【bong da ty loi】Chủ động dự báo, sẵn sàng với các tình huống hạn
Cuối tháng 3-2017,ủđộngdựbosẵnsngvớicctnhhuốnghạbong da ty loi nước mặn đã tràn về các vùng nội đồng ven biển. Ghi nhận của các địa phương, tình hình xâm nhập mặn năm nay chậm hơn mùa khô năm ngoái. Song theo các nhà khoa học, hạn mặn năm nay không khốc liệt như năm 2016 nhưng cũng thuộc năm hạn mặn nặng vì lượng mưa và lũ năm 2016 là nhỏ. Nhiều địa phương đã sớm tìm giải pháp ứng phó để phòng ngừa với kịch bản “năm nhuần tháng hạn”!
Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang kiểm tra độ mặn tại các cống ngăn mặn ven sông Cái Lớn.
Tại Hậu Giang nơi bị mặn đe dọa từ hai hướng: Biển Đông và Biển Tây, người dân và cán bộ của tỉnh tất bật lo đối phó với xâm nhập mặn. Những ngày này trên sông Cái Lớn - nơi tiếp giáp giữa Kiên Giang và Hậu Giang, lục bình kết bè nghẹt cứng cặp hai bên bờ sông. Đây là dấu hiệu rõ nét khi dòng chảy nước ngọt kiệt, nước mặn từ triều cường biển xâm nhập sâu làm lục bình ứ đọng! Theo ghi nhận của cán bộ Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, độ mặn trên một số tuyến kinh đấu nối với sông Cái Lớn đang lên chậm. Ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, nhấn mạnh: “Dù độ mặn hiện tại còn thấp nhưng chúng tôi yêu cầu ngành nông nghiệp phải theo dõi sát diễn biến. Phải dự báo được tình hình sắp tới để đóng các cống ngăn mặn kịp thời. Có thể nói đây là thời điểm hạn - mặn rình rập, tôi mong cán bộ trong tỉnh sẽ dự phòng hết các tình huống để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại của nông dân”.
Thường lũ nhỏ sẽ kéo theo hạn mặn lớn như là một quy luật tự nhiên. Điều này đã diễn ra trong nhiều năm qua. Nhiều nước xây dựng các đập thủy điện trên dòng Mekong đang tác động tiêu cực đến nguồn nước ngọt cung cấp cho hạ lưu sông Mekong. Việc tìm ra giải pháp thích ứng với hạn - mặn, tạo ra sinh kế bền vững cho người dân trong vùng đang là chủ đề nóng của ĐBSCL. PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường Đại học Cần Thơ), cho rằng: “Thiếu nước vào mùa khô sẽ tác động tiêu cực cho canh tác nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt. Để đối phó với tình trạng khan hiếm nguồn nước ngọt, cần có những giải pháp đồng bộ trước mắt cũng như lâu dài bao gồm tích cực thu trữ nước mưa vào những tháng cuối mùa mưa, nạo vét kênh mương, ao hồ để tăng dung tích trữ nước mưa, nước lũ cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, cần có giải pháp đồng bộ trong sản xuất: Áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước, chọn giống cây trồng chịu hạn, mặn tốt hơn. Theo tôi, ĐBSCL đang có dấu hiệu sản xuất dư thừa lúa - gạo. Trong bối cảnh hạn - mặn ngày càng khốc liệt, cần thiết phải xem xét lại chính sách sản xuất lúa theo hướng giảm diện tích ở các tỉnh ven biển. Quy hoạch phân vùng canh tác hợp lý trên cơ sở nguồn tài nguyên nước. Kiên trì biện pháp ngoại giao nguồn nước đối với các nước thượng nguồn sông Mekong theo hướng chia sẻ lợi ích nguồn nước”.
Ông Tom Kompier, Bí thư thứ nhất về tài nguyên nước và khí hậu, Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, khi tham gia Hội thảo về vấn đề sụt lún ở ĐBSCL thách thức và giải pháp tương lai, ngày 21-3, tại Cần Thơ đã chia sẻ về những tổn thương dễ xảy ra đối với ĐBSCL như: hạn - mặn, kiệt phù sa, sụt lún, nước biển dâng. Ông Tom Kompier khuyến nghị: “ĐBSCL cần có chính sách khai thác hợp lý các vùng: lũ đầu nguồn, vùng trung tâm nước ngọt, vùng duyên hải... Thực tế cho thấy làm lúa 3 vụ/năm không hiệu quả. Có khi làm vụ 3, thu nhập nông dân lại giảm. Trong khi đó, làm lúa 3 vụ/năm đồng nghĩa với việc một diện tích rất lớn đất trồng lúa đã khước từ vai trò tích nước để điều hòa trong mùa hạn - mặn. ĐBSCL cần một chiến lược chặt chẽ đem lại an toàn cho vùng đông dân cư. Cần nhiều bước đi đồng bộ phát triển vùng đầu nguồn hạn chế sử dụng nước ngọt”.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng: Hiện nay chống hạn - mặn rất tốn kém. Cần tương kế để phát triển sản xuất hợp lý thủy sản ở vùng nước lợ. Trong đó, cần đầu tư căn cơ hệ thống thủy lợi cho vùng nuôi thủy sản thay vì lấy các công trình từ trồng lúa lâu nay để ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra đối với người nuôi tôm ở vùng nước lợ, nước mặn...
CAO PHONG
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Agribank Đông Long An: Đưa nguồn vốn hướng vào tam nông
- ·Điểm chuẩn đại học dự báo tăng ở một số khối thi
- ·Đẩy mạnh đánh giá học sinh thường xuyên bằng hình thức trực tuyến
- ·Mua Renault Duster có cơ hội tham gia Giải đua công thức 1 Grand Prix
- ·Bình quân tiền thưởng Tết Nguyên đán Quý Mão gần 13 triệu đồng/người tại TP.HCM
- ·Đừng sợ lái xe đường đèo!
- ·BMW sẽ ra mắt phiên bản điện của Series 3 và X4
- ·Lý giải điểm chuẩn đại học năm 2024 tăng cao ở một số ngành
- ·Bảo hiểm y tế: Chia sẻ gánh nặng với bệnh nhân lao
- ·BMW công bố khuyến mại hè 2016
- ·Việt Nam tổ chức thành công IGM 25
- ·SUV tiết kiệm nhiên liệu Geely Xingyue giá siêu rẻ chỉ 459 triệu
- ·Đây là 5 chiếc xe bán tải tầm giá 600 triệu đáng mua nhất
- ·Porsche 911 GT3 16 tỷ màu độc nhất Việt Nam về tay đại gia Sài Gòn
- ·Doanh nghiệp trong nước tăng cường sản xuất khẩu trang phòng dịch virus corona
- ·Đảm bảo đủ giáo viên đứng lớp, công khai các khoản thu, chi từ đầu năm học
- ·Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tặng khoảng 1.000 tủ sách giáo khoa dùng chung
- ·Phim cách nhiệt ‘giải cứu’ cánh tài xế khi hè đến
- ·Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: 'Phóng viên phải nhạy bén chính trị, đưa thông tin khách quan'
- ·Yamaha Exciter được dân chơi xe độ 32 đèn trợ sáng chói lóa