hạn chế và cản trở quyền công dân qui định tại điều 25 Hiến pháp…”. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, các đối tượng chống phá Nhà nước không ngừng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền xóa bỏ Điều 117, BLHS để đạt được các mục tiêu, ý đồ phá vỡ quy tắc Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, thúc đẩy hoạt động lợi dụng “quyền tự do ngôn luận” để tuyên truyền chống phá chế độ, tạo tiền đề, điều kiện để chuyển hóa, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vậy, câu hỏi đặt ra, tại sao các đối tượng phản động, chống phá lại kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS?

Kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS, các đối tượng phản động, chống phá nhằm tác động trực tiếp đến nền tư pháp Việt Nam. Các lập luận, quan điểm xóa bỏ Điều 117, BLHS nhằm tạo ra kẽ hở về mặt pháp lý cho các phần tử phản động, chống phá có thời cơ để tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Có thể nói rằng, muốn có cơ hội cho hoạt động tuyên truyền, tán phát các tài liệu chống phá Nhà nước mà không bị các cơ chế pháp lý ràng buộc thì dĩ nhiên các đối tượng cần phải kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS. Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền, kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS cũng là lý do để tuyên truyền, xuyên tạc, hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, vu cáo Việt Nam vi phạm “nhân quyền”, can thiệp vào quyền “tự do ngôn luận” nói lên tiếng nói của công dân. Các hoạt động kêu gọi xóa bỏ điều luật nhằm tạo cơ hội cho các đối tượng chống phá nhà nước tuyên truyền, can thiệp vào các lĩnh vực nhạy cảm của đời sống xã hội của Việt Nam trong vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, những mục tiêu mà các đối tượng phản động, chống đối đặt ra là có thời cơ, điều kiện thuận lợi để tiến tới lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Rõ ràng, mọi hoạt động tuyên truyền, kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS của các đối tượng phản động, chống phá là một đòi hỏi phi lý, đi ngược lại với lợi ích chung của toàn xã hội. Phải khẳng định rằng, Điều 117, BLHS nói riêng, BLHS nói chung được ban hành hoàn toàn hợp hiến, không vi hiến như các đối tượng chống đối vẫn tuyên truyền, xuyên tạc. Việc thảo luận, lấy ý kiến trước khi ban hành điều luật này dựa trên các căn cứ, cơ sở ý kiến đóng góp của các cơ quan, ban, ngành, của toàn xã hội và tuân theo một quy trình rất chặt chẽ, đồng thời nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội, ngoại trừ các đối tượng có mục đích, ý đồ xấu. Các dấu hiệu, hành vi liệt kê trong Điều 117, BLHS đe dọa đến an ninh quốc gia, chế độ và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Vì vậy, việc ban hành điều luật này là hoàn toàn phù hợp với các quy định của Hiến pháp.

Bên cạnh đó, không thể cho rằng Điều 117, BLHS là “bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận”, bởi lẽ trên thực tế ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ và đó cũng là quyền cơ bản của công dân theo qui định của Hiến pháp. Tuy nhiên, ở đây cần phải hiểu rằng, quyền tự do ngôn luận luôn gắn với nghĩa vụ của công dân, gắn với chế độ chính trị của từng quốc gia, do đó cần phải hiểu đúng các qui định về vấn đề này. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng có các giới hạn, quy định riêng về các quyền tự do ngôn luận để phù hợp với đặc thù của chế độ xã hội, tình hình chính trị, văn hóa của các quốc gia đó. Bàn về vấn đề này, năm 1993, Hội nghị quốc tế về quyền con người ở Vienna (Áo), đại diện các quốc gia đã khẳng định: “Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ cập… Trong khi phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc thù dân tộc, khu vực và bối cảnh khác nhau về lịch sử, văn hóa và tôn giáo”…

Các lập luận, viện dẫn các thông tin cho rằng Điều 117, BLHS “bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận” là hoàn toàn không có cơ sở, thiếu căn cứ để ràng buộc. Rõ ràng, đằng sau âm mưu kêu gọi hủy bỏ Điều 117, BLHS của các đối tượng phản động, chống đối nhằm hướng đến mục đích, ý đồ xâm phạm an ninh quốc gia, đe dọa đến sự tồn tại của chế độ, của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Nguyễn Huân (Học viện ANND)

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Thời tiết hôm nay 11/11: Bão Yinxing đổi hướng về Hoàng Sa, miền Trung sắp mưa lớn
  • Thị trường web đen lớn nhất thế giới chính thức bị đánh sập
  • Bitcoin mất 2.400 USD trong vòng 24 giờ
  • Lavifood đầu tư nhà máy chế biến rau quả 100.000 tấn/năm tại Hải Phòng
  • Dự án báo chí của Facebook chính thức tuyên chiến với tin tức giả
  • Bức ảnh động có giá gần 1.000.000 USD
  • Elon Musk: Nếu mua được Twitter, tôi sẽ trả lương cho toàn bộ HĐQT 0 đồng
  • Dân mạng hùa nhau... gỡ bỏ ứng dụng đầu tư chứng khoán
推荐内容
  • Tài xế che biển số, đi lùi trên cao tốc Long Thành
  • VNPT chính thức trở thành nhà tài trợ kim cương cho SEA Games 31
  • Cảng Cát Lái đặt mục tiêu 5 triệu TEU hàng hóa thông qua cảng
  • Katalon hợp tác với Đại học Khoa học tự nhiên và Fulbright đào tạo nhân lực chất lượng cao
  • Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
  • Hình NFT ông Trịnh Văn Quyết được bán với giá gần 17.000 USD